Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 83 - 103)

Chương 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

3.3.1. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên

3.3.1.1. Công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên của Nhà trường

Đối với viê ̣c tuyển du ̣ng lao đô ̣ng hợp đồng bao gồm giảng viên hợp đồng và các nhân viên phu ̣c vu ̣ đào ta ̣o, Nhà trường đã ban hành các quy đi ̣nh

tuyển dụng ngay từ năm 2007, trên cơ sở các quy đi ̣nh của Nhà nước và của ĐHTN.Để phù hơ ̣p với nhu cầu phát triển của Nhà trường, trong giai đoa ̣n từ

2010- 2016, Nhà trường đã 04 lần điều chỉnh la ̣i các quy đi ̣nh tuyển du ̣ng này vào các năm 2010, 2012, 2015 và 2016. Các Quy đi ̣nh tuyển du ̣ng lao đô ̣ng hợp đồng nêu trên của Nhà trường được xây dựng với quy trình và tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, cu ̣ thể.

Chọn được những giảng viên có đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị cũng như sức khỏe phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển của Nhà trường, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh xây dựng quy trình nội bộ để tuyển chọn tạo nguồn giảng viên mới với 6 bước cơ bản sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình để tuyển chọn tạo nguồn giảng viên mới Thử việc và đánh giá sơ bộ chất lượng

giảng dạy

Hoàn chỉnh hồ sơ

Đánh giá chất lượng giảng dạy Xác định số lượng chỉ tiêu cần tuyển

Và thành lập hội đồng tuyển chọn

Tuyển chọn hồ sơ

Sơ tuyển

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 6 Bước 5

Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trường ĐH Kinh tế & QTKD Bước 1: Xác định số lượng chỉ tiêu cần tuyển và thành lập Hội đồng tuyển chọn tạo nguồn giảng viên.

Căn cứ vào số lượng giảng viên và nhu cầu thực tế của các khoa, Hiệu trưởng xác định số lượng chỉ tiêu cần tuyển chọn cho các khoa.

Thành lập Hội đồng tuyển chọn tạo nguồn giảng viên gồm có: Đại diện Ban Giám hiệu; Lãnh đạo Phòng Hành chính - Tổ chức; Trưởng phòng Đào tạo; Đại diện Công đoàn, Đoàn Thanh niên Trường; Đại diện Ban Chủ nhiệm khoa có ứng viên giảng viên dự tuyển.

Bước 2: Tuyển chọn hồ sơ

Phòng Hành chính - Tổ chức tiếp nhận, xem xét và phân loại hồ sơ, tổng hợp những hồ sơ đủ tiêu chuẩn được quy định tại “Tiêu chuẩn tuyển chọn tạo nguồn giảng viên”.Những hồ sơ đủ tiêu chuẩn sẽ được tiếp tục xét ở Bước3.

Bước 3: Sơ tuyển Mục đích:

- Đánh giá ban đầu về đối tượng: Ngoại hình, khả năng giao tiếp, kiến thức xã hội thông thường, tư tưởng lập trường và nguyện vọng của ứng viên đối với vị trí dự tuyển;

- Giúp ứng viên hiểu được yêu cầu, đặc thù của công việc, xác định được hướng phấn đấu trong tương lai.

Cách thức tiến hành: Hội đồng tuyển chọn tạo nguồn giảng viên xét duyệt theo danh sách và hồ sơ của các ứng viên do phòng Hành chính - Tổ chức tập hợp và trình.

Căn cứ vào kết quả sơ tuyển, Hiệu trưởng ra thông báo sơ tuyển và giao các ứng viên được lựa chọn về các khoa để thử việc.

Bước 4: Thử việc và đánh giá sơ bộ chất lượng giảng dạy

Ban Chủ nhiệm các Khoa chỉ đạo các Bộ môn phân công cho ứng viên đảm nhiệm môn học và cử giảng viên hướng dẫn các ứng viên trong thời gian thử việc 03 tháng.

Trong thời gian thử việc, ứng viên phải soạn xong bài giảng, giáo án của môn học được phân công và luyện tập giảng dạy. Công tác luyện giảng do Bộ môn tổ chức (số giờ tập giảng do Bộ môn sắp xếp).

Trong thời gian 03 tháng thử việc, ứng viên được Nhà trường hỗ trợ kinh phí hàng tháng bằng mức lương tối thiểu.

Kết thúc Bước 4 ứng viên được giảng trước Hội đồng cơ sở.

Hội đồng cơ sở (từ 5 đến 7 thành viên) được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng, nhân sự do Trưởng Bộ môn đề xuất gồm: Đại diện BCN Khoa;

Trưởng, Phó Bộ môn; đại diện giảng viên Bộ môn có ứng viên giảng viên dự tuyển; giảng viên được phân công hướng dẫn cho ứng viên thử việc.

