Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên
3.2.1 Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên
& QTKD - Đại học Thái Nguyên
3.2.1.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên
Tổng số lượng Giảng viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh được thống kê như sau:
Bảng 3.1: Số lượng đội ngũ giảng viên, sinh viên và tỷ lệ giữa sinh viên/giảng viên của trường ĐH Kinh tế & QTKD qua các năm
Năm học Số lượng giảng viên
Số lượng sinh viên
Tỷ lệ sinh viên/GV
Năm 2014 341 8.206 24
Năm 2015 349 9.704 27
Năm 2016 348 6.761 19
Nguồn: Phòng Đào tạo, Phòng Công tác HSSV, Trường ĐHKT & QTKD Theo QĐ số 795/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2010, Quyết định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, kiểm tra và xử lý việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã quy định rất rõ để đảm bảo chất lượng đào tạo, các trường ĐH phải có tỉ lệ quy đổi tối đa ở mức 25 sinh viên/giảng viên.
Như vậy, nhìn vào thực tế, số lượng đội ngũ giảng viên trường ĐH Kinh tế & QTKD hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu mà Bộ GD&ĐT đề ra.
Cơ cấu về tuổi đời
Cơ cấu về tuổi đời của đội ngũ cũng liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Hiện nay, cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường được thống kê qua bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên trường ĐH Kinh tế & QTKD
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Dưới 35 tuổi 256 73,56
Từ 35-45 tuổi 72 20,68
Từ 45-55 tuổi 12 3,44
Trên 55 tuổi 8 2,32
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trường ĐH KT&QTKD Trường Đại học Kinh tế & QTKD mới thành lập hơn 10 năm do vậy nhìn vào bảng thống kê ta thấy cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên của nhà trường là trẻ, những giảng viên có độ tuổi dưới 35 tuổi là 256 người, chiếm 73,56%, từ 35-45 là 72 người chiếm 20,68%, độ tuổi từ 45-55 và trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 5,76%. Như vậy ta thấy tỷ lệ giảng viên giữa các độ tuổi không đồng đều, số lượng giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ cao, đây là điều thuận lợi trong tương lai, nhưng điều này cũng bộc lộ khá rõ sự hạn chế trong công tác cán bộ, công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ giảng viên của nhà trường trong thời gian dài. Điều này dẫn đến khi các giảng viên chính, các giảng viên đầu ngành đến tuổi nghỉ hưu thì đội ngũ kế cận có thể chưa đủ khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ mà thế hệ trước để lại. Do vậy, công tác cán bộ, công tác phát triển đội ngũ cần phải được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên trẻ của trường cao (73%), đây sẽ là thế mạnh của trường trong những năm tới, với cơ cấu tuổi như vậy sẽ có nhiều điểm lợi thế ở đội ngũ giảng viên trẻ như: năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, tiếp cận nhanh với những nền tri thức mới, tiên tiến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học do vậy để làm tốt công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thì đòi hỏi những giảng viên trẻ cần không ngừng học tập, nâng cao và bồi dưỡng phát triển, tích luỹ kế thừa kinh nghiệm công tác của các thế hệ, các nhà khoa học.
Bên cạnh đó, điều này cũng đặt ra cho nhà trường nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cần phải được xác định là công tác thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng có khi lại quá trẻ, khi lại quá già, không có sự cân đối giữa các độ tuổi. Nhà trường cần bổ sung về lực lượng hợp lý tránh xáo trộn khi các giảng viên, cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu.
Cơ cấu giới
Cơ cấu giới: Với đặc thù ngành nghề đào tạo, trong trường, tỷ lệ giảng viên nữ (chiếm 74,4%) cao hơn giảng viên nam (25,6%) điển hình là khoa Kế toán, nữ chiếm tỉ lệ rất cao 89,4%, nam chiếm tỉ lệ 10,6%. Tuy nhiên ngược lại cũng có một số khoa, tỷ lệ nam/ nữ khá cân bằng như khoa Quản trị Kinh doanh.
