8. Kết cấu luận án
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Giai đoạn 2018-2022, quy mô nguồn vốn huy động vốn của BIDV luôn giữ vị trí số 2 trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam, sau Agribank. Kết quả huy động vốn của BIDV không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản. Tính đến hết năm 2022, tổng huy
động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.380.398 tỷ đồng, tăng trưởng 12,5% so với năm 2021, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn của hệ thống.
Hình 2.2. Tăng trưởng huy động vốn của BIDV giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng
859.986
988.972
1.114.163 1.226.673
1.380.398
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000
2018 2019 2020 2021 2022
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế có sự biến động đáng kể trong các năm qua do sự tăng nhanh của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế. Cụ thể, năm 2018 huy động từ dân cư chiếm 55% trong tổng vốn huy động, đến năm 2022 huy động vốn từ dân cư là 50%, tỷ trọng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 50%. Có thể thấy, với lợi thế là Ngân hàng có truyền thống lâu đời, BIDV vẫn luôn là đơn vị uy tín với các tổ chức kinh tế, việc huy động vốn từ đối tượng này tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng.
Đối với đối tượng khách hàng là dân cư, mặc dù tỷ trọng huy động vốn giảm, tuy nhiên số lượng vẫn tăng trưởng là nhờ BIDV tiếp tục theo đuổi định hướng thay đổi hình ảnh từ một ngân hàng bán buôn sang một ngân hàng cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ tới nhiều đối tượng khách hàng.
Ngược lại với sự biến động của cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế, cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn và theo loại tiền không có nhiều biến động lớn. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn vẫn duy trì ở mức trung bình ⁓80%
đối với tiền gửi có kỳ hạn và 20% với tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền VND
cũng chiếm trung bình 95% tổng nguồn vốn huy động, loại tiền là ngoại tệ khác chiếm trung bình 5% trong 05 năm gần nhất.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng
TT Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Tổng vốn huy động tổ chức, dân cư
859.986 988.972 1.114.163 1.226.673 1.380.398
Phân theo khách hàng (%)
1 Cá nhân 54,60% 57,87% 55,47% 51,81% 50,12%
2 Tổ chức 45,40% 42,13% 44,53% 48,19% 49,88%
Phân theo kỳ hạn (%) 1 Không kỳ
hạn 19,29% 17,05% 17,14% 18,57% 19,75%
2 Có kỳ hạn 80,71% 82,95% 82,86% 81,43% 80,25%
Phân theo loại tiền (%)
1 VNĐ 94,08% 94,51% 94,73% 95,12% 94,69%
2 Ngoại tệ 5,92% 5,49% 5,27% 4,88% 5,31%
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại BIDV ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, BIDV đã xác định danh mục tín dụng ưu tiên để đầu tư vào các ngành năng lượng, công nghiệp tàu thủy, chế biến xuất khẩu thủy sản, xây lắp... Bám sát thế mạnh, đặc điểm kinh tế tại các vùng, BIDV đã đầu tư hỗ trợ có hiệu quả. Từ 2018-2020, dư nợ tín dụng của BIDV đều duy trì vị trí số 2 sau Agribank, đến năm 2021, dư nợ tín dụng của BIDV tăng trưởng cao (tăng 12% so với đầu năm) nên đã bứt phá
lên vị trí thứ 1. Năm 2022, thị phần tín dụng của BIDV giảm còn 12,5%. Nhìn chung, dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng trưởng và được kiểm soát chặt chẽ trong phạm vi giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thể hiện qua các số liệu sau:
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng của BIDV giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ
tiêu 2018
TT
(%) 2019 TT
(%) 2020 TT
(%) 2021 TT
(%) 2022 TT (%)
2022/
2018 (%)
Dư nợ
NH 502.439 58 611.217 62 704.207 63 763.273 63 872.504 64 74 Dư nợ
TH
81.578 9 71.538 7 71.221 6 70.325 6 77.065 6 -6
Dư nợ
DH 281.981 33 305.983 31 341.497 31 380.698 31 405.063 30 44 Tổng
dư nợ 865.998 100 988.738 100 1.116.925 100 1.214.296 100 1.354.632 100 56
Tỷ lệ nợ xấu
1,83% 1,69% 1,68% 0,93% 1,12%
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
Trong giai đoạn 2018 - 2022, dư nợ tín dụng của BIDV có sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng năm 2022 đạt 1.354.632 tỷ
đồng, tăng trưởng 56% so với năm 2018. Trong đó, dư nợ ngắn hạn có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, đạt 872.504 triệu đồng, tương ứng mức tăng trưởng 74% so với năm 2018. Về cơ cấu dư nợ, nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, năm 2022 tỷ trọng này đạt 64%. Đến thời điểm 2022, tình hình dư nợ của BIDV đạt được những điểm chính sau:
- Hoạt động bán lẻ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của hệ thống: nền khách hàng cá nhân đạt trên 11 triệu khách hàng; Tín dụng bán lẻ đạt 546.722 tỷ đồng, chiếm 40,4% tổng dư nợ tín dụng (tăng 25% so với năm 2021)
- Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và FDI tương ứng tăng 15% và 21%
và tăng trưởng theo hướng thực chất, bền vững hơn, dư nợ tín dụng bán lẻ (không gồm dư nợ cầm cố, thấu chi) đạt 205.105 tỷ đồng, tăng trưởng 32,5%.
