Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 103 - 109)

Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

3.3.2.1. Các yếu tố khách quan

- Các chính sách phát triển giáo dục đại học của đất nước.

Ngày nay, Việt Nam ngày càng coi trọng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là hệ thống các trường Đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và

hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo cùng với Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”để sáng tạo ra hệ thống giá trị hiện đại, mới mẻ, làm nguồn lực thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã xác định: “Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo... Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp... Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quản lý quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế”. Những chỉ dẫn quan trọng này của Đảng là cơ sở thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế nói chung và đối với trường Đại học Kinh tế & QTKD nói riêng.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thành đề án đổi mới cơ chế tài chính, đề án học bổng cho giảng viên như đề án 911..; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, chất lượng cao, chi phí thấp, khuyến khích các trường đại học và cao đẳng liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo; xây dựng các trung tâm dự báo nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội. Trong kế hoạch phát triển trường hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chủ trương xây dựng chi tiết kế hoạch tài chính, đa dạng hóa nguồn tài chính, khai thác triệt để các nguồn nhân lực từ hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, hợp tác quốc tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực con người. Đó là những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học khối kinh tế và quản trị kinh doanh nói chung và trường Đại học Kinh tế & QTKD nói riêng.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là xuất phát điểm cơ bản cho chất lượng của nhân lực, vị sự phát triển của kinh tế và trình độ nhân lực luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010-2020, Đảng ta đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của nước ta là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp trung bình vào năm 2020, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh làm thay đổi cơ cấu nguồn lực, chuyển từ lao động thủ công bán cơ khí sang tự động hóa với việc tăng nhanh tỷ trọng sử dụng lao động có trình độ cao trong tất cả các lĩnh vực, từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý. Thực hiện sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta đang thực hiện quá trình đổi mới khoa học công nghệ dưới nhiều dạng khác nhau, ở nhiều cấp bậc của nền kinh tế là yếu tố tác động vào cả hai phía cung và cầu của phát triển nhân lực.

Ngoài ra, đối với những cán bộ công tác tại các tổ chức nhà nước nói chung và trường Đại học Kinh tế & QTKD nói riêng tiền lương được chi trả theo từng cấp bậc và trình độ theo nguyên tắc lương cơ bản nhân với hệ số lương và các chỉ tiêu này do nhà nước quy định. Mức lương cơ bản thay đổi khi có sự biến đổi mạnh mẽ của giá tiêu dùng song sự thay đổi này diễn ra rất chậm. Trước thực tế này cộng với tỷ lệ lạm phát và giá tiêu dùng ở nước ta ngày càng tăng cao đã làm cho đời sống của giảng viên trường Đại học Kinh tế &

QTKD gặp khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

3.3.2.2. Các yếu tố chủ quan

- Các chính sách của nhà trường đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường đại học:

Xác định con người là yếu tố có vai trò chủ đạo trong sự phát triển của Nhà trường, nên ngay từ khi mới thành lập, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã tập trung chỉ đạo phát triển đội ngũ cả về chất lượng và số lượng. Cụ thể:

Căn cứ Quyết đi ̣nh số 805/QĐ-TCCB ngày 05 tháng 10 năm 2007 của

Giám đốc ĐHTN về viê ̣c ban hành Quy đi ̣nh mô ̣t số chính sách trong tuyển dụng và ưu đãi đối với giảng viên, năm 2008, Nhà trường đã ban hành Quy đi ̣nh bổ sung về viê ̣c ho ̣c tâ ̣p, bồi dưỡng nâng cao trình đô ̣ chuyên môn và

trình đô ̣ ngoa ̣i ngữ đối với giảng viên trẻ, trong đó quy đi ̣nh cu ̣ thể chính sách, điều kiê ̣n hỗ trơ ̣ cho giảng viên và CBQL tham gia hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn, cu ̣ thể: miễn 100% giờ tiêu chuẩn đi ̣nh mức cho giảng viên và CBQL đang ho ̣c NCS hệ tâ ̣p trung và 2/3 giờ tiêu chuẩn cho hê ̣ không tâ ̣p trung trong thời gian học tâ ̣p; đươ ̣c hưởng nguyên lương và các chế đô ̣ khác; được xét nâng lương sớm khi hoàn thành khóa ho ̣c; ưu tiên chủ nhiê ̣m 01 đề tài NCKH cấp Bộ, hỗ trơ ̣ kinh phí ôn tâ ̣p và dự thi là 2 triê ̣u đồng/thí sinh nếu trúng tuyển; hỗ

trợ 100% ho ̣c phí trong thời gian đào ta ̣o theo quy đi ̣nh; hỗ trợ kinh phí khi bảo vệ luâ ̣n án tiến sĩ...

