Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN
1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở trong nước, những nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn về nhu cầu tỏ ra chiếm ưu thế. Có rất nhiều công trình khác nhau nghiên cứu về vấn đề này.
Có thể điểm qua các hướng nghiên cứu nhu cầu với các công trình nghiên cứu như sau:
1.2.1.1. Hướng nghiên cứu vai trò, giá trị của nhu cầu
Trong cuốn sách Tâm lý học đại cương, nhiều tác giả bàn luận đến các vấn đề: khái niệm, phân loại, vai trò của nhu cầu… [21, tr. 316 – 319]; [56, tr.
186 – 187]. Hầu hết các tác giả đều đứng trên quan điểm của lý thuyết hoạt động để nghiên cứu nhu cầu và xem xét nhu cầu với tư cách là thành tố trong xu hướng nhân cách và là động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động của cá nhân. Sẽ là vô nghĩa nếu như xem xét nhu cầu tách biệt với quá trình hoạt động. Nhu cầu được nảy sinh, hình thành và phát triển trong quá trình cá nhân hoạt động và tương tác với môi trường bên ngoài.
1.2.1.2. Hướng nghiên cứu về thực trạng nhu cầu của các khách thể khác nhau
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hà về nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm năm 2003 [22]. Năm 2005, tác giả Đỗ Hạnh Nga đã thực hiện đề tài: Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở về nhu cầu độc lập [33]. Năm 2006, Lã Thị Thu Thủy thực hiện đề tài về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của trí thức trẻ [54]. Cũng vào năm
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
23
2006, Hoàng Trần Doãn đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên [6]; Nguyễn Thị Hồng Nga nghiên cứu về nhu cầu tham vấn của sinh viên [34]. Lê Thu Trang 2012 đã thực hiện đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ thành niên vi phạm pháp luật ở trường Giáo dưỡng [47]. Tô Hạnh cùng cộng sự (2014) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhu cầu giải trí của thanh niên dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ [23].Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Phạm Văn Tư (2014) với đề tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS [55].Cũng vào năm 2014, Phạm Thanh Bình đã công bố đề tài “Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở” [3].
Như vậy, có rất nhiều các hướng nghiên cứu khác nhau xoay quanh vấn đề nhu cầu như: Nghiên cứu vai trò, giá trị của nhu cầu, nghiên cứu thực trạng nhu cầu, nghiên cứu nhu cầu trong lĩnh vực tham vấn tâm lý, rồi một số công trình nghiên cứu về nhu cầu nhận thức… Tất cả các công trình kể trên đã góp phần làm rõ thêm vai trò của nhu cầu vào các lĩnh vực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục. Tham khảo các công trình nghiên cứu về nhu cầu, chúng tôi kế thừa cơ sở lí luận liên quan đến nhu cầu, đặc điểm và biểu hiện của nhu cầu trong các hoạt động cụ thể của con người. Điểm hay của một số luận án là tác giả đã biết sử dụng những kết quả nghiên cứu của mình để ứng dụng nó vào trong đời sống thực tiễn như xây dựng mô hình tham vấn học đường tại các trường THPT, THCS hay phát hiện nhu cầu tham vấn của SV để thành lập phòng tham vấn tâm lý tại các trường Đại học, Cao đẳng… Đây chính là điểm mạnh của một số luận án mà chúng ta cần học hỏi.
1.2.2. Những nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
Các công trình nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định ở trong nước còn khá hạn chế. Theo tác giả Mai Phương (2003), một đứa trẻ tự tin, được giáo dục tốt, biết điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực của xã hội sẽ là một công dân gương mẫu, tích cực sau này. Đó sẽ là một đứa trẻ biết tự vươn lên, khẳng
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
24
định bản thân, khẳng định vị thế của mình trong các mối quan hệ để thành công trong cuộc sống bằng chính ý chí, nghị lực và trí tuệ của mình. Chính vì vậy, giáo dục làm sao để trẻ mầm non có thể tự khẳng định mình là một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc và cần thiết. Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng, mức độ, biểu hiện kỹ năng tự khẳng định của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [38]. Với nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tự khẳng định được xếp vào nhóm các kỹ năng xã hội và là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ với sự phát triển tương tác. Chúng tôi đã kế thừa một số quan điểm, cách tiếp cận về vấn đề tự khẳng định, từ đó chúng tôi có những phát triển sâu sắc hơn về lí luận trong nghiên cứu của mình.