- Nguồn vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên;
cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững. Quy mô tín dụng bán lẻ của BIDV vẫn đứng đầu thị trường, tuy nhiên đang gặp thách thức lớn từ các ngân hàng khác, đặc biệt là từ Vietcombank.
Hình 2.3: Cơ cấu tín dụng của BIDV năm (2018)
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
Hình 2.4: Cơ cấu tín dụng của BIDV năm (2022)
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
- Về cơ cấu tín dụng phân theo ngành, có thể thấy giai đoạn 2018 - 2022, BIDV tiếp tục duy trì đa dạng hóa lĩnh vực cho vay, đa dạng hóa ngành nghề cho vay để phân tán rủi ro cũng nhưng chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Về cơ cấu cho vay, nhóm ngành có sự tăng trưởng cao nhất là nhóm ngành Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (nhóm ngành thương mại). Các nhóm ngành còn lại có sự tăng trưởng về quy mô nhưng tỷ trọng trên tổng dư nợ về cơ bản giữ ổn định. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn được đảm bảo, trong giai đoạn nghiên cứu tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn “khẩu vị” rủi ro tín dụng đề ra (dưới 2%). BIDV đã triển khai nhiều biện pháp pháp đồng bộ thu hồi, xử lý nợ xấu: năm 2022 Ngân hàng đã thu hồi, xử lý 20.289 tỷ đồng dư nợ xấu trong đó: đôn đốc và thu nợ trực tiếp từ khách hàng 5.877 tỷ (29% nợ xấu đã xử lý); sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất và chuyển nợ để theo dõi ngoại bảng 4.412 tỷ
(71% nợ xấu đã xử lý).
- Các hạn mức rủi ro tín dụng được thiết lập dựa trên đặc điểm (mức độ rủi ro, khả năng sinh lời, ...) của các phân khúc (đối tượng khách hàng, ngành
nghề, lĩnh vực kinh tế, sản phẩm...) theo ngành, sản phẩm, đối tượng khách hàng... và được rà soát, đánh giá tối thiểu một năm một lần hoặc khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của BIDV.
- Đo lường rủi ro tín dụng: Các khách hàng/khoản vay đều được đánh giá rủi ro tín dụng trước và trong quá trình cấp tín dụng, thông qua sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ kết hợp với phân tích, đánh giá, thẩm định tín dụng. BIDV đã xây dựng các mô hình đo lường rủi ro hiện đại theo phương pháp FIRB, gồm có: PD cho khách hàng doanh nghiệp; mô hình PD, LGD, EAD cho khách hàng cá nhân. Các mô hình này đã và đang được tích hợp trên các chương trình phần mềm nhằm tự động hóa các kết quả đo lường.