Hàng năm, khi xây dựng và ban hành Quy chế Chi tiêu nô ̣i bô ̣, Nhà

trường đều quy đi ̣nh rõ nô ̣i dung về các chính sách ưu tiên, khuyến khích đô ̣i ngũ CBQL, giảng viên tham gia các hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ ở trong và ngoài nước cụ thể: trước tháng 10/2016 hỗ trơ ̣ 100% ho ̣c phí cho giảng viên và CBQL đi học NCS trong nướ c, sau tháng 10/2016 hỗ trơ ̣ 50% học phí cho giảng viên và CBQL đi ho ̣c NCS trong nước; hỗ trơ ̣ kinh phí cho các nhà giáo làm hồ sơ phong hàm PGS, GS ...

Nhà trường xây dựng chính sách hỗ trơ ̣ cho CBVC và người lao đô ̣ng có thu nhâ ̣p thấp (hê ̣ số lương dưới 3,00), góp phần làm cho đô ̣i ngũ CBVC và

người lao đô ̣ng trẻ tuổi được yên tâm công tác và ho ̣c tâ ̣p, nâng cao trình đô ̣ chuyên môn, nghiệp vu ̣..

Nhằm nâng cao kỹ năng tin học và ngoại ngữ, trong những năm vừa qua, Nhà trường cũng đã xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các cán bộ, giảng viên đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học cụ thể: hỗ trợ 4 triệu đồng cho CBVC đạt chuẩn theo các mức theo quy định đạt chuẩn và thời gian đã được công bố tại đề án, hỗ trợ 5 triệu đồng cho CBVC đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vượt chuẩn theo công bố của Nhà trường....

Năm 2016, căn cứ Quyết đi ̣nh số 2537/QĐ-ĐHTN ngày 04 tháng 11 năm 2015 của Giám đốc ĐHTN về việc ban hành Quy đi ̣nh chế đô ̣ làm việc của Nhà giáo trong ĐHTN, Nhà trường đã ban hành "Quy định chế đô ̣ làm việc của nhà giáo Trường Đa ̣i học Kinh tế và Quản tri ̣ Kinh doanh", trong đó

ghi rõ: Nhà giáo là NCS đào tạo theo hình thức không tâ ̣p trung, đang trong thời gian đào tạo theo quy đi ̣nh (không tính thời gian được gia hạn), đi ̣nh mức giờ chuẩn tính bằng 30% đi ̣nh mức theo chức danh.

Bên cạnh xây dựng các chính sách khuyến khích, Nhà trường còn xây dựng quy đi ̣nh về các hình thức xử lý đối với cán bộ, giảng viên không hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ ho ̣c tâ ̣p như NCS quá hạn, bỏ ho ̣c, thôi ho ̣c...

Các chính sách đúng đắn và toàn diện mà Nhà trường đã xây dựng góp phần vào việc định hướng cho sự phát triển của Nhà trường và có tác động tích cực đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Tuy nhiên, hiện ta ̣i Nhà trường chưa xây dựng chính sách cu ̣ thể để

khuyến khích đội ngũ CBQL và giảng viên tham gia các CTĐT Tiến sĩ tại nước ngoài.

- Chiến lược nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong Nhà trường Nhà trường nếu như chỉ có chủ trương, chính sách nhưng không đi kèm với chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thì công tác này sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tại Trường Đại học Kinh tế &

QTKD đã xây dựng chiến lược nhằm phát triển đội ngũ giảng viên:

+ Thực hiện cơ cấu lại đội ngũ giảng viên phù hợp với nhu cầu phát triển đào tạo của Nhà trường trong từng giai đoạn; xây dựng quy hoạch về đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao phù hợp với định hướng phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường, chú trọng phát triển nguồn nhân lực hướng vào các chuyên ngành chất lượng cao; xây dựng và phát triển đội ngũ nghiên cứu viên lấy nguồn từ đội ngũ giảng viên của Nhà trường nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

+ Về phát triển đội ngũ giảng viên trình độ cao, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% giảng viên đủ trình độ sau đại học và đạt định mức tiêu chuẩn 19 - 20 sinh viên/1 giảng viên. Trong đó, giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư đạt 5% trên tổng số giảng viên; giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên đạt mức 35%; 100% cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều đạt chuẩn về tin học và ngoại ngữ. Số giảng viên tốt nghiệp tiến sĩ bình quân đạt 25 người/năm.

