Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 109 - 114)

Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên và công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

3.4.1. Kết quả đạt được

- Cơ cấu về trình độ giảng viên đảm bảo đủ cho công tác tuyển sinh của Trường hàng năm theo quy định. Với số lượng và trình độ hiện nay, mỗi năm Trường có thể tuyển sinh từ 1100 - 1400 thí sinh theo quy định mới tại Thông tư 32/2015/TT-BGDĐT Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với

3 Phòng KHCN&HTQT, trường ĐH Kinh tế & QTKD

cơ sở giáo dục đại học ngày 16/12/2015. Thực tế trong ba năm học 2014-2016, Trường tuyển sinh được 70% chỉ tiêu.

- Đội ngũ giảng viên đáp ứng được quy mô đào tạo, năm học 2015- 2016 tỷ lệ sinh viên chính quy đã quy đổi/giảng viên là 19 nhỏ hơn tỷ lệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại QĐ số 795/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 27 tháng 2 năm 2010 là 25.

- Nhà trường đã xây dựng môi trường sư phạm, đảm bảo điều kiện phương tiện giảng dạy, làm việc. Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao chất lượng. Nhà trường đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho làm việc, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Đội ngũ giảng viên Nhà trường đang không ngừng được củng cố, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng nhờ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến công tác xây dựng và phát triển ĐNGV, xem đây là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ nhà trường.

- Nhà trường đã ban hành quy trình tuyển dụng tuyển chọn giảng viên và được thực hiện một cách khoa học, bài bản và chặt chẽ theo các bước từ bước xác định nhu cầu đến hoàn thiện hồ sơ.

- Nhà trường tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cấp, cải tiến hệ thống thông tin tư liệu, tài liệu; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, biên soạn, in ấn giáo trình, tài liệu đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

- Hỗ trợ kinh phí học tập nâng cao trình độ, giảm khối lượng giảng dạy, đặc biệt tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo dựa vào học vị, học hàm đã thôi thúc, tạo động lực cho giảng viên quyết tâm hơn trong việc đăng ký học NCS.

- Thông qua các chính sách đãi ngộ, Nhà trường đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Đội ngũ giảng viên có thể nâng cao được trình độ chuyên môn, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo để phục vụ tốt nhất cho yêu cầu giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng

luôn quan tâm chăm lo cho đời sống vật chất tinh thần của giảng viên không chỉ dừng lại ở nhu cầu vật chất đơn thuần, mà cao hơn là nhu cầu cho sự phát triển toàn diện cả về đức - thể - mỹ. Chế độ phúc lợi của Nhà trường đã phần nào tạo động lực cho giảng viên; khuyến khích, động viên họ sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, giúp họ lấy lại tinh thần để làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn gắn bó lâu dài với Nhà trường.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Cơ cấu giới tính và độ tuổi của giảng viên chênh lệch lớn, trong đó:

Tỷ lệ nữ giảng viên chiếm 74.4%, còn giảng viên nam chỉ chiếm 26.66%.

Trong đó tỷ lệ nữ ở độ tuổi dưới 35 tuổi cũng chiếm với tỷ lệ cao. Ở lứa tuổi này giảng viên trẻ đang ở độ tuổi lập gia đình, sinh nở, nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công viên, nhất là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự chuyên tâm, đầu tư nhiều thời gian, công sức.

- Số lượng giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư và tiến sỹ còn ít so với yêu cầu.

- Chất lượng của đề tài: Các đề tài NCKH chỉ tập trung ở phạm vi trong trường nhằm đáp ứng yêu cầu về giờ NCKH và phục vụ công tác giảng dạy, học tập, đào tạo của trường, chưa có nhiều các đề tài mang tính chuyên sâu để in thành sách chuyên khảo, sách tham khảo. Đặc biệt, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành rất ít so với số lượng giảng viên của trường. Đồng nghĩa với việc này nguy cơ thiếu giờ NCKH của giảng viên là rất lớn nếu đề tài NCKH không đa dạng dưới nhiều hình thức, mà chỉ tập trung vào việc biên soạn như hiện nay.

