Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ vietinbank khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp có ít biến quan sát hơn để chúng có ý nghĩa hơn, đồng thời vẫn đảm bảo chứa đầy đủ thông tin của tập ban đầu (Trọng

& Ngọc 2008). Các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue = 1. Theo Nunnally và Bernstein thì thang đo được chấp nhận chỉ khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

4.4.1. Phân tích EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

Sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha số biến còn lại đưa vào phân tích EFA là 42 biến. Kết quả phân tích KMO and Bartlett's Test cho ta thấy:

Hệ số KMO and Bartlett's Test = 0.855 > 0.5, phân tích EFA có ý nghĩa (Xem Phụ lục 7.1)

Dựa vào bảng KMO and Bartlett's Test ta thấy đại lượng Barlett có Sig = 0 ≤ 0.05, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, phù hợp để phân tích nhân tố.

Dựa vào bảng Total Variance Explained tại Phụ lục 7.2, cùng với lý thuyết được nêu ra, chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Theo bảng Total Variance Explained có tất cả 10 nhân tố được giữ lại từ 42 biến quan sát. Đại lượng Cumulative % cho biết 10 nhân tố này giải thích được 71.671% biến thiên của dữ liệu. Tổng phương sai trích đạt khá cao là 71.671%, hệ số Eigenvalues = 1.212, điều này cho thấy thang đo nghiên cứu có tính hội tụ cao.

Dựa vào Ma trận nhân tố xoay tại Phụ lục 7.3: Hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Từ bảng khảo sát trên ta giữ lại các biến

LVTS Quản trị kinh doanh

quan sát có hệ số tải nhân tố > 0.5. Kết quả phân tích EFA cho thấy không có biến nào bị loại khi phân tích EFA. Các nhân tố trích ra từ 42 biến số được xác định lại tên như sau:

Nhân tố (1) gồm 6 biến quan sát LT1, LT2, LT3, LT4, LT5, LT6 được đặt tên là nhân tố “Lương thưởng”

Nhân tố (2) gồm 5 biến quan sát DG1, DG2, DG3, DG4, DG5 được đặt tên là nhân tố “Đánh giá thành tích trong công việc”

Nhân tố (3) gồm 5 biến quan sát CT1, CT2, CT3, CT4, CT5 được đặt tên là nhân tố “Mối quan hệ với cấp trên”

Nhân tố (4) gồm 4 biến quan sát PL1, PL2, PL3, PL4 được đặt tên là nhân tố

“Phúc lợi”

Nhân tố (5) gồm 4 biến quan sát DN1, DN2, DN3, DN4, DN5 được đặt tên là nhân tố “Mối quan hệ với đồng nghiệp”

Nhân tố (6) gồm 5 biến quan sát QT1, QT2, QT3, QT4, QT5 được đặt tên là nhân tố “Quy trình hoạt động”

Nhân tố (7) gồm 5 biến quan sát DT1, DT2, DT3, DT4, DT5 được đặt tên là nhân tố “Đào tạo và phát triển”

Nhân tố (8) gồm 4 biến quan sát DK1, DK2, DK3, DK4 được đặt tên là nhân tố “Điều kiện làm việc”

Nhân tố “Bản chất công việc” được tách thành 2 nhân tố nhỏ, đó là:

Nhân tố (9) gồm 3 biến quan sát CV1, CV3, CV5 được đặt tên là nhân tố

“Bản chất công việc”

Nhân tố (10) gồm 2 biến quan sát là CV2 (Công việc có nhiều tính sáng tạo), CV4 (Công việc mang tính chất thử thách) được đặt tên là nhân tố “Tính áp lực và sáng tạo của công việc”.

4.4.2. Mô hình hiệu chỉnh

Nhìn chung mô hình sau khi khảo sát cơ bản giống với mô hình ban đầu, tuy nhiên xuất hiện thêm một nhân tố nữa và được tác giả đặt tên là Tính áp lực và sáng tạo trong công việc.

LVTS Quản trị kinh doanh

Hình 4.1: Mô hình hiệu chỉnh

Bản chất công việc

Đào tạo và thăng tiến

Sự hài lòng trong công việc của

nhân viên Mối quan hệ với cấp

trên

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Lương thưởng

Điều kiện làm việc

Phúc lợi

Quy trình hoạt động

Đánh giá thành tích trong công việc

β1

Tính áp lực và sáng tạo trong công việc

Β2

Β3

Β4

Β5

Β6

Β7

Β8

Β9

β10

LVTS Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ vietinbank khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)