Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ vietinbank khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha của phần mềm SPSS 16.0 để kiểm định độ tin cậy các thang đo thành phần trong mô hình nghiên cứu. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không;

nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại, các quan sát có hệ số tương quan biến - tổng < 0.30 sẽ bị loại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978;

Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 – 0.8 là sử dụng được, thang đo có độ tin cậy từ 0.8 – 1.0 là thang đo tốt.

Sau khi đưa các thang đo xử lý SPSS, kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả xử lý được như sau:

4.3.1. Thang đo bản chất công việc

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Bản chất công việc cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.652 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Các biến số có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo bản chất công việc đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo (Xem Phụ lục 6.1).

4.3.2. Thang đo đào tạo và phát triển

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Đào tạo và phát triển cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.836 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng với các biến quan sát, các biến số có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo bản chất công việc đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo (Xem phụ lục 6.2)

LVTS Quản trị kinh doanh

4.3.3. Thang đo Mối quan hệ với cấp trên

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Mối quan hệ với cấp trên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.930 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng với các biến quan sát, các biến số có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo bản chất công việc đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo (Xem phụ lục 6.3).

4.3.4. Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Mối quan hệ với đồng nghiệp cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.837 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến số có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo bản chất công việc đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo (Xem phụ lục 6.4).

4.3.5. Thang đo lương thưởng

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Lương thưởng cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.889 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến quan sát có có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó không có biến quan sát bị loại bỏ sau bước kiểm định này (Xem phụ lục 6.5).

4.3.6. Thang đo điều kiện làm việc

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Điều kiện làm việccho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.686 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến quan sát có có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó không có biến quan sát bị loại bỏ sau bước kiểm định này (Xem phụ lục 6.6).

4.3.7. Thang đo phúc lợi

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Phúc lợi cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.895 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến

LVTS Quản trị kinh doanh

quan sát có có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó không có biến quan sát bị loại bỏ sau bước kiểm định này (Xem phụ lục 6.7).

4.3.8. Thang đo Quy trình thủ tục hệ thống

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Quy trình thủ tục hệ thống cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.746 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến quan sát có có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó không có biến quan sát bị loại bỏ sau bước kiểm định này (Xem phụ lục 6.8).

4.3.9. Thang đo Đánh giá thành tích trong công việc

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Đánh giá thành tích trong công việc cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.921 >

0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến quan sát có có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3.

Do đó không có biến quan sát bị loại bỏ sau bước kiểm định này (Xem phụ lục 6.9).

4.3.10. Thang đo Sự hài lòng của nhân viên

Kết quả đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo Sự hài lòng của nhân viên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.852 > 0.6, thang đo nằm trong mức đo lường tốt. Thông qua bảng hệ số tương quan biến tổng, ta thấy các biến quan sát có có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Do đó không có biến quan sát bị loại bỏ sau bước kiểm định này (Xem phụ lục 6.10).

Như vậy qua kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha có thể thấy:

- Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 (Xem Phụ lục 6.11 - Kết quả tổng hợp đánh giá độ tin cậy các thang đo).

- Các hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0.3.

- Có 9 thang đo với 42 biến quan sát thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của nhân viên đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

- Thang đo sự hài lòng của nhân viên với ba biến quan sát cũng đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

LVTS Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên quan hệ khách hàng bán lẻ vietinbank khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)