BIDV cũng đã thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng giúp đưa ra cảnh báo cho các cấp quản lý về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây rủi ro khác nhau và cho phép ước lượng mức vốn cần có để bù đắp khi có một sự kiện khủng hoảng/biến cố rủi ro xảy ra.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Tính đến cuối năm 2022, BIDV là ngân hàng có kết nối nhiều nhất với các công ty Fintech (35/46 công ty). Dịch vụ thanh toán của Ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ với số lượng giao dịch ước đạt 130 triệu giao dịch (tăng 50%);
doanh số giao dịch ước đạt 87.000 tỷ đồng (tăng 75%); chính thức triển khai dịch vụ Mobile Money với tập đoàn VNPT. Hoàn thành Đề án quy hoạch mạng lưới máy giao dịch tự động giai đoạn 2021-2025. Năm 2022 thu dịch vụ ròng đạt 10.370 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với năm 2018, tiếp tục duy trì là một trong các Ngân hàng có tổng thu dịch vụ ròng cao nhất hệ thống NHTM ở Việt Nam.
Cơ cấu dịch vụ của BIDV có sự chuyển biến tích cực qua các năm với mức tăng trưởng cao từ dịch vụ bán lẻ, dịch vụ hiện đại. BIDV đã chú trọng đẩy mạnh các kênh phân phối hiện đại theo hướng an toàn và hiện đang trở
thành ngân hàng tiên phong ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tiện ích của khách hàng.
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong giai đoạn nghiên cứu, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đối với nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của Đại dịch Covid 19, tuy nhiên với nhiều nỗ lực, BIDV thực hiện tái cấu trúc toàn diện mọi mặt hoạt động, triển khai mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, cùng với đó là sự chuyển hóa về chất: tăng cường quản trị rủi ro theo Basel II. Những kết quả đó, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 2.3. Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018
Lợi nhuận trước thuế 8.655 9.391 10.732 9.026 13.547 157%
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
Trong giai đoạn 2018 - 2022 đánh dấu sự gia tăng vượt bậc của BIDV về lợi nhuận, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 8.655 tỷ đồng, đến thời điểm năm 2022 đạt 13.547 tỷ đồng, tăng gần 57%. Nhiều năm liền BIDV duy trì nằm trong top 5 ngân hàng thương mại có mức lợi nhuận cao nhất toàn hệ thống ngân hàng. Năm 2022, chênh lệch thu chi đạt 46 nghìn tỷ, tăng 21% so với năm 2021, là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô chênh lệch thu chi đứng thứ 2 thị trường. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực hơn - hhoạt động dịch vụ đóng góp 13% vào thu nhập của toàn hệ thống. Tuy nhiên nếu so với một số ngân hàng trong đó có Vietcombank thì sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập tại BIDV còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.4: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, CAR của BIDV giai đoạn 2018 - 2022
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ
tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 2022/2018
Tổng tài sản
1.202.283 1.312.866 1.489.957 1.516.686 1.761.696 147%
Vốn chủ sở hữu
48.834 54.490 77.653 76.647 86.329 177%
CAR 10,34% 8,74% 8,61% 8,97% 9,34%
Nguồn: Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
Năm 2018, quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV đứng thứ 4 trong toàn hệ thống, đến năm 2019-2020 lên vị trí thứ 3 nhờ thương vụ hợp tác với Hanabank, tuy nhiên, bước sang năm 2021-2022 quy mô VCSH của Ngân lại xuống vị trí thứ 4 do BIDV tập trung nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đều đảm bảo tuân thủ theo qui định của NHNN Việt Nam.
Với phương châm hoạt động “chất lượng tăng trưởng bền vững - hiệu quả - an toàn”, BIDV đã hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh qua các năm cả về số lượng và chất lượng như chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, lợi nhuận ròng, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)... Điều này đã tạo nền móng và cơ sở vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường năng lực tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế của ngân hàng hiện đại.
Hình 2.5. ROA của BIDV giai đoạn 2018 - 2022
Đơn vị: %
0,61 0,59 0,6
0,47
0,64
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7
2018 2019 2020 2021 2022
Nguồn: [34], [35], [36], [37], [38]
Trong giai đoạn 2018 - 2022, BIDV có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Năm 2018, tổng tài sản của BIDV là 1.202.283 tỷ đồng thì đến thời điểm cuối năm 2022 đã tăng lên 1.761.696 tỷ
đồng, tương đương mức tăng 147%. Tương tự là sự gia tăng vượt bậc của vốn chủ sở hữu, từ 48.834 tỷ đồng năm 2018 lên 86.329 tỷ đồng năm 2022.