- Hệ thống tài liệu phục vụ NCKH còn thiếu. Theo Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị trong Thông tư 24/2015 của Bộ GDĐT quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học, hiện nay chưa có bản quyền truy cập ít nhất 1 cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế và có ít nhất 1 tạp chí khoa học quốc tế (bản

in hay bản điện tử) đối với mỗi ngành đào tạo. Sự thiếu này dẫn đến tính cập nhập và hội nhập của giảng viên về NCKH sẽ bị hạn chế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

- Mặt khác công tác tuyển dụng cán bộ, giảng viên của nhà trường trong những năm qua còn mang tính chất tình thế, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời chưa thể giảng dạy ngay mà còn phải học tập, rèn luyện thêm vì đa số chỉ là tập sự, trợ giảng. Việc sắp xếp, sử dụng đội ngũ quản lý trong từng lĩnh vực chưa được chuyên sâu, kiêm nhiệm nhiều. Hình thức tuyên truyền về công tác tuyển dụng chưa sâu rộng nên chưa thu hút được nhiều nguồn nhân lực có chất lượng cao tại các khu vực.

- Công tác sử dụng, phân công đội ngũ giảng viên còn chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng một số giảng viên thì thiếu giờ dạy, một số giảng viên vượt định mức giờ giảng. Đội ngũ cố vấn học tập chưa phát huy được năng lực, khả năng của mình.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường mặc dù đã được chú trọng hơn song chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Số lượt giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng hàng năm chưa nhiều, các giảng viên vẫn dừng lại ở trình độ thạc sỹ nhiều, Tiến sỹ còn ít, trình độ sử dụng ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vẫn còn giảng viên được cử đi học và nâng cao trình độ chuyên môn trái với chuyên ngành đào tạo trước đó . Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như trong việc nâng cao chất lượng Đội ngũ giảng viên của Trường.

- Các chính sách, chế độ đãi ngộ của nhà trường tuy được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của giảng viên trong điều kiện hiện nay bởi vì việc đãi ngộ bằng vật chất của Trường còn bị giới hạn bởi các chính sách của nhà nước và ngân quỹ của Trường. Mặc dù Trường đã rất cố gắng tạo mọi điều kiện có thể để nâng cao tốt hơn nữa đời sống của giảng viên song những chính sách đãi ngộ chưa thực sự thỏa đáng để cho họ hăng

hái tham gia học tập bồi dưỡng đặc biệt là ĐNGV trẻ nên chưa thực sự khuyến khích ĐNGV học tập nâng cao trình độ và gắn bó với Nhà trường.

Tiền lương và phụ cấp lương, lương tăng thêm của ĐNGV Nhà trường nói chung còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của họ vì vậy một số lượng không nhỏ giảng viên phải tham gia giảng dạy tại các trường, trung tâm khác hoặc tham gia vào các công việc khác như kinh doanh để tăng thêm thu nhập cho bản thân.

Nguyên nhân của hạn chế:

- Do đặc thù ngành sư phạm, và lại là trường về lĩnh vực kinh tế, xã hội nên số giảng viên nữ chiếm đa số. Ngoài ra điều này chịu ảnh hưởng về quan niệm, nữ giới thích nghề dạy học, giống như ở bậc phổ thông, có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, con cái, ổn định. Tuy nhiên, ở bậc chuyên nghiệp lại không giống như bậc phổ thông, ngoài giảng dạy còn phải NCKH.

- Nguồn thu từ các hệ đào tạo, nguồn ngân sách nhà nước cấp giảm do vậy nguồn kinh phí dành cho công tác đãi ngộ và công tác bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ giảng viên còn hạn chế.

- Chưa chủ động dự báo về số lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ cấu chuyên ngành chưa phù hợp với quy mô đào tạo Chưa có một hội đồng đủ mạnh để tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác dự báo số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong tương lai.

- Năng lực tự nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiên cứu khoa học của giảng viên còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)