Kết quả đánh giá của Hội đồng cơ sở được gửi về Phòng Hành chính - Tổ chức để trình Hội đồng đánh giá chất lượng giảng dạy cấp Trường.

Bước 5: Đánh giá chất lượng giảng dạy

Cách thức tiến hành: Hiệu trưởng thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng giảng dạy cấp Trường cho mỗi ứng viên giảng viên. Thành viên Hội đồng bao gồm: Đại diện Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Phòng Tổng hợp (phụ trách công tác Tổ chức Cán bộ), đại diện lãnh đạo Phòng Đào tạo, đại diện Ban Chủ nhiệm khoa, Trưởng Bộ môn và một số nhà khoa học chuyên môn do Nhà trường mời tham gia trong trường hợp trường không có các giảng viên chuyên ngành đặc thù.

Ứng viên sẽ chuẩn bị 03 chuyên đề, mỗi chuyên đề bao gồm 05 tiết.Ứng viên sẽ bốc thăm chọn 01 chuyên đề bất kỳ để giảng trước Hội đồng đánh giá chất lượng giảng dạy trong thời gian 45 phút.

Hội đồng đánh giá chất lượng giảng dạy sẽ đánh giá theo phiếu đánh giá.

Ứng viên nào được đánh giá đạt từ loại Khá (có điểm trung bình chung ≥ 7 điểm theo thang điểm 10) trở lên mới được Nhà trường tuyển chọn tạo nguồn làm giảng viên.

Bước 6: Hoàn chỉnh hồ sơ

Phòng Hành chính - Tổ chức tổng hợp kết quả các bước đánh giá ứng viên theo quy trình, lập hồ sơ và trình Hiệu trưởng ra quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng dài hạn đối với các ứng viên giảng viên đạt yêu cầu.

Ứng viên được ký hợp đồng sẽ trở thành giảng viên hợp đồng của Nhà trường và được hưởng lương tập sự hàng tháng bằng 85% mức lương khởi điểm của ngạch Giảng viên (Mã số ngạch: 15.111 - bậc 1 đối với người có trình độ Đại học, bậc 2 đối với người có trình độ Thạc sỹ, bậc 3 đối với người có trình độ Tiến sỹ) (bao gồm cả các khoản đóng tham gia Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định) trong thời gian 12 tháng.

Trong 12 tháng tập sự, ứng viên phải thi đạt đầu vào Thạc sỹ đúng chuyên ngành đào tạo hoặc chuyên ngành được Nhà trường cho phép. Hết thời gian tập sự, ứng viên phải hoàn tất Hồ sơ đề nghị xét hết hạn tập sự (bao gồm: Đơn xin hết hạn tập sự có xác nhận của Khoa và Bộ môn, Nhận xét của giảng viên hướng dẫn tập sự, Bản tự kiểm điểm cá nhân trong thời gian tập sự và Biên bản đánh giá chất lượng giờ giảng của Bộ môn), nộp về Bộ phận Tổ chức Cán bộ - Phòng Tổng hợp làm căn cứ để Nhà trường ra quyết định công nhận hết thời gian tập sự và cho hưởng 100% hệ số lương.

Đối với những ứng viên không đạt yêu cầu (được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ, chưa tham gia chương trình đào tạo Thạc sỹ), Nhà trường sẽ chấm dứt hợp đồng với ứng viên đó.

Quy trình tuyển dụng tuyển chọn giảng viên tại trường Đại học Kinh tế

& QTKD được thực hiện một cách khoa học, bài bản và chặt chẽ theo các bước từ bước xác định nhu cầu đến hoàn thiện hồ sơ. Quy định tuyển chọn nhân viên

hợp đồng, phục vụ đào tạo được xây dựng với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và công khai. Quy định tuyển chọn giảng viên hợp đồng được rà soát, điều chỉnh qua 04 lần và quy định tuyển chọn đảm bảo minh bạch, công bằng và công khai.

Công tác tuyển dụng nhân sự của Nhà trường xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị, được đăng thông báo tuyển dụng công khai trên website của Nhà trường. Tuy nhiên, chỉ đăng tải trên website Nhà trường thì chưa đủ và chưa truyền thông được rộng rãi để có thể thu hút được giảng viên có trình độ ở nhiều nơi, trong tuyển dụng chưa nêu thêm về thông tin quyền lợi ứng viên được hưởng. Bên cạnh đó, ngoài việc xây dựng quy trình, thì yếu tố con người khi tham gia phỏng vấn và đánh giá cần phải được đào tạo qua các khóa học về quản lý nhân sự để việc tuyển chọn giảng viên đạt được nhiều hiệu quả hơn.

