Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 122 - 129)

8. Kết cấu luận án

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại BIDV, có thể thấy mảng hoạt động này của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể:

* Thứ nhất, một trong những thành công của BIDV trong quản trị rủi ro hoạt động là đã bước đầu thiết lập được văn hóa quản trị rủi ro trong ngân hàng:

Văn hóa tổ chức được định hướng bởi việc quản trị rủi ro, hướng tới những cách hành xử chuyên nghiệp, thận trọng và có trách nhiệm. Kết quả này là sự kết hợp của nhiều biện pháp nâng cao nhận thức và tương tác qua nhiều kênh khác nhau như đào tạo nội bộ, hội thảo, truyền thông, cung cấp các công cụ hỗ trợ tác nghiệp như cẩm nang nghề nghiệp, thẻ ghi nhớ... Văn hóa này chính là điều kiện tiên quyết để tất cả các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, dù thuộc hàng rào bảo vệ nào cũng nhận thức được trách nhiệm quản lý rủi ro của mình. Đồng thời, đây cũng là nền tảng để triển khai các công việc khác của quản trị rủi ro hoạt động ở tầm rộng hơn và sâu hơn. Đây cũng chính là yêu cầu theo nguyên tắc đầu tiên trong số các nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel II.

BIDV đã chủ động chuẩn mực hoá những quan điểm nhận thức và kinh nghiệm thực hành trong quản trị rủi ro để xây dựng thành hệ giá trị cốt lõi trong kiểm soát rủi ro và được HĐQT thể chế hóa thành Nghị quyết về Văn hóa Kiểm soát rủi ro vào tháng 7 năm 2020 và Bộ “Tài liệu hướng dẫn thực hành về văn hóa kiểm soát rủi ro” đã được ban hành theo Công văn số 5679/BIDV-QLRRHĐ ngày 11/10/2021. Văn hóa Kiểm soát rủi ro tại BIDV bao gồm 8 giá trị cốt lõi và 5 nguyên tắc thực hành để làm phương châm dẫn dắt tư duy và định hướng hành động của mọi cán bộ nhân viên BIDV nhất là khi đối diện với rủi ro hay đứng trước sự lựa chọn. Tám giá trị cốt lõi trong văn hóa Kiểm soát rủi ro của BIDV gồm: (1) Thượng tôn pháp luật - Tuân thủ quy định; (2) Chủ động nhận diện - Làm chủ rủi ro; (3) Suy nghĩ tích cực - Hành động trách nhiệm; (4) Minh bạch hoạt động - Giải trình trung thực; (5) Kiểm soát toàn diện - Giám sát đa chiều; (6) Tư duy dài hạn - Lựa chọn bền vững; (7) Học từ quá khứ - Hướng đến tương lai; (8) Kiểm soát rủi ro - Bảo vệ thành quả. Năm nguyên tắc thực hành trong Văn hóa Kiểm soát rủi ro của

BIDV gồm: (i) Lãnh đạo nêu gương; (ii) Lan tỏa, thẩm thấu; (iii) Toàn diện, đa chiều; (iv) Liên tục, nhất quán; (v) Ghi nhận, tôn vinh [41], [42].

Để đánh giá kết quả triển khai thực hành văn hóa kiểm soát rủi ro và tiếp tục lan tỏa sâu rộng văn hóa quan trọng này, BIDV đã tổ chức các Hội thi văn hóa Kiểm soát rủi ro trên toàn hệ thống... Với việc ban hành Nghị quyết về Văn hóa Kiểm soát rủi ro và triển khai mạnh mẽ các hoạt động lan tỏa, đây là kết quả đáng ghi nhận, đồng thời cũng là nền tảng để BIDV hướng tới xây dựng một môi trường hoạt động có bản sắc văn hóa kiểm soát rủi ro rõ nét, có tác động thiết thực và tích cực đến mọi hoạt động của BIDV. Tuy nhiên

* Thứ hai, BIDV vận dụng có hiệu quả các văn bản về quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước, Hội sở chính trong công tác quản trị rủi ro hoạt động.

BIDV thường xuyên sửa đổi, ban hành mới các văn bản, quy trình nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế và chỉ đạo chung của Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ, do vậy BIDV đã thực hiện tự tổng hợp, sắp xếp và triển khai các quy trình, văn bản quy định mới trong vận hành để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động. Mô hình quản trị rủi ro hoạt động của BIDV theo định hướng của BIDV đã đi vào ổn định, tuân thủ theo hướng dẫn của Hội sở chính, phát huy được chức năng kiểm soát, giám sát rủi ro.

Bên cạnh đó trong quá trình triển khai hệ thống chính sách, quy chế, Ngân hàng đã áp dụng chế tài xử lý trách nhiệm trong quá trình hoạt động đối với cá nhân và tập thể. Khi có sai sót, lỗi/rủi ro xảy ra, cơ chế xử lý được phân định theo trách nhiệm cho từng nghiệp vụ, từng giai đoạn để răn đe, bù đắp thiệt hại đồng thời là căn cứ để phòng ngừa rủi ro.

