CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về nhân sự mảng bán lẻ tại các chi nhánh VietinBank
Tại VietinBank CN TP Hồ Chí Minh, số lượng nhân sự bán lẻ mà cụ thể là vị trí nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ của chi nhánh có sự biến động khá lớn, khi trong năm 2016 đến Quý II/2017, số lượng nghỉ việc là 15 người, trong khi số lượng nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ tại chi nhánh hiện tại là 31 người. Đề phát triển hài hòa bán buôn và bán lẻ trong một chi nhánh lớn như VietinBank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng cần phải quan tâm và chú trọng hơn nữa trong việc đưa ra các chính sách thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên thi đua để nâng cao hơn nữa sự hài lòng của nhân viên.
Tại VietinBank CN 1, ban lãnh đạo đã quan tâm và đầu tư tối đa nguồn lực nhằm đưa CN 1 có tên trong “Bản đồ bán lẻ” khu vực 7 (KV) và toàn hệ thống VietinBank. Với định hướng đúng đắn cùng tư duy sẵn sàng thay đổi, CN 1 thực
LVTS Quản trị kinh doanh
hiện truyền thông bài bản, rõ ràng về tính cấp thiết cũng như vai trò “sống còn” của hoạt động bán lẻ. Đồng thời, CN 1 cũng thực hiện đổi mới trong bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo phòng nghiệp vụ, xây dựng cơ chế tự ứng tuyển để lựa chọn nhân viên quản lý tốt nhất trong điều kiện hiện có. Ngoài ra, Ban Giám đốc CN 1 còn chủ động nắm bắt và kịp thời hỗ trợ, động viên CBNV hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh. CN 1 chú trọng công tác thi đua khen thưởng để khích lệ CBNV sáng tạo, nỗ lực và đạt hiệu quả cao trong công việc. Đây là một chi nhánh có tỷ lệ biến động nhân sự rất thấp, khi số lượng nhân viên Quan hệ khách hàng bán lẻ nghỉ việc trong giai đoạn 2016 – 2017 chỉ có 4 nhân viên, chứng tỏ chi nhánh đã và đang rất quan tâm đến sự phát triển của mảng bán lẻ.
Chi nhánh 9 được xem là một chi nhánh chuyên về bán lẻ nên công tác nhân sự bán lẻ của chi nhánh rất được chú trọng, luôn đào tạo phát triển đội ngũ lãnh đạo bán lẻ kế cận từ nhân sự bán lẻ hiện tại của chi nhánh, đi kèm với đó là các chương trình thi đua bán lẻ luôn được khai thác và phát huy một cách hiệu quả. Có thể thấy được trong bảng khảo sát về sự biến động nhân sự QHKH bán lẻ tại Chi nhánh 9 thì số lượng nhân viên nghỉ việc khá thấp, chỉ có 8 nhân viên nghỉ trên số lượng nhân sự hiện tại là 20 người (Tuy nhiên đã được tuyển mới để bù đắp lượng nhân viên thiếu hụt). Những thàng công của Chi nhánh 9 trong việc duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự bán lẻ xứng đáng là mô hình để các chi nhánh khác của VietinBank học hỏi và phát triển trong giai đoạn chuyển giao hiện nay (Phụ lục 4 – Tỷ lệ biến động nhân sự QHKH bán lẻ tại các chi nhánh VietinBank giai đoạn 2016 – 2017).