Việc xây dựng chiến lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đã góp phần vào việc định hướng và xác định được mục tiêu phấn đấu của Nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

- Hợp tác quốc tế

Cùng với công tác đào ta ̣o, NCKH và CGCN, công tác HTQT có một vai trò cốt yếu và không thể thiếu trong chiến lươ ̣c phát triển Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào ta ̣o, NCKH, đáp ứng những chuẩn mực quốc tế. Trong thời gian qua, công tác HTQT đã đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển chung của Nhà trường, thực sự là mô ̣t trong những con đường quan tro ̣ng nhất để giúp Nhà trường trưởng thành như ngày nay.

Trong những năm qua, trường Đại học Kinh tế & QTKD đã ký kết và triển khai 08 chương trình hợp tác đào ta ̣o Cử nhân với Đa ̣i học Central Philippines - Philippines, Đa ̣i ho ̣c Daegu Cyber - Hàn Quốc và Đa ̣i học Tài chính Thượng Hải - Trung Quốc vớ i tổng số sinh viên và ho ̣c viên hơn 550 người, trong đó: 01 chương trình cử nhân liên kết với Trường Đa ̣i học Daegu Cyber - Hàn Quốc; 02 chương trình Cử nhân với Đa ̣i học Central Philippines - Philippines; 02 chương trình liên kết đào ta ̣o Tha ̣c sỹ với Đa ̣i ho ̣c Central Philippines - Philippines và

02 chương trình liên kết đào ta ̣o Tiến sỹ với Đa ̣i ho ̣c Central Phillipines - Phillipines. Các chương trình liên kết đào ta ̣o mỗi năm thu hút hơn 10 lượt giảng viên nước ngoài đến trực tiếp giảng da ̣y ta ̣i Trường; ta ̣o cơ hô ̣i tốt cho các giảng viên của Nhà trường đổi mới phương pháp giảng da ̣y, câ ̣p nhâ ̣t thông tin và kiến thức mới, góp phần nâng cao vi ̣ thế và uy tín của Nhà trường trong

lĩnh vực đào ta ̣o, hơ ̣p tác đào ta ̣o quốc tế. Đặc biê ̣t, thông qua viê ̣c tham khảo khung chương trình ngành Quản tri ̣ kinh doanh của Đa ̣i ho ̣c Central Philippine, Nhà trường đã cải tiến khung CTĐT chính quy hiê ̣n có và bổ sung mô ̣t số môn mớ i vào chương trình giảng da ̣y của Nhà trường. Các ho ̣c viên sau khi kết thúc chương trình sẽ được Trường đối tác cấp bằng tốt nghiê ̣p.

Trong các chương trình hợp tác trao đổi giảng viên và sinh viên với các đối tác nước ngoài. Nhà trường đã mời được 32 lượt GS, giảng viên, chuyên gia từ Hàn Quốc, 53 lượt đến từ Philippines, 17 lươ ̣t đến từ Hoa Kỳ, 01 lượt đến từ Úc và 01 lượt đến từ Bỉ đến giảng da ̣y ta ̣i Nhà trường. Đây thực sự là

một cơ hội tốt để các giảng viên của Nhà trường được gặp gỡ, trao đổi và ho ̣c hỏi kinh nghiê ̣m, phương pháp giảng dạy cũng như phát triển kiến thức chuyên môn, năng lực ngoại ngữ của giảng viên.

Trong thờ i gian từ năm 2014 đến năm 2016, thông qua các hoa ̣t đô ̣ng HTQT, Nhà trường đã khai thác 44 suất ho ̣c bổng SĐH cho cán bô ̣, giảng viên của Nhà trường; ta ̣o cơ hô ̣i tham quan, tâ ̣p huấn, hô ̣i thảo cho 12 đoàn CBGV vớ i 52 lươ ̣t người ta ̣i nước ngoài. Do vậy, HTQT đã ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế &

QTKD.3

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)