Cơ cấu giới của đội ngũ giảng viên thể hiện rõ trong bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3: Cơ cấu về giới tính đội ngũ giảng viên trường ĐH Kinh tế & QTKD
TT Đơn vị Tổng
số
Giới tính
Nam Tỷ lệ % Nữ Tỷ lệ %
1 Khoa Kinh tế 74 24 32,4 50 67,6
2 Khoa Kế toán 66 7 10,6 59 89,4
3 Khoa Quản trị Kinh doanh 35 15 42,9 20 57,1 4 Khoa Ngân hàng - Tài chính 41 8 19,5 33 80,5 5 Khoa Quản lý - Luật Kinh tế 35 11 31,4 24 68,6 6
Khoa Marketing, Thương mại &
Du lịch 28 5 17,9 23 82,1
7 Khoa Khoa học Cơ bản 69 19 27,5 50 72,5
Cộng: 348 89 25,6 259 74,4
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trường ĐH Kinh tế&QTKD
Qua số liệu trên ta thấy được sự mất cần bằng tỷ lệ về giới tính giữa nam và nữ trong nhà trường. Tỷ lệ nữ giới chiếm 74,4%; Tỷ lệ nam giới chiếm 25,6%. Lượng lớn giảng viên ngành này là nữ giới cho nên tỷ lệ nữ tăng cao gây mất cân bằng về giới tính. Đây cũng là một hiện trạng khá phổ biến trong các trường đại học hiện nay. Nhà trường cần phát huy hơn nữa trong công tác tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên để đảm bảo phát huy được thế mạnh của trường.
Do thiên chức làm vợ, làm mẹ đã khiến phụ nữ phải dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dạy con, khiến cho sự đầu tư cho công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ sẽ bị hạn chế. Trong công tác đứng lớp, cố vấn học tập và công tác chuyên môn, với đức tính chu đáo, cẩn thận, giảng viên nữ thường làm tốt hơn nam giới, đây là điểm mạnh của giảng viên nữ trong trường.
Vì thế trong công tác quản lý nhằm nâng cao công tác đội ngũ giảng viên, nhà trường cần quan tâm chú ý đến những điều kiện khả năng của giới để động viên, khuyến khích giúp họ khắc phục được những khó khăn để ngày càng vươn lên hơn nữa.
3.2.1.2. Thể lực của đội ngũ giảng viên
Thể lực con người là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của tổ chức. Đối với các trường đại học mới thành lập, số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên là yếu tố cơ bản khẳng định chất lượng của trường. Sức khỏe là một trong những yếu tố tạo nên năng lực của đội ngũ giảng viên. Vì năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sức khỏe biểu thị khả năng chịu đựng áp lực khi bị ngoại cảnh tác động, đó là lòng kiên nhẫn, sức bền, độ dẻo dai trong công việc, sức sáng tạo, yếu tố tâm lý trước sự việc cần xử lý. Sức khỏe có tốt thì trí tuệ mới minh mẫn, mới có sức mạnh và bản lĩnh khôn khéo, bình tĩnh để khi đối mặt với những tình huống khó khăn phức tạp không bị dao động. Do đặc thù của hoạt động giảng dạy và phục vụ giảng dạy.
Nếu đội ngũ giảng viên có đủ đức tài nhưng sức khỏe không đảm bảo thì cũng
gặp nhiều khó khăn trước những sự kiện thực tế đang xảy ra, không thể làm việc soạn bài giảng, tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đánh giá tiêu chí về thể lực là xem xét đội ngũ giảng viên đó có đảm bảo yêu cầu sức khỏe để đảm đương công việc giảng dạy hay không, điều này căn cứ vào việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, số ngày nghỉ vì lý do sức khỏe hàng năm của đội ngũ giảng viên. Chính vì vậy trong những năm qua Nhà trường đã không ngừng thực hiện các giải pháp để phát triển thể lực nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường.
