Công cụ quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 59)

8. Kết cấu luận án

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THƯƠNG MẠI

1.2.3. Công cụ quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại

Báo cáo sự cố bất ngờ, phân tích kịch bản; Rà soát và phê duyệt sản phẩm mới; Bản đồ rủi ro hoạt động. Trong đó bốn công cụ sau được sử dụng phổ biến khi thực hiện quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại.

1.2.3.1. Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA).

Các ngân hàng thương mại cần xác định rủi ro trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động và các hệ thống trong ngân hàng, đồng thời rủi ro hoạt động cũng cần phải được rà soát, đánh giá trước khi đưa ra thị trường các sản phẩm mới. Một công cụ thường được sử dụng để xác định, nhận diện RRHĐ hay có thể nói là phát hiện sớm các rủi ro hoạt động, đó chính là tự đánh giá và kiểm soát rủi ro.

Tự đánh giá rủi ro và kiểm soát - RCSA (Risk and Control Self Assessment) là phương pháp mà các đơn vị/bộ phận sử dụng để tự xác định và đánh giá các loại rủi ro nội tại (rủi ro trước khi có biện pháp kiểm soát), biện pháp kiểm soát rủi ro và rủi ro còn lại (rủi ro sau khi thực hiện biện pháp kiểm soát). Trên cơ sở đó, thiết lập danh mục rủi ro của ngân hàng. [26]

Như vậy, tự đánh giá và kiểm soát rủi ro là việc phát hiện và đánh giá RRHĐ tiềm tàng, tăng cường nhận biết rủi ro, thảo luận và xây dựng kế hoạch hành động hoặc xử lý để giảm thiểu rủi ro. Từng bộ phận trong ngân hàng phải tự rà soát lại quy trình tác nghiệp và các biện pháp kiểm soát rủi ro trong tác nghiệp một cách định kỳ, qua đó tự đánh giá mức độ kiểm soát rủi ro, phát hiện các lỗ hổng kiểm soát và mức độ rủi ro tương ứng có thể xảy ra trong hoạt động của bộ phận. Kết quả rà soát, đánh giá rủi ro chính là cơ sở để ngân hàng xem xét và thiết kế lại hoặc bổ sung thêm các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp và cần thiết cho quá trình tác nghiệp.

Công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát - RCSA phải được thực hiện bởi chính các nhân viên trong ngân hàng, bởi từng bộ phận kinh doanh vì chính họ mới am hiểu nhất về các điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình tác nghiệp của họ. Mặt khác quá trình này cũng giúp nhân viên, các bộ phận tự nhìn lại quá trình tác nghiệp của mình, chủ động và cam kết thực hiện kiểm soát rủi ro. Tuy vậy, việc thực hiện tự đánh giá rủi ro và kiểm soát - RCSA của các bộ phận phải được xác minh và kiểm tra bởi kiểm toán, kiểm toán nội bộ thì mới hiệu quả.

Sử dụng công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát - RCSA có thể được thực hiện thông qua bảng hỏi thống nhất trong toàn ngân hàng hoặc bằng cách phỏng vấn, hội thảo nhằm đạt được 4 mục tiêu chính:

(i) Phát hiện sớm các rủi ro chưa được nhận dạng và không được chấp nhận.

(ii) Đánh giá tốt hơn khả năng có thể chấp nhận các rủi ro đã được nhận dạng.

(iii) Xây dựng các biện pháp kiểm soát hiệu quả hơn đối với rủi ro không được chấp nhận.

(iv) Thực hiện sớm hơn và tốt hơn các hành động giảm thiểu rủi ro.

1.2.3.2. Thu thập dữ liệu tổn thất (LDC).

Thu thập dữ liệu tổn thất - LDC (Loss Data Collection) là quá trình thu thập, phân tích và quản lý các dữ liệu tổn thất bên trong và bên ngoài ngân hàng từ các sự kiện rủi ro hoạt động để phân tích đánh giá về nguyên nhân và mức độ các sự kiện rủi ro hoạt động đã xảy ra từ đó:

- Kiểm chứng lại danh mục rủi ro hoạt động của ngân hàng.

- Bổ sung các rủi ro hoạt động chưa được nhận diện.

- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro kịp thời.