Tại bước xác định nhu cầu tuyển dụng, bên cạnh căn cứ từ các đề xuất của các khoa chuyên môn, cần thêm căn cứ từ phía phòng Đào tạo vì phòng đào tạo có chức năng tham gia công tác quản lý cán bộ, giảng viên của trường đang học sau đại học trong nước và nước ngoài...Việc kết hợp với các đơn vị có liên quan sẽ giúp giảm sự chênh lệch giữa nhu cầu thực tế và nhu cầu được xác định.

Về điều kiện và tiêu chuẩn tuyển chọn tại trường Đại học Kinh tế & QTKD

*Điều kiện đăng ký tuyển chọn

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký tuyển chọn tạo nguồn giảng viên:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Có tuổi đời từ đủ 18 đến 45 tuổi;

c) Có phiếu đăng ký dự tuyển tạo nguồn giảng viên theo mẫu quy định;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu tuyển chọn;

e) Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

2. Những người sau đây không được đăng ký tuyển chọn:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng;

c) Có dị dạng về hình thể, nói không rõ ràng, nói hoặc viết sai lỗi chính tả.

* Tiêu chuẩn đăng ký tuyển chọn 1. Tiêu chuẩn bắt buộc

Các ứng viên đăng ký tuyển chọn tạo nguồn giảng viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bắt buộc sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy phù hợp với yêu cầu tuyển dụng đạt loại khá trở lên tại các trường đại học công lập hoặc các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhưng phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và công nhận bằng tương đương phù hợp với yêu cầu tuyển dụng; không nhận các hình thức đào tạo chính quy khác như: Đại học văn bằng 2, liên kết, liên thông, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo từ xa, hoàn chỉnh đại học...;

b) Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học đạt loại khá trở lên.

2. Các tiêu chuẩn khác

a) Về tin học: Có chứng chỉ tin học quốc tế IC3 hoặc tương đương trở lên (riêng các ứng viên dự tuyển vào vị trí giảng viên tạo nguồn chuyên về công nghệ thông tin, ngoài chứng chỉ tin học quốc tế IC3 còn phải có 03 chứng chỉ tin học quốc tế MOS (Word, Excel và Powerpoint).

b) Về ngoại ngữ:

- Ứng viên dự tuyển vào vị trí giảng viên tạo nguồn không chuyên về ngoại ngữ: Phải có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1 quốc tế theo tiêu chuẩn châu Âu trở lên. Các ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài thuộc các thứ tiếng: Nga, Trung, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hàn Quốc (sử dụng các ngôn ngữ này trong quá trình học tập và bảo vệ luận văn, luận án) được miễn ngoại ngữ khi đăng ký dự tuyển.

- Ứng viên dự tuyển vào vị trí giảng viên tạo nguồn chuyên về tiếng Anh:

Phải có chứng chỉ tiếng Anh trình độ C1 quốc tế theo tiêu chuẩn châu Âu trở

lên và chứng chỉ ngoại ngữ thứ 2 trình độ B1 quốc tế theo tiêu chuẩn châu Âu trở lên (cụ thể: tiếng Pháp DELF B1; tiếng Trung HSK3; tiếng Nga TORFL- 1). (Ghi chú: Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế áp dụng theo Bảng quy đổi chuẩn trình độ ngoại ngữ được công nhận tại Đại học Thái Nguyên)

c) Có chứng chỉ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

d) Trường hợp tại thời điểm đăng ký dự tuyển, ứng viên chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này, ứng viên vẫn được tham gia dự tuyển. Nếu được tuyển chọn, ứng viên sẽ phải ký cam kết với nội dung sẽ thi đạt các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong thời gian thực hiện quy trình tạo nguồn giảng viên. Hết thời hạn tạo nguồn được quy định tại Điều 14 Khoản 5 văn bản này, nếu ứng viên không cung cấp được các minh chứng đạt chuẩn thì Nhà trường sẽ chấm dứt quá trình tạo nguồn giảng viên với ứng viên đó.