Bảng 3.4: Thống kê kết quả khám sức khỏe định kỳ năm học 2015-2016
Nội dung
Tổng số người
Loại A Loại B Loại C
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Số người
Số người
Tỷ lệ
%
Tổng số 348 312 89,65 36 10,35 0 0
Nguồn: Bộ phận Y tế - Phòng QTPV, Trường ĐH Kinh tế & QTKD Qua bảng số liệu trên cho ta thấy kết quả khám sức khỏe định kỳ năm học 2015-2016, số lượng giảng viên đạt sức khỏe loại A chiếm 89,65%, đạt loại B chiếm 10,35%, đạt loại C không có giảng viên nào. Điều đó cho thấy sức khỏe thể lực của đội ngũ giảng viên Nhà trường là tương đối cao, đủ sức khỏe để học tập, làm việc và công tác. Số lượng ít giảng viên bị xếp loại sức khỏe B là do chủ yếu tật khúc xạ ở mắt: cận thị, loạn thị và viễn thị. Điều này không thể tránh khỏi trong điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, với sách vở, nghiên cứu khoa học, soạn bài giảng với cường độ cao. Số ít còn lại do mắc bệnh tim mạch, huyết áp, chủ yếu số lượng này là những giảng viên cao tuổi, sức khỏe khác so với đội ngũ giảng viên trẻ hùng hậu của Nhà trường, đó cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài những đợt khám sức khỏe định kỳ hàng năm được nhà trường phối hợp cùng Phòng Khám Đa khoa Thái Nguyên thì hàng năm, nhà trường luôn luôn tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao như: cầu lông, bóng đá, bóng bàn, điền kinh…để góp phần vào hoạt động ngoại khóa, vừa nâng cao thể lực vừa khuấy động phong trào thi đua trong toàn trường. Các câu lạc bộ bóng bàn, bóng đá, cầu lông của cán bộ, giảng viên thường xuyên hoạt động hàng tuần với kế hoạch, cơ cấu tổ chức câu lạc bộ năng động, nhiệt tình và sôi nổi. Cụ thể các câu lạc bộ như bảng dưới đây:
Bảng 3.5: Thống kê số người tham gia các câu lạc bộ trong toàn trường ĐVT: Người
STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng số 49 64 84
1 Câu lạc bộ Bóng đá 35 40 47
2 Câu lạc bộ Bóng bàn 4 6 12
3 Câu lạc bộ Cầu lông 10 18 25
Nguồn: Công đoàn - Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng giảng viên tham gia các câu lạc bộ ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, Câu lạc bộ Bóng đá từ 35 người năm 2014 tăng lên 47 người năm 2016, Câu lạc bộ Bòng bàn tăng từ 4 người năm 2014 lên 12 người năm 2016. Câu lạc bộ Cầu lông tăng từ 10 người năm 2014 tăng lên 25 người năm 2016. Điều đó cho thấy, ngoài việc chú trọng vào công tác chuyên môn, Nhà trường cũng từng bước quan tâm đầu tư cho hoạt động thể dục thể thao, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, về thời gian cũng như tổ chức sân chơi cho các Câu lạc bộ. Từ đó, giảng viên được nâng cao sức khỏe, thoải mái về tinh thần, hăng say làm việc và cống hiến cho Nhà trường đạt kết quả tốt hơn, từng bước phát triển trong tương lai.
3.2.1.3. Phẩm chất đạo đức của đội của đội ngũ giảng viên
- Phẩm chất chính trị: Trong suốt từ 2014- 2016, trường Đại học Kinh tế
& QTKD chưa có trường hợp giảng viên nào bị kỷ luật vì vi phạm các điểu lệ của Đảng và Nhà nước. Luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, họ cũng luôn thực hiện tốt cuộc vận động hai không; cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chính Minh.
Có 218/350 (chiếm tỉ lệ 62,3%) giảng viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Giảng viên trẻ có tuổi đời dưới 30 đều là đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Lối sống, tác phong: Đa số giảng viên của trường luôn thể hiện tính gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, lên lớp đúng giờ, có lối sống lành mạnh, trong sạch giản dị, đoàn kết chân thành, có tinh thần hợp tác tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chuyên môn cũng như trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.
- Đạo đức nghề nghiệp: nhìn chung, giảng viên Trường ĐH Kinh tế &
QTKD luôn gắn bó với nghề dạy học, luôn công bằng, không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến với người học, vì học sinh thân yêu. Chưa có biểu hiện thương mại hoá trong giáo dục đào tạo.
- Nhà trường định kỳ tổ chức đánh giá và phân loại đội ngũ cán bộ quản lý vào cuối năm học thông qua việc tự nhận xét, đánh giá và chấm điểm cá nhân về kết quả hoạt động quản lý chuyên, công tác quản lý và lãnh đạo theo nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được làm căn cứ để bình xét thi đua hàng năm. Năm học 2015-2016, kết quả bình xét đối với các cán bộ quản lý 100% đạt danh hiệu lao động tiên tiến và 58,82% đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua từ cấp cơ sở trở lên.