4.2. Kết quả điều tra mẫu
4.2.1. Mẫu và cách thức điều tra mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu mẫu tổng thể là 368 mẫu, tương ứng khảo sát với số lượng là 368 nhân viên quan hệ khách hàng đang công tác tại tất cả các chi nhánh VietinBank khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách 368 nhân viên quan hệ khách hàng được cập nhật trên hệ thống mạng bộ của VietinBank. Tác giả điều tra mẫu tổng thể bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp cho nhân viên hoặc khảo sát thông qua công cụ chat nội bộ của VietinBank, việc điều tra được thực hiện
LVTS Quản trị kinh doanh
liên tục trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2017. Sau khi điều tra thì mẫu thu về hợp lệ là 233 mẫu. (Chiếm tỷ trọng 63.31%). Đây là số mẫu hợp lệ, đảm bảo cở mẫu n = 5*m với m = 42. Đây là mẫu phù hợp cho nghiên cứu phân tích nhân tố. 42 biến quan sát cho 9 nhân tố trong nghiên cứu được tiến hành để mã hóa để nhập liệu và phân tích, sử dụng phần mềm SPSS 16.0
4.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Dưới đây là kết quả thống kê mẫu nghiên cứu bao gồm: (1) Thâm niên, (2) Độ tuổi (3) Trình độ chuyên môn, và (4) Giới tính và (5) Hôn nhân (xem thêm chi tiết ở Phụ lục 5 – Đặc điểm mẫu nghiên cứu) được trình bày như sau:
Về thâm niên
Kết quả khảo sát cho thấy thâm niên làm việc có sự chênh lệch rất rõ. Trong tổng số 233 phiếu khảo sát hợp lệ có đến 131 nhân viên quan hệ khác hàng bán lẻ nằm ở mức thâm niên từ 1 đến 3 năm (chiếm tỷ lệ 56.2%), kế tiếp là nhóm có thâm niên dưới 1 năm (với tỷ lệ là 18.9%), thấp nhất là nhóm có thâm niên 5 năm trở lên (chỉ chiếm 8.6%)
Về độ tuổi
Kết quả khảo sát cho thấy, độ tuổi của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ có sự chênh lệch rất lớn, độ tuổi nhân viên từ 25 đến 35 tuổi chiếm đến 61.8%, kế tiếp là nhóm nhân viên có độ tuổi dưới 25 tuổi (chiếm 34.3%), từ 35 đến 45 tuổi chiếm 3.9% và trên 45 tuổi là không có đối tượng nào.
Về trình độ chuyên môn
Kết quả khảo sát cho thấy, số nhân viên có trình độ chuyên môn đại học chiếm 79.8% , đạt mức cao nhất trong tất cả nhóm khảo sát, trình độ cao đẳng chỉ chiếm 0.9%.
Về giới tính
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nam và nữ khảo sát được có mức chênh không đáng kể, số lượng nam khảo sát chiếm tỷ lệ 56.7%, nữ chiếm tỷ lệ 43.3%.
Về hôn nhân
LVTS Quản trị kinh doanh
Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần đối tượng khảo sát đang còn độc thân với tỷ lệ độc thân chiếm 78.5%, trong khi số lượng đã kết hôn là 21.5%.
Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu bao gồm các nội dung thống kê số lượng nhân viên FPT phân bố theo Giới tính, Trình độ học vấn, Thâm niên làm việc và phân bố theo Thu nhập được tổng kết trong Bảng 4.2 bên dưới.
Bảng 4.1: Bảng tổng kết phân bố số lượng nhân viên theo đặc tính cá nhân
Đặc điểm cá nhân Số lượng Tỷ lệ(%)
1. Phân bố theo thâm niên
Dưới 1 năm 44 18.9
Từ 1 năm đến 3 năm 131 56.2
Từ 3 năm đến 5 năm 38 16.3
Từ 5 năm trở lên 20 8.6
2. Phân bố theo độ tuổi
Dưới 25 tuổi 80 34.3
Từ 25 đến 35 tuổi 144 61.8
Từ 35 đến 45 tuổi 9 3.9
Trên 45 tuổi 0 0
3. Phân bố theo trình độ chuyên môn
Trên đại học 45 19.3
Đại học 186 79.8
Cao đẳng 2 .9
Trung cấp 0 0
4. Phân bố theo giới tính
Nam 132 56.7
Nữ 101 43.3
5. Phân bố theo hôn nhân
Độc thân 183 78.5
Đã kết hôn 50 21.5
(Nguồn kết quả xử lý dữ liệu)
LVTS Quản trị kinh doanh