Về tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên của Nhà trường trong những năm gần đây yêu cầu về trình độ và những kỹ năng cũng khắt khe hơn rất nhiều so với những năm trước. Đối với giảng viên ngoài những tiêu chuẩn bắt buộc thì những yêu cầu khác như về ngoại ngữ yêu cầu chứng chỉ B1 trở lên, hoặc chứng chỉ IELTS là 6.0, về tin học: Có chứng chỉ tin học quốc tế IC3 hoặc tương đương trở lên. Ngoài ra chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng luôn được nhà trường xem xét trong quá trình tuyển dụng. Khi tuyển dụng giảng viên đạt được những tiêu chuẩn chung như vậy, nhà trường được lợi ích rất nhiều. Đó là khi nhìn từ thực tiễn giảng viên hiện nay, luôn phải tự bồi dưỡng thêm cho mình những kỹ năng về tin học và ngoại ngữ. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng bởi một giảng viên giỏi phải là những tấm gương cho sinh viên noi theo, phải đi đầu trong quá trình học tập của chính bản thân mình. Khi có trình độ ngoại ngữ và tin học thì sẽ giúp tăng chất lượng của các bài giảng, các giảng viên sẽ có những kỹ năng trong việc tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho giảng dạy, giúp các em sinh viên không chỉ mở mang trong một bài học mới mà còn có cái nhìn đa chiều hơn với những kiến thức mà các em nhận được từ giáo viên. Các bài giảng sẽ sinh động và đa dạng hơn rất nhiều khi có tính

thực tế, dựa trên sự minh họa của người giáo viên.“Học phải đi đôi với hành”

nhận thức được điều này nên Ban giám hiệu nhà trường luôn khuyến khích các giảng viên phải đưa vào bài giảng của mình tính thực tế và đòi hỏi nâng cao sự thực hành cho các em.

Với nguồn nhân lực có trình độ ngay từ khi được tuyển vào, sẽ giúp cho nhà trường không phải đào tạo lại những giảng viên chưa đủ tiêu chuẩn.Mà ngược lại họ sẽ có khả năng tự bồi dưỡng bản thân mình, mang lại những lợi ích không nhỏ cho các em sinh viên và cho nhà trường.

Kết quả tuyển dụng:

ĐVT: Người

Biểu đồ 3.3: Kết quả tuyển dụng giảng viên tạo nguồn qua các năm Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức, Trường ĐH Kinh tế & QTKD Qua biểu trên ta thấy: Kết quả tuyển dụng không đông đều và giảm mạnh qua các năm cụ thể là năm 2014 kết quả tuyển dụng là 43 người và giảm xuống còn 01 người trong năm 2016. Điều này cho thấy công tác lập kế hoạch tuyển dụng chỉ mang tính chất thời điểm. Vì vậy, Nhà trường cần có quy hoạch nguồn nhân lực dài hạn, tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt trong một thời gian ngắn, sau đó ngắt quãng.

3.3.1.2. Công tác sử dụng đội ngũ giảng viên của Nhà trường

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

2014 2015 2016

Số lượng

- Công tác phân công giảng dậy: mỗi học kỳ, phòng đào tạo lập kế hoạch đào tạo của các lớp để Hiệu trưởng phê duyệt. Sau đó, thời khóa biểu được chuyển về cho khoa, khoa chuyển về cho các bộ môn, trưởng bộ môn phân công lịch giảng dạy cụ thể cho các giảng viên.

Tuy nhiên, công tác phân công giảng viên tham gia giảng day tại các bộ môn chưa đồng đều, nguyên nhân là do có sự chênh lệch trong chuyên môn giữa các giảng viên trong bộ môn: các giảng viên trẻ mới được tuyển dụng thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nên chưa được phân công giảng dạy ở nhiều lớp học, thường được phân công công tác trợ giảng hoặc tham gia công tác khác như coi thi, trợ lý khoa... để có thể đạt đủ số giờ định mức. Mặt khác, một số giảng viên lâu năm, có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy được bố trí, phân công giảng dạy nhiều lớp học hơn dẫn đến vượt định mức giờ giảng.

(Năm 2016 có 71 giảng viên đủ giờ giảng theo định mức và 277 giảng viên vượt định mức giờ giảng)2. Một số giảng viên phải kiêm nghiệm 2, 3 môn học không có liên quan nhiều đến nhau. Tuy chưa thể đánh giá sâu về chất lượng các môn học do giảng viên phụ trách nhưng điều này gây ảnh hưởng cho quá trình nghiên cứu chuyên môn của giảng viên.

- Công tác cố vấn học tập: Hàng năm, căn cứ vào số lượng các lớp học, Nhà trường tiến hành bổ nhiệm đội ngũ CVHT thực hiê ̣n công tác tư vấn, hỗ

trợ sinh viên để phát huy tối đa khả năng ho ̣c tâ ̣p, NCKH trong quá trình ho ̣c tập ta ̣i Trường và giúp sinh viên kiểm soát tốt nhất tiến trình ho ̣c tâ ̣p và thực hiện mục tiêu học tập. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa CVHT và sinh viên chưa cao, CVHT chưa phát huy được vai trò, chức năng và nhiệm vụ nên việc triển khai các thông báo, quy định của Nhà trường tới sinh viên đôi khi chưa kịp thời.

2Phòng Đào tạo, trường Đại học Kinh tế & QTKD

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên (Trang 83 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)