Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 120 - 125)

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ &QTKD - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

4.3.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường phải đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ một mặt phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời quan tâm đến việc nâng cao trình độ trên chuẩn nhằm xây dựng lực lượng có trình độ sau Đại học ở học vị Tiến sĩ theo quy định của trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh để trường có thể trở thành trường Đại học định hướng ứng dụng.

a. Bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng

Bồi dưỡng phẩm chất công dân, có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên, có lý tưởng. Cụ thể hóa cho nội dung này chính là công tác phát triển cán bộ của nhà trường thành những Đảng viên.

Đảng bộ nhà trường cần tăng cường công tác phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thường xuyên giúp đỡ, mở các lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng để đội ngũ Cán bộ, giảng viên - Đoàn viên có được nhận thức đúng đắn về lý tưởng của Đảng, có động cơ đúng đắn và có sự phấn đấu liên tục để trở thành Đảng viên.

Đảng bộ nhà trường cần chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên - Đảng viên, liên hệ và tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chính trị như nói chuyện thời sự, hội thảo khoa học, tọa đàm về các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Bồi dưỡng cán bộ, giảng viên yêu nghề, có trách nhiệm với nghề, quý trọng đồng nghiệp, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ sinh viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh, nêu cao tấm gương nhà giáo, noi gương “đạo đức Hồ Chí Minh” ở mọi lúc, mọi nơi.

b. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy - Về phía trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh:

+ Cần xây dựng chuẩn giảng viên và có chế tài một cách chi tiết và thông báo rộng rãi đến toàn bộ giảng viên trong trường. Khi và chỉ khi các giảng viên nắm rõ được mục tiêu mà mình cần hướng tới thì tinh thần, hứng thú học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giảng viên mới được chú trọng. Ví dụ: Nhà trường quy định giảng viên phải có B1 trở lên thì các giảng viên sẽ có ý thức trong việc học ngoại ngữ.Không ai, nhất là những người làm trong môi trường giáo dục thích bị đánh giá là không đạt, là yếu kém.

+ Nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho giảng viên được tiếp cận với những kiến thức mới, kiến thức thực tế bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và chuyên sâu để thảo luận những vấn đề mới có liên quan đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Thường xuyên tổ chức dự giờ rút kinh nghiêm một cách nghiêm túc, khoa học trong đội ngũ giảng viên Nhà trường.

+ Xây dựng các chính sách hỗ trợ về thời gian, kinh phí tạo điệu kiện để giảng viên có thể tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

+ Rà soát và tiến hành cử giảng viên tham gia đào tạo trong và ngoài nước phải đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Nhà trường.

- Về phía bộ môn, khoa:

+ Các khoa, tổ bộ môn cần phải có sự phân tích, đánh giá nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong đội ngũ giảng viên để từ đó đề ra nội dung bồi dưỡng phù hợp cho từng đối tượng; đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; kế hoạch cần xác định rõ nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng.

+ Tổ chức các hoạt động tự bồi dưỡng thông qua thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của các bộ môn và các khoa. Phân công giảng viên có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn kèm cặp những giảng viên mới để họ tích lũy được

nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy từ các đồng nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội cập nhật những kiến thức mới mang tính hiện đại. Các hoạt động này được tiến hành bằng nhiều cách như:

* Đề xuất, phân công giảng viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng tập trung với nội dung phù hợp.

* Cử giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng do các Bộ, các Ngành tổ chức nhằm chuyển giao công nghệ, tri thức mới, phương pháp mới để về thông tin, báo cáo lại cho ĐNGV nhà trường.

* Sắp xếp, bố trí thời gian một cách linh hoạt để mọi thành viên trong đơn vị, trong từng bộ phận có thể tham gia tự bồi dưỡng.

- Về phía đội ngũ giảng viên Nhà trường: Theo phân tích tại chương 3 thì các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên có thể hiện qua các yếu tố như: giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy, hoạt động kiểm tra đánh giá người học; công tác chuẩn bị giảng dậy; trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên; tác phong và năng lực giảng viên; học liệu phục vụ giảng dạy việc giảng viên khuyến khích sáng tạo và tư duy của sinh viên. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thì bản thân mỗi giảng viên phải:

+ Nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu và trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của bản thân trong phương pháp giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho sinh viên.

+ Mỗi cá nhân giảng viên cũng phải tự xây dựng cho mình nội dung, kế hoạch học tập, bồi dưỡng hàng năm và tích cực phấn đấu, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra, có như vậy chất lượng đội ngũ giảng viên mới được cải tiến và nâng cao. Việc nâng cao chất lượng giảng viên đòi hỏi phải có sự kết hợp từ nhiều phía: Nhà trường hỗ trợ, tạo động lực và khuyến khích thì bản thân mỗi giảng viên cần phải tự phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có những giải pháp nâng cao và cải thiện. Bản thân giảng viên trì trệ, chậm tiến bộ thì công tác nâng cao chất lượng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

+ Giảng viên cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận với kiến thức thực tế để bài giảng của mình không chỉ còn là những lý thuyết mà là những kiến thức thực hành, thực tế và thiết thực cho sinh viên. Luôn có các phương pháp khuyến khích sự sáng tạo, tư duy cũng như các hoạt động đánh giá người học một cách công bằng, chính xác, để bản thân sinh viên biết được mức độ kiến thức của mình hiện có, qua đó có thể lựa chọn bổ sung các kiến thức phù hợp, giúp họ có kiến thức tốt khi ra trường.