Thông qua việc hệ thống hóa, đưa văn bản quy định vào vận hành, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của Hội sở chính, rủi ro hoạt động xảy ra do không tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, hoặc chưa nghiên cứu đầy đủ giảm mạnh đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao hình ảnh

và vị thế của BIDV, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, tăng vị thế cạnh tranh trên địa bàn thành phố.

* Thứ ba, Ngân hàng đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác nhân sự và bố trí nguồn nhân lực quản trị rủi ro hoạt động.

BIDV xác định xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt động, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro hoạt động là một việc làm hết sức cần thiết, là vấn đề quan trọng đầu tiên mà những người làm công tác quản trị rủi ro hoạt động cần phải quan tâm triển khai. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã bố trí cán bộ tham gia đầy đủ và đúng đối tượng với các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ do BIDV tổ chức về đào tạo quản lý rủi ro cơ bản và quản lý rủi ro nâng cao. Đồng thời có các chương trình về “Đạo đức kinh doanh ngân hàng” phổ biến tới từng cán bộ trong BIDV. Triển khai và tham gia đầy đủ chương trình kiểm tra trực tuyến định kỳ tổ chức đối với các giao dịch viên, chuyên viên quản lý khách hàng, kiểm soát viên thanh toán quốc tế để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, tự kiểm tra, phát hiện sớm và phòng ngừa rủi ro.

BIDV cũng thường xuyên tổ chức các chương trình tự đào tạo, trao đổi, trau dồi kiến thức tại BIDV để có thể nâng cao trình độ cán bộ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức xã hội để mỗi cán bộ tại BIDV có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc, hạn chế những lỗi, sai sót trong quá trình hoạt động.

Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao phẩm chất của người cán bộ ngân hàng, giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, lỗi phát sinh do các gian lận trong nội bộ BIDV. Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc, đột xuất. Phát động các phong trào thi đua lao động tạo sự hăng say trong công việc để có thu nhập chính đáng, tương xứng với công sức người lao động đã bỏ ra trong kết quả hoạt động của BIDV.

Trong gian qua, tại BIDV số lỗi tác nghiệp do sai sót liên quan đến con người giảm mạnh, không xảy ra trường hợp gian lận hoặc cố ý làm sai xuất

phát từ cán bộ ngân hàng. Đây là tiền để để giảm thiểu rủi ro hoạt động, nâng cao công tác quản lý rủi ro tại BIDV.

* Thứ tư, từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý:

Hiện nay trong toàn hệ thống BIDV đều được trang bị lắp đặt camera tại các bộ phận giao dịch, phòng nghiệp vụ, các điểm đặt ATM. Việc hỗ trợ trên đảm bảo an toàn và giảm thiểu gian lận nội bộ cũng như tấn công từ bên ngoài vào bộ phận kinh doanh trực tiếp tại ngân hàng. Đồng thời BIDV tuân thủ theo hướng dẫn của BIDV đã quản lý việc thực hiện hạn mức giao dịch thông qua cài đặt hạn mức trên hệ thống máy tính. Do đó đã hỗ trợ tối đa trong việc kiểm soát giao dịch tiền mặt đối với từng giao dịch khác nhau, đồng thời qua đó phân loại, đánh giá năng lực của từng cán bộ giao dịch, kiểm soát viên và lãnh đạo phòng/ bộ phận giao dịch. Chương trình quản lý dữ liệu rủi ro hoạt động đã được BIDV xây dựng và đưa vào triển khai tại BIDV nên đã giúp trong việc tổng hợp, đánh giá các dấu hiệu nhận biết rủi ro hiệu quả, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách kịp thời và hiệu quả.

Năm 2020 cũng là năm dấu ấn khi BIDV đã thành công trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực quản trị điều hành một cách đa dạng, đầy đủ trên các mặt hoạt động, như: Hệ thống báo cáo quản trị điều hành (MIS) – hệ thống này đã giúp BIDV trở thành một trong số các ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công và đưa vào sử dụng hệ thống Kho dữ liệu tập trung và hạ tầng đồng bộ về kho dữ liệu dựa trên mô hình, kiến trúc hiện đại theo thông lệ quốc tế của IBM; Hệ thống MPA giúp đưa BIDV trở thành một trong số rất ít các ngân hàng Việt Nam có được hệ thống đo lường lợi nhuận đa chiều chi tiết từ sản phẩm, khách hàng, khối kinh doanh đến đơn vị tổ chức, vùng miền. Hệ thống ERP khi được đưa vào sử dụng đã đáp ứng các nhu cầu về quản trị tài chính và nghiệp vụ kế toán tuân theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế cũng như các yêu cầu đặc thù tại Việt Nam, có khả năng hỗ trợ các mục tiêu phát triển trong dài hạn của BIDV.