- Bên cạnh đó, Đảng ủy Nhà trường đánh giá phẩm chất đạo đức và mức độ hoàn thành công việc hàng năm đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kết quả bình xét hàng năm của cán bộ quản lý đạt 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó trên 35% cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3.2.1.4. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên a. Trình độ chuyên môn:
Một thước đo để đánh giá chất lượng giảng viên một trường đại học là cơ cấu thành phần giảng viên, cụ thể là số lượng tiến sĩ (TS), hay ở tỉ lệ TS/GV.
Cơ cấu trình độ chuyên môn của trường ĐH Kinh tế & QTKD từ năm 2014 - 2016 được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường ĐH Kinh tế & QTKD
Năm học Tổng Giảng
viên
GS, PGS TS Th.S CN
SL (người
)
Tỷ lệ (%)
SL (người
)
Tỷ lệ (%)
SL (người
)
Tỷ lệ (%)
SL (người
)
Tỷ lệ (%) Năm 2014 341 6 1,76 20 5,87 193 56,6 122 35,78 Năm 2015 349 8 2,29 23 6,6 239 68,48 79 22,64 Năm 2016 348 10 2,87 35 10,05 265 76,14 38 10,94 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trường ĐH Kinh tế&QTKD Nhìn vào bảng cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên của trường Đại học Kinh tế & QTKD, chúng ta có thể nhận thấy đa phần giảng viên đều có trình độ thạc sỹ trở lên. Tuy nhiên, trình độ cử nhân vẫn còn chiếm 10,94% trong năm 2016. Điều 54, Luật Giáo dục Đại học có quy định “trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy đại học là từ thạc sĩ trở lên” nên việc học tập nâng cao trình độ là rất cấp thiết. Hiện nay, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên chỉ mới ở mức tương đối, chưa cao, thể hiện qua tỉ lệ
% TS/GV chỉ đạt 12,92% (chưa đạt yêu cầu của Nghị quyết 14-2005/NQ-CP là năm đến 2015, trình độ giảng viên có trình độ tiến sĩ phải đạt 30%). Số giảng viên có học hàm cao như GS/PGS dao động từ 2-3% trên tổng số giảng viên. Con số này là ít so với tổng số giáo viên của trường, nguyên nhân là do trường mới thành lập được hơn 10 năm, đội ngũ giảng viên còn rất trẻ, do vậy để có thể đáp ứng được tầm nhìn, sứ mạng của Nhà trường đặt ra thì đòi hỏi
các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ phải nỗ lực hơn nữa trong học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, không thể coi học vị Tiến sĩ là cái đích mà còn cần phấn đấu đạt được những học hàm danh giá hơn.
b. Trình độ ngoại ngữ
Hiện nay nhà trường đang đẩy mạnh việc bồi dưỡng và nâng cao về ngoại ngữ và tin học cho các giảng viên trong toàn trường. Nhà trường đã dành những điều kiện ưu tiên nhất về thời gian cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho các giảng viên. Cùng với đó nhà trường cũng đã có những chính sách hỗ trợ về tài chính để tạo điều kiện tốt nhất cho giảng viên nâng cao trình độ Ngoại ngữ, tin học như hỗ trợ 4 triệu đồng cho CBVC đạt chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ theo các mức trình độ và thời hạn quy định trong đề án, hỗ trợ 5 triệu đồng cho CBVC đạt chứ ng chỉ ngoại ngữ vượt chuẩn theo quy định ̣của Nhà trường.
Biểu đồ 3.1: Kết quả thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ năm 2016 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, trường ĐH Kinh tế & QTKD Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, trong số chỉ tiêu đưa ra đối với 348 giảng viên trong toàn trường có 5,85% đội ngũ giảng viên giảng da ̣y đã đa ̣t năng lực trình độ về ngoa ̣i ngữ A2, trình đô ̣ B1 bằng 54,15%; trình đô ̣ B2 bằng 29,54%;
C1 trở lên bằng 10,46%, 15% CBGV tốt nghiê ̣p từ các trường đa ̣i ho ̣c nước
5.85
54.15 29.54
10.46
Kết quả thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ
A2 B1 B2 C1