Thu thập dữ liệu tổn thất - LDC được xem là yếu tố quan trọng trong quản trị rủi ro hoạt động. Việc thu thập và phân tích các dữ liệu tổn thất nội bộ cung cấp thông tin quản lý cho quá trình quản trị rủi ro hoạt động và quá

trình giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu về các sự kiện tổn thất nội bộ được thu thập liên tục và cung cấp cơ sở cho phân tích định lượng và tính toán việc phân bổ vốn thích hợp.

1.2.3.3. Các chỉ số rủi ro hoạt động chính (KRIs)

KRIs (Key Indicators) là phương pháp thống kê được thực hiện dựa trên các chỉ số có thể đo lường được như số giao dịch, số nhân viên... Dựa vào danh mục RRHĐ các đơn vị/bộ phận có thể xây dựng chỉ số rủi ro hoạt động chính để sớm nhận biết sự thay đổi trong tần suất hoặc ảnh hưởng của các rủi ro hoạt động nhằm kịp thời có kế hoạch hoạt động, biện pháp giảm rủi ro.

Trên thế giới các ngân hàng thương mại thường xác định các chỉ số rủi ro chính trong hoạt động của mình. Các chỉ số này có thể hiểu là những khả năng xảy ra rủi ro, gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Việc xác định các chỉ số rủi ro chính cho phép ngân hàng thương mại có phương pháp theo dõi và chủ động xử lý khi chỉ số rủi ro vượt quá ngưỡng cho phép trong hoạt động hàng ngày.

Chỉ số rủi ro chính là một công cụ quan trọng trong quản trị rủi ro hoạt động, tạo thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm soát rủi ro. Các chỉ số rủi ro chính được sử dụng để hỗ trợ trong quy trình quản trị rủi ro hoạt động bao gồm: nhận diện và xác định rủi ro, kiểm soát và đánh giá rủi ro hoạt động;

thực hiện việc quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả, xây dựng khung quản trị rủi ro hoạt động.

Các chỉ số rủi ro chính đo lường và ước lượng rủi ro hoạt động cung cấp thông tin và mức độ về rủi ro hoạt động các NHTM gặp phải tại một thời điểm cụ thể. Để cung cấp thông tin như các chỉ số rủi ro chính phải có một mối quan hệ rõ ràng với các rủi ro cụ thể mà chúng làm đại diện. Chẳng hạn, như chỉ số về số lần khiếu nại của khách hàng, sẽ có khả năng được liên kết với các nguy cơ xảy ra sai sót quá trình - sẽ khiến xác suất mà số lần khiếu nại của khách hàng sẽ gia tăng. Nói cách khác, các chỉ số rủi ro chính là số lần

khiếu nại của khách hàng sẽ được gắn với thay đổi trong rủi ro hoạt động hoặc tổn thất khi rủi ro hoạt động xảy ra.

Các báo báo của các chỉ số rủi ro chính cần được thực hiện định kỳ theo ngày, theo tuần, theo tháng hay theo năm phụ thuộc vào yêu cầu của nhà quản trị các cấp, tuy nhiên, cần phải kịp thời để hỗ trợ việc ra quyết định, xây dựng hành động giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và giảm thiểu các tổn thất của rủi ro hoạt động.

Các nhóm chỉ số rủi ro chính được phân thành các màu xanh, vàng và đỏ để hiển thị các trạng thái khác nhau về mức độ rủi ro hoạt động tiềm ẩn. Các chỉ số nằm trong phạm vi là đỏ cần có sự quan tâm lớn nhất vì sắp vượt các mức giới hạn và ngưỡng cho phép đối với rủi ro hoạt động. Tương tự như vậy, các chỉ số rủi ro chính nằm trong phạm vi vàng sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn các chỉ số rủi ro chính nằm trong khu vực an toàn màu xanh. Lưu ý rằng, mỗi chỉ số rủi ro chính cần được thiết lập các giá trị ngưỡng và giới hạn để chỉ nhận một giới hạn duy nhất là đỏ, vàng hoặc xanh.

