(1) Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Kinh tế &
QTKD như thế nào?
(2)Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã làm gì để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
(3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD?
(4) Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để tiến hành thu thập thông tin, tác giả tiến hành thu thập thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+ Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tư của Bộ Giáo dục, Luật giáo dục Đại học Việt Nam có liên quan đến công tác đào tạo.
+ Các công trình khoa học, sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
+ Các báo cáo về công tác tổ chức cán bộ của Nhà trường.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng hai bộ câu hỏi điều tra: Bộ câu hỏi dành cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Bộ câu hỏi dành cho sinh viên đang học tại Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên.
Về căn cứ chọn mẫu: Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng các tham
số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập hợp các lựa chọn ( trả lời của các đáp viên). Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 100 đến 150 mẫu (Hair và ctg, 1998).
Tuy nhiên, tác giả Hair và ctg (1998) cũng nhấn mạnh rằng, quy mô mẫu càng lớn thì độ chính xác và tin cậy càng cao. Theo Slovin (1984; trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010), kích thước mẫu phân bổ được xác định theo công thức sau:
n = N/ (1 + Ne2)
Trong đó: N = tổng số mẫu, n = mong muốn kích thước mẫu
Nghiên cứu sử dụng mức 95% của sự chắc chắn, chênh lỗi 5%. Theo ông Nguyễn Văn Dũng (2010), các nhà nghiên cứu thường chỉ quan tâm đến độ tin cậy 95% hoặc 99%, tuy nhiên, mức độ tin cậy 95% được sử dụng nhiều nhất.
Saunders et al. (2010) cũng cho biết, các nhà nghiên cứu thường tìm kiếm sự chắc chắn của 95%. Luck và Rubin (2005) cũng khẳng định rằng biên độ lỗi của 5%, 95% mức độ tin cậy thường được sử dụng trong nghiên cứu.
Theo số liệu báo cáo tại phòng Hành chính - Tổ chức tại trường Đại học Kinh tế & QTKD thì số liệu giảng viên là 350 người; ước tính tỷ lệ với 95%
mức độ tin cậy, tỷ lệ lỗi là 5%.
Áp dụng công thức trên có một số mẫu được thực hiện:
n = 350/(1 + 350*(0,05)2) = 186 mẫu
Theo số liệu báo cáo tại Phòng Công tác học sinh sinh viên số liệu sinh viên đang học tập tại trường là năm học 2015-2016 là tại trường là 6.761 sinh viên; ước tính tỷ lệ với 95% mức độ tin cậy, tỷ lệ lỗi là 5%.
Áp dụng công thức trên có một số mẫu được thực hiện:
n = 6.761 / (1 + 6.761*(0,05)2) = 378 mẫu
Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu dành cho giảng viên là 186 và giành cho sinh viên là 378 mẫu. Tuy nhiên, theo Hải và Ctg (2006), kích thước mẫu càng lớn thì càng có sự khái quát. Do đó, các tác giả đã chọn nghiên cứu với cỡ
mẫu lớn hơn công thức đưa ra để loại bỏ các phiếu không hợp lệ và đảm bảo kích thước mẫu lớn hơn cho nghiên cứu. Do đó, tác giả đã chọn 220 mẫu đối với giảng viên và 520 mẫu với sinh viên.
Về thiết kế bảng hỏi:
+ Đối với bảng câu hỏi dành cho đội ngũ giảng viên nhà trường, tác giả tiếp cận với bảng điều tra của luận văn thạc sỹ Bùi Thị Hằng tại trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh.
+ Đối với việc lấy ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, tác giả tiếp cận với bảng câu hỏi điều tra được cung cấp từ phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học Kinh tế & QTKD. Mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn dựa trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy của các thông tin thu thập, cũng như tính lôgic của phiếu hỏi. Nội dung phiếu hỏi bao gồm:
1. Thông tin chung: Thông tin về người học: khóa đào tạo Thông tin về giảng viên được đánh giá: Tên giảng viên và tên môn học.
2. Các tiêu chí đo lường: được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức gồm:
1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Đồng ý 1 phần; 4: Đồng ý; 5:
Hoàn toàn đồng ý.
Nội dung hỏi trên phiếu, gồm: 18 câu hỏi đã được Ban chỉ đạo thông qua trước khi tiến hành lấy ý kiến (chi tiết xem tại phụ lục).
Về thời điểm thực hiện điều tra: Thông tin phản hồi từ giảng viên và sinh viên được tác giả triển khai thực hiện vào thời điểm kết thúc môn học.
- Phỏng vấn một số cán bộ quản lý, một số giáo viên có tâm huyết có kinh nghiệm để tìm hiểu thực tiễn của nhà trường nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu bằng phương pháp điều tra.
- Quan sát tình hình giảng dạy của giáo viên dạy lâu năm, giáo viên mới vào nghề. Quan sát tình hình học tập của sinh viên để nắm tình hình thực tế đang diễn ra ở Nhà trường.
-Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của trường Đại học Kinh tế &
QTKD về công tác quản lý đào tạo.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Do nguồn thu thập thông tin gồm hai nguồn thông tin: sơ cấp và thứ cấp.
Do đó, tác giả sẽ tiến hành xử lý thông tin như sau:
+ Đối với thông tin sơ cấp bằng cách phỏng vấn chuyên gia tác giả sẽ tổng hợp lại bằng phần mềm Excel để tổng hợp và đưa những ý kiến đóng góp giống nhau và khác nhau.
+ Đối với thông tin sơ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp lại và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và Mircosoft Office Excel 2010.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích diễn biến sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, so sánh với một số trường trong và ngoài nước về chất lượng giảng viên.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả một cách chi tiết về thực trạng chất lượng giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD.
+ Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Căn cứ vào chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) để phân tích sự phù hợp của các nhân tố. Giá trị KMO lớn hơn 0,5 các nhân tố sẽ được sử dụng. Phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 được sử dụng cho phân tích nhân tố với các biến nghiên cứu.
- Phương pháp hồi quy để đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố mà người học đánh giá về chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường: Biến phụ thuộc (Y) là: Chất lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường.
- Đối với việc thu thập đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên, tác giả nghiên cứu tiến hành khảo sát đối tượng là giảng viên thuộc 7 Khoa của Trường Đại học Kinh tế & QTKD. Nghiên cứu sử dụng Mircosoft Office Excel 2010 để tính toán và xử lý dữ liệu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Chỉ tiêu định lượng
Nghiên cứu định lượng là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập ở dạng định lượng. Các dữ liệu định lượng là các dữ liệu cho phép chúng ta đo lường chúng bằng số lượng. Dữ liệu định lượng hay chỉ tiêu định lượng được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này là:
+ Chỉ tiêu phản ánh quy mô đào tạo của trường: Điều này được thể hiện thông qua số lượng khoa, ngành và chuyên ngành đào tạo.
+ Số lượng đội ngũ giảng viên và trình độ (trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học) của đội ngũ giảng viên (Chỉ tiêu này thể hiện số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên qua từng năm)
+ Cơ cấu về tuổi đời, cơ cấu về giới của đội ngũ giảng viên 2.3.2. Chỉ tiêu định tính
Nghiên cứu định tính là các nghiên cứu trong đó dữ liệu cần thu thập ở dạng định tính (không thể đo lường bằng số lượng).
- Phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên + Phẩm chất chính trị
+ Lối sống, tác phong + Đạo đức nghề nghiệp -Năng lực giảng dạy
- Năng lực nghiên cứu khoa học
- Tham gia các hoạt động khác của Nhà trường
Chương 3