Ngoài ra, BIDV đã xây dựng hệ thống thống kê, phân tích số liệu phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền và các hệ thống hỗ trợ quản trị rủi ro khác đã và đang từng bước giúp BIDV có được các công cụ để hỗ trợ và quản trị rủi ro theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các thông lệ tốt trên thế giới; Hệ thống Quản lý văn bản trên toàn BIDV đã góp phần đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính, hỗ trợ đắc lực hoạt động Quản trị điều hành từ Hội sở chính tới các đơn vị trong toàn hệ thống.

* Thứ năm, quản trị rủi ro hoạt động tại BIDV có sự tách bạch, phân công trách nhiệm trong tất cả các khâu nghiệp vụ.

BIDV đã xây dựng bộ phận quản lý rủi ro tách biệt với bộ phận kinh doanh trực tiếp, đồng thời phân tách thành hai mảng: rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng. Bộ phận quản trị rủi ro hoạt động có kế hoạch riêng, làm việc theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc BIDV. Đồng thời BIDV thực hiện phân giao trách nhiệm tới từng cán bộ trong BIDV, đảm bảo tính tự giác trong quá trình thực hiện, từ đó hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động được nâng cao, số lượng lỗi/sai sót trong quá trình vận hành có sự giảm thiểu đáng kể.

* Thứ sáu, BIDV đã tích cực xử lý và ngăn chặn những tổn thất do rủi ro hoạt động gây ra trong giai đoạn 2018 - 2022.

Trong giai đoạn vừa qua, BIDV cũng đã phát hiện những lỗi trong tác nghiệp, sai sót trong quá trình thực hiện và triển khai nghiệp vụ. BIDV đã kịp thời khắc phục và xử lý những tổn thất xảy ra, hạn chế tối thiểu thiệt hại bằng vật chất đối với BIDV. Số lượng lỗi tác nghiệp của BIDV trong giai đọan 2018 - 2022 dao động ở mức trên 1.000 lỗi 1 năm, tuy nhiên số tổn thất về thiệt hại của BIDV tương đối nhỏ, ở mức BIDV có thể kiểm soát được. Số lỗi nghiệp vụ, BIDV ngăn chặn ngay từ lúc chưa phát sinh thiệt hại chiếm khoảng 90% tổng số lỗi phát hiện. Do vậy thiệt hại do rủi ro hoạt động tại Ngân hàng ở mức tương đối thấp, nằm trong mức độ chấp nhận được và kiểm soát của BIDV.

* Thứ bảy, BIDV đã triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát, nội bộ tự kiểm tra.

Hiện nay, định kỳ hoặc đột xuất, BIDV thực hiện công tác tự kiểm tra, rà soát các quy trình nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, có những biện pháp khắc phục kịp thời, giảm thiểu thiệt hại xảy ra cho BIDV. Định kỳ theo quý, ban lãnh đạo BIDV đã có văn bản chỉ đạo thực hiện kiểm tra chéo giữa các phòng ban trên phạm vi toàn bộ các nghiệp vụ, thành lập các tổ kiểm tra, có biên bản tong hợp các lỗi phát sinh. BIDV thực hiện yêu cầu cán bộ hoàn thiện và khắc phục tối đa những lỗi, sai sót phát hiện trong quá trình tự kiểm tra.

BIDV đánh giá tầm quan trọng của công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ các quy trình nghiệp vụ. Trong năm, định kỳ vào thời điểm giữa năm và cuối năm, BIDV thực hiện rà soát và kiểm tra lại toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, lưu trữ hồ sơ, đánh giá và thống kê các tổn thất, thiệt hại đã xảy ra do những sai sót trong quá trình tác nghiệp, có những biện pháp xử phạt kịp thời nhằm tăng tính trách nhiệm của chuyên viên cán bộ BIDV. Đồng thời, qua công tác tự rà soát, các tổ kiểm tra đưa ra các dấu hiệu cảnh báo rủi ro sớm, đồng thời đặt ra những kế hoạch ứng phó trong trường hợp rủi ro hoạt động có khả năng xảy ra.

* Thứ tám, Ngân hàng đã thiết kế và triển khai thành công một số công cụ quản trị rủi ro hoạt động.

Một số công cụ đã được khai thác tốt, đem lại nhiều kết quả giá trị cho việc xác định và đánh giá rủi ro hoạt động. Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, Ngân hàng đã hoàn thành việc tính toán mức vốn an toàn tối thiểu cho rủi ro hoạt động theo Thông tư 41/2016/TTNHNN. Với kết quả này, BIDV đã đáp ứng đảm bảo tuân thủ yêu cầu về vốn cho rủi ro hoạt động theo quy định của NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)