Tác giả Lê Phương Tuệ (2005) đã đi sâu tìm hiểu thực trạng, mức độ, biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Thông qua đó, tác giả xây dựng các biện pháp tác động nhằm giáo dục kỹ năng tự khẳng định của trẻ thông qua trò chơi này. Lê Phương Tuệ cho rằng, để hình thành và phát triển nhu cầu tự khẳng định của trẻ, người giáo viên phải thiết kế tổ chức các hoạt động sao cho thiết thực phù hợp với đặc điểm của trẻ. Cần phải có những biện pháp tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ và thói quen của chủ thể. Đồng thời, cần phải tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu từ phía khách quan như đa dạng hóa, hiện đại hóa các phương thức và điều kiện thỏa mãn, tạo môi trường kích thích và phát triển nhu cầu tự khẳng định của trẻ mẫu giáo [53]. Với đề tài này, chúng tôi đã kế thừa một số quan điểm, cách tiếp cận về nhu cầu, biểu hiện nhu cầu tự khẳng định để phát triển sâu hơn cơ sở lí luận về nhu cầu tự khẳng định của SV.
SV hiện nay không chỉ khẳng định mình ở các hoạt động mang tính chất lành mạnh mà SV còn khẳng định mình ở các hoạt động thiếu lành mạnh. Các hoạt động thiếu lành mạnh SV có thể khẳng định mình phải kể đến như:
Nghiện game, uống rượu, chơi lô đề,... Theo số liệu thống kê cuối 2015, nhóm đối tượng sử dụng smartphone và internet đông đảo nhất để chơi game, qua
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
25
game để khẳng định mình là tầng lớp thanh thiếu niên (từ 16 đến 34 tuổi), chiếm 80%, trong đó nhóm tuổi từ 16 đến 25 tuổi sử dụng nhiều nhất khi chiếm tới 45% [76]. Tiếp đó, theo đánh giá của bộ y tế, mỗi năm, người Việt tiêu thụ hàng tỉ lít bia và là nước tiêu thụ Heineken đứng thứ ba trên thế giới.
Năm 2011, Việt Nam tiêu thụ 2.6 tỉ lít bia. Theo thống kê của Viện chiến lược và chính sách y tế thì 1/3 số người sử dụng rượu bia bắt đầu uống trước 20 tuổi và đây là lứa tuổi đầu sinh viên [28]. Như vậy, với các áp lực trong cuộc sống, trong học tập, trong gia đình..., các bạn trẻ mượn thế giới ảo để tìm cảm giác tự do, để thể hiện mình, để khẳng định bản thân, để trải nghiệm cảm giác thống trị và được làm bá chủ.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, tổng kết các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nhu cầu tự khẳng định của SV, có thể rút ra một số nhận định như sau:
- Đối với các nghiên cứu nước ngoài
Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhu cầu của các tác giả nước ngoài cho thấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Tâm lí học hoạt động, tâm lí học hành vi, phân tâm học, tâm lí học nhân văn… Trong đó, cách tiếp cận của tâm lí học hoạt động là có ý nghĩa hơn cả vì đã chứng minh một cách biện chứng rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo nên tính tích cực của mỗi cá nhân, nó quyết định xu hướng, tính chất hành vi của con người và nghiên cứu nhu cầu phải gắn liền với hoạt động.
Vấn đề nhu cầu tự khẳng định đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là các nhà tâm lý học phương Tây. Các tác giả đã phân tích, tìm hiểu về nhu cầu cái tôi, những nghiên cứu xuyên văn hóa về nhu cầu tự khẳng định, rồi bí quyết để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định. Những nghiên cứu này đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nhu cầu tự khẳng định trong đời sống của con người. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, nhu cầu tự khẳng
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
26
định ở mỗi nền văn hóa khác nhau là khác nhau. Đặc biệt, quan điểm về người tự chủ bản thân là những người có niềm tin vào chính bản thân mình, tự biết thể hiện mình là những quan điểm được luận án kế thừa và nghiên cứu tiếp với đối tượng là SV ở Việt Nam.
- Đối với những nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định của SV đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp vào kho tàng tri thức về nhu cầu tự khẳng định. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định trên đối tượng là SV còn khiêm tốn, chưa rõ và chưa được chú trọng. Bởi vậy, nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV hiện nay là một vấn đề cần và rất rất cần. Nó không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học