Bằng cách theo dõi các xu hướng trong các giá trị của các chỉ số rủi ro chính, các ngân hàng thương mại có thể xác định xem họ có thể vi phạm thỏa thuận giới hạn/ngưỡng trong tương lai gần. Việc giám sát các xu hướng liên quan đến các chỉ số rủi ro chính như vậy cho phép các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng mình để phòng tránh việc xảy ra các rủi ro chứ không chỉ đơn giản là xác định các vi phạm trong rủi ro hoạt động. [53]

Bảng 1.1. Các chỉ số RRHĐ chính của ngân hàng thương mại

Con người - Số lượng nhân viên thôi việc, số nhân viên tạm thời, thời gian làm ngoài giờ

- Số nhân viên nghỉ làm không có lý do chính đáng, số giời rời vị trí làm việc trong ngày, khiếu nại, phàn nàn của khách hàng Quy trình - Trạng thái/thời gian đối chiếu tài khoản, các giao dịch quá

hạn/chưa thực hiện; các hoạt động chưa xây dựng được quy trình.

- Sooa lần quy trình nghiệp vụ không được tuân thủ...

Kế toán Khối lượng và thời gian xuất hiện trên tài khoản treo; các bút toán sửa...

Kiểm soát Các khác biệt so với chức năng và nhiệm vụ, hệ thống theo dõi sai sót, số lần và quy mô vượt hạn mức, số lần/quy mô điều chỉnh giá thử nghiệm, các giao dịch lớn bất thường

Hệ thống Sổ ghi chép số lần hệ thống ngừng hoạt động, dự án vượt quá thời hạn quy định, tình huống khẩn cấp so với tháy đổi thường kỳ, thay đổi chương trình có rủi ro cao, các tình huống nghiêm trọng xảy ra đối với hệ thống.

Bảo mật Số lượng truy cập trái phép vào các hệ thống/thông tin, tin tặc, vi rút tấn công không xử lý được, hệ thống không tuân theo các tiêu chuẩn an ninh của ngân hàng, nguy cơ cháy, các chức năng không tương thích

Nguồn: [56]

Các chỉ số rủi ro có thể là chỉ số hoạt động hoặc chỉ số kiểm soát, tùy theo góc độ xem xét, bối cảnh và mục tiêu xem xét. Từng đơn vị/ bộ phận có thể xác định những chỉ số rủi ro liên quan đến hoạt động của mình, do đó sẽ có rất nhiều các chỉ số rủi ro. Báo cáo chỉ số rủi ro chính của ngân hàng thương mại thường được trình bày dưới dạng bảng về các chỉ số rủi ro chính, nhằm mục đích:

- Cảnh báo sớm: phát hiện kịp thời mọi thay đổi trong phạm vi kiểm tra - Giúp cán bộ quản lý tập trung, kiểm soát rủi ro hoạt động trong phạm vi mục tiêu định trước, các giới hạn hoặc định mức chất lượng khác.

- Giúp phân tích rủi ro hoạt động đã được xác định một cách chi tiết hơn

Bên cạnh đó, báo cáo cũng phải thể hiện được sự thay đổi, tiến triển đối với từng chỉ số nhằm cung cấp các dấu hiệu cảnh báo sớm.

1.2.3.4. Phân tích kịch bản.

Kịch bản quản trị rủi ro hoạt động được xác định là một phác thảo, mô tả hoặc mô hình hóa một chuỗi sự kiện nghiêm trọng không lường trước. Các kịch bản khác nhau về chi tiết nhưng nhìn chung đều được hình thành bởi các nhân tố giống nhau. Các kịch bản được mô tả sử dụng các loại sự kiện và có thể chi tiết hóa các nguyên nhân và những tác động có thể của loại sự kiện nếu nó xảy ra. Các kịch bản cũng có thể bao gồm phân tích nhân quả, cùng với ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là các ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng. [56] Có bốn phương pháp phân tích kịch bản thường được các ngân hàng thương mại sử dụng gồm:

(i) Phương pháp dựa vào nguồn dữ liệu tổn thất: sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ và dữ liệu bên ngoài để xây dựng các kịch bản có thể xảy ra.

(ii) Phương pháp dựa theo nguồn gốc rủi ro: đánh giá các khả năng rủi ro thực tế và lựa chọn một thứ tự sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng.

(iii) Phương pháp dựa theo hướng kiểm soát: đánh giá các biện pháp kiểm soát hiện tại và đo lường ảnh hưởng nếu các biện pháp đó thất bại.

(iv) Phương pháp dựa theo đánh giá của chuyên gia: nghiên cứu, tìm ra các tình huống xấu nhất có thể xảy ra (worst-case) liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)