Mô hình quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51 - 54)

8. Kết cấu luận án

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

1.2.2. Mô hình quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại

Mô hình quản trị rủi ro hoạt động lúc đầu do các ngân hàng thương mại thiết kế và xây dựng nên, phù hợp với điều kiện kinh doanh, cơ chế, chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng đó. Khi các mô hình được áp dụng có hiệu quả đã trở thành phổ biến cho nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam. Sau đây là một số mô hình quản trị rủi ro hoạt động điển hình:

Mô hình quản trị rủi ro hoạt động phải đứng trên nhiều cấp độ khác nhau và cần được xem xét ở mọi cấp độ. Cơ cấu tổ chức quản trị RRHĐ bao gồm quản trị ở cấp cao và bộ phận thực hiện, được thể hiện qua hình 1.1.

Đối với hoạt động quản trị ở cấp cao, hoạt động giám sát rủi ro của HĐQT.

HĐQT độc lập với Ban điều hành. Ban lãnh đạo xác định phương hướng điều hành chung; xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; phê duyệt khung quản trị rủi ro, chính sách tổng thể, vai trò và trách nhiệm; tích hợp thông tin

rủi ro vào quá trình ra quyết định, đồng thời giám sát/đánh giá hoạt động đơn vị kinh doanh trên cơ sở đã điều chỉnh rủi ro.

Đối với bộ phận thực hiện, cơ cấu tổ chức được thực hiện theo ba tuyến phòng vệ:

Rủi ro hoạt động được kiểm soát trên mô hình 3 vòng kiểm soát, ra đời từ năm 2004 bởi Ủy ban BIS. Mô hình này đã được áp dụng gần 20 năm tại các ngân hàng/định chế tài chính để đảm bảo cân bằng giữa kinh doanh và rủi ro. Mô hình quản trị rủi ro hoạt động 3 vòng kiểm soát được đánh giá là mô hình tối ưu, đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị rủi ro, hạn chế tối đa tổn thất, thiệt hại, dự báo và ngăn chặn được phần lớn các rủi ro hoạt động xảy ra trong những năm gần đây. Cụ thể mô hình như sau:

Hình 1.1. Mô hình quản trị rủi ro hoạt động 3 vòng kiểm soát

Nguồn: Tài liệu quản trị rủi ro của IFC (i) Vòng kiểm soát thứ nhất: Các bộ phận trực tiếp kinh doanh tạo nên cấp độ kiểm soát thứ nhất ở tầm vi mô. Tất cả đơn vị tác nghiệp hàng ngày với khách hàng phải thường tiếp nhận đồng thời nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro hoạt động tại chi nhánh. Các đơn vị kinh doanh là đơn vị chịu trách nhiệm nhận diện, xác định và báo cáo rủi ro vốn có trong các sản phẩm, dịch

vụ và hoạt động mà họ chịu trách nhiệm. Đồng thời, bộ phận kinh doanh phải giám sát quản trị RRHĐ cũng như việc thực hiện các biện pháp kiểm soát quản trị RRHĐ trong quá trình hoạt động. Nhiệm vụ quan trọng tại cấp độ này là:

+ Xác định sớm những rủi ro có thể phát sinh và thực hiện hành động để ngăn ngừa sự cố phát sinh.

+ Ngăn ngừa tổn thất khi sự cố phát sinh và có hành động kịp thời để giảm thiểu tốn thất tối đa.

+ Thống kê đánh giá và báo cáo đầy đủ trung thực các rủi ro hoạt động tại đơn vị cho các cấp quản lý.

(ii) Vòng kiểm soát thứ hai:

Bộ phận quản trị rủi ro độc lập với bộ phận quản trị RRHĐ thông thường bao gồm Ban điều hành và các Ủy ban quản lý rủi ro tại hội sở chính ngân hàng. Đây là đơn vị thiết lập, triển khai giám sát thực hiện khung quản trị rủi ro hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời thu thập, tổng hợp phân tích cơ sở dữ liệu rủi ro hoạt động của toàn hệ thống. Vòng kiểm soát thứ hai được thực hiện tại bộ phận quản trị RRHĐ với nhiệm vụ chính là xây dựng và phát triển chính sách và công cụ quản trị RRHĐ, truyền thông chính sách quản trị RRHĐ. Hơn nữa, bộ phận quản trị RRHĐ độc lập đánh giá, kiểm soát tính hiệu quả của tuyến phòng thủ thứ nhất và thực hiện báo cáo định kỳ, tư vấn về các vấn đề pháp lý theo yêu cầu

(iii) Vòng kiểm soát thứ ba: Hội đồng quản trị và Ban kiểm toán nội bộ.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng và quyết định về mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Hội đồng quản trị phê duyệt các chiến lược kinh doanh tổng thể và các chính sách về quản lý rủi ro, theo dõi tình hình thực hiện và danh mục rủi ro ngân hàng.

Kiểm toán/kiểm soát nội bộ là bộ phận độc lập nhằm kiểm tra tính hiệu quả của chính sách, khung quản lý, quy trình thực hiện, hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo tính tuân thủ quy trình quản lý

rủi ro và chất lượng nội dung và kết quả các phương pháp quản trị rủi ro hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)