+ Bên cạnh chuyên môn tốt, giảng viên cũng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, tác phong nghề nghiệp, điều này là rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng của mỗi giảng viên.

+ Chuẩn bị tốt và chu đáo các bài giảng, tài liệu, dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy điều đó sẽ giúp giảng viên tự tin khi lên lớp, giúp sinh viên có hứng thú trong các môn học. Làm tốt được những điều này, không chỉ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng học tập của sinh viên mà sẽ nâng cao được vị thế của trường Đại học Kinh tế & QTKD, tạo được giá trị niềm tin cho người học, người sử dụng lao động và các đối tác.

c. Thu hút, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học - Nhà trường cần tuyên truyền, khuyến khích để mỗi giảng viên tự ý thức về việc trau dồi trình độ, tự tìm hiểu và phát huy khả năng để nghiên cứu trong điều kiện khó khăn. Cần tạo ra môi trường làm việc khoa học thuận lợi, ví dụ hằng năm cần có Hội nghị, Hội thảo NCKH để lực lượng nghiên cứu khoa học này trình bày kết quả mới nhất của mình thông qua các poster hoặc các buổi thuyết trình ngắn (2-4 phút). Điều này đã và đang được thực hiện ở một số nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Úc.

- Ngoài việc khuyến khích ĐNGV tham gia đăng ký các đề tài cũng cần áp dụng các biện pháp mang tính bắt buộc như: có thể giao đề tài nghiên cứu khoa học cho từng cá nhân hoặc từng nhóm tác giả (đặc biệt là nhóm giảng viên trẻ) với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các khoa, các bộ môn về thời gian, về phương pháp luận NCKH… Bên cạnh đó, Nhà trường có hình thức nhắc nhở giảng viên trong năm học không có một công trình khoa học nào, nhất là các giảng viên có thâm niên cao hoặc có bằng cấp sau đại học.

- Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và NCKH hướng dẫn các giảng viên trẻ trong việc phát hiện ra những vấn đề khoa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn và định hướng cho họ tiếp tục nghiên cứu giải quyết vấn đề. Từ đó, hướng đến thành lập câu lạc bộ về NCKH trong Nhà trường và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên với nội dung đa dạng và phong phú nhằm thu hút và tạo sự hứng thú cho giảng viên trong việc NCKH.

Việc thành lập câu lạc bộ ngoài việc tạo điều kiện giúp đỡ cho các giảng viên trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm mà Giảng viên ở các bộ môn khác nhau, các khoa khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các công trình, vấn đề liên quan.

- Về công tác quản lý chuyên môn, hội đồng khoa học Nhà trường phải hoạt động nghiêm túc và thật sự có hiệu quả từ khâu định hướng, đăng ký, quản lý đến khâu xét duyệt đề cương, đề tài đến khi nghiệm thu sản phẩm. Phân loại các đề tài Khá, giỏi và loại bỏ những đề tài không đạt hiệu quả nhằm múc đích nâng cao chất lượng đề tài và giám chi phí về tài chính cho các đề tài không mang lại hàm lượng về giá trị khoa học.

- Để nâng cao hiệu quả trong công tác NCKH, trường Đại học Kinh tế &

QTKD cần mở rộng mối quan hệ trong hợp tác quốc tế với các Bộ, ngành để có nhiều dự án NCKH, chuyển giao công nghệ gắn với việc nghiên cứu với việc giải quyết các vấn đề thực tiến đang đặt ra.

- Bên cạnh các hoạt động khuyến khích hay giao nhiệm vụ, trường Đại học Kinh tế & QTKD cần có những chính sách đãi ngộ thích hợp. Ngoài tạo điều kiện về tài chính NCKH thì tăng lượng quy đổi số giờ NCKH của giảng viên thành giờ chuẩn giảng dạy. Việc tăng lượng quy đổi này sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và kích thích, khuyến khích giảng viên chú tâm hơn vào các hoạt động NCKH.

d. Về nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ giảng viên - Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền cho đội ngũ giảng viên về ý thức, trách nhiệm trong việc tự nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.

- Để nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ giảng viên, nhà trường có thể cử giảng viên học tập và nghiên cứu tại nước ngoài. Đặc biệt,

hiện nay Nhà nước có rất nhiều suất học bổng dành cho các giảng viên tại các trường Đại học như Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho giảng viên trong quá trình nâng cao năng lực tin học và ngoại ngữ.

- Nhà trường có thể mở các khóa học ngoại ngữ, tin học cho giảng viên hoặc cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn về ngoại ngữ, tin học của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Đồng thời, Nhà trường có các chính sách hỗ trợ về kinh phí đề tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ. Có chính sách khen thưởng đối với giảng viên có thành tích cao trong học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)