Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 71 - 78)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tổ chức nghiên cứu

Từ khung lí luận đã được xác định của luận án, chúng tôi tổ chức thực hiện nghiên cứu theo 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: nghiên cứu lí luận;

Giai đoạn 2: nghiên cứu thực tiễn; Giai đoạn 3: nghiên cứu trường hợp.

3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận

Chúng tôi thực hiện các công việc nghiên cứu lí luận sau:

Xác định mục đích nghiên cứu:

- Giới thiệu tổng quan các công trình nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước về nhu cầu tự khẳng định.

- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về nhu cầu tự khẳng định của SV.

- Từ việc phân tích các quan điểm tiếp cận khi nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định, xác lập quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV trên thực tế.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

66

Nội dung nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án: Đọc, dịch, tổng hợp các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở, xác định khái niệm, xây dựng khung lý thuyết, xác định nội dung nghiên cứu. Xin ý kiến các chuyên gia về những vấn đề lý luận liên quan đến luận án. Trong phần nghiên cứu lí luận, chúng tôi giới hạn nội dung nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định biểu hiện qua 2 mặt: Nhu cầu được công nhận mình và nhu cầu được thể hiện mình. Nội dung cụ thể của cách tiếp cận này được trình bày chi tiết ở chương 2.

Toàn bộ nội dung nghiên cứu này được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí:

Tính bức xúc, tính thúc đẩy, tính hài lòng. Để nhận biết đầy đủ hơn về nhu cầu tự khẳng định của SV, chúng tôi cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

Tổ chức tiến hành: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa tài liệu, văn bản, giáo trình và lấy ý kiến chuyên gia.

3.2.2. Giai đoạn xây dựng công cụ đo và nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện qua các giai đoạn: Giai đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn điều tra chính thức, phân tích kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng, nghiên cứu trường hợp. Mỗi giai đoạn có mục đích, phương pháp nghiên cứu khác nhau.

Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi

Chúng tôi khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu lí luận đã xác định ở chương 2 để làm cơ sở cho việc tự xây dựng nội dung câu hỏi, sau đó lấy ý kiến các chuyên gia đã nghiên cứu về nhu cầu, nhu cầu tự khẳng định và thăm dò ý kiến SV đang học tập ở trường Đại học. Thời gian thực hiện tháng 8.2015.

- Thiết kế bảng hỏi lần 1: Để bám sát nội dung nghiên cứu, nội dung bảng hỏi được chúng tôi xác định qua các chỉ báo, tiêu chí đánh giá cho từng nội dung:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

67

+ Phần thông tin chung: Chúng tôi xây dựng các chỉ báo thông tin cá nhân: Giới tính, năm học, trường, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ.

+ Phần tìm hiểu thông tin mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV qua biểu hiện nhu cầu được công nhận mình, tức là mong muốn được công nhận năng lực, được yêu thương và được tôn trọng mình trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội. Trong nội dung này, chúng tôi thiết kế câu hỏi để đo mức độ nhu cầu được công nhận mình của SV trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh.

Bảng 3.2. Thiết kế câu hỏi đo mức độ nhu cầu được công nhận mình Nhu cầu Hoạt động học tập Hoạt động giao tiếp Hoạt động xã hội

Nhu cầu được công nhận năng

lực

+ Tôi mong muốn được mọi người đánh giá tôi là người học giỏi.

- Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người có kỹ năng chép bài tốt.

+ Tôi đòi hỏi được mọi người đánh giá tôi là người có kỹ năng mềm tốt.

- Tôi thích thể hiện mình là người tự quyết trong việc kết thân với người bạn khác giới.

+ Tôi đòi hỏi mọi người nhìn nhận tôi là người có kỹ năng gắn kết giữa các thành viên trong nhóm làm việc.

- Tôi mong muốn được bạn bè đánh giá mình là người chơi lô đề, cờ bạc giỏi.

Nhu cầu được yêu

thương

+ Tôi mong muốn được cùng các bạn thảo luận các vấn đề khó trong học tập.

- Tôi thích thể hiện mình là người không muốn chơi với các bạn học kém.

+ Tôi mong muốn được bạn bè yêu quý những điều mình chia sẻ.

- Tôi mong muốn quy tụ các bạn để cùng cô lập một thành viên trong lớp.

+ Tôi đòi hỏi mình luôn nhận được sự động viên, khích lệ của tập thể.

- Tôi muốn được thể hiện là người hút thuốc giỏi nhất lớp.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

68

Nhu cầu Hoạt động học tập Hoạt động giao tiếp Hoạt động xã hội

Nhu cầu được tôn trọng

+ Tôi đòi hỏi được mọi người đánh giá cao trong các đợt khen thưởng.

- Tôi muốn thể hiện mình là ngườicó thể tự do nghỉ học mà không cần xin phép giảng viên.

+ Tôi đòi hỏi được mọi người lắng nghe khi tôi trao đổi vấn đề - Tôi khao khát được mọi người nhìn nhận mình là người sành điệu

+ Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người có tố chất lãnh đạo trong tổ chức.

- Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận mình là người uống rượu giỏi nhất trong nhóm bạn.

+ Phần tìm hiểu thông tin mức độ nhu cầu tự khẳng định qua biểu hiện nhu cầu được thể hiện mình, tức là nhu cầu được thể hiện năng lực, sáng tạo và quyết định của mình trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội. Trong nội dung này, chúng tôi thiết kế câu hỏi để đo mức độ nhu cầu được thể hiện mình của SV trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh.

Bảng 3.3. Thiết kế câu hỏi đo mức độ nhu cầu được thể hiện mình

Nhu cầu Hoạt động học tập Hoạt động giao tiếp Hoạt động xã hội

Nhu cầu được thể hiện năng

lực

+ Tôi khao khát mình tốt nghiệp đúng hạn.

- Tôi muốn thể hiện mình là người có kỹ năng “quay bài”

trong thi cử.

+ Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi luôn diễn đạt trôi chảy trước mọi người.

- Tôi mong muốn tôi được lãnh đạo nhóm và thường xuyênnghĩ

xấu về người mà tôi không thích.

+ Tôi mong muốn được nhận nhiệm vụ khó khăn hơn trong công tác xã hội.

- Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người chơi game giỏi nhất lớp.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

69

Nhu cầu Hoạt động học tập Hoạt động giao tiếp Hoạt động xã hội

Nhu cầu được thể hiện sáng

tạo.

+ Tôi khao khát được trình bày vấn đề học tập theo lối tư duy và cách hiểu của riêng mình.

- Tôi mong muốn thuê người đi học hộ để tôi có thời gian làm việc khác ý nghĩa hơn.

+ Tôi mong muốn được mọi người đánh giá tôi là người có

“duyên” khi nói chuyện.

- Tôi thích thể hiện tôi là người chơi hết mình.

+ Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người có khả năng đưa ra kế hoạch trong hoạt động từ thiện.

- Tôi thích thể hiện tôi là người biết bảo vệ ý tưởng của mình cho dù ý tưởng đó mọi người đánh giá là vô lí.

Nhu cầu được thể hiện quyết

định

+ Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi luôn quyết định đúng trong cách giải bài tập mới.

- Tôi khao khát tạm dừng việc học để bắt tay vào hoạt động khởi nghiệp kinh doanh.

+ Tôi muốn thể hiện mình là người luôn đưa ra quyết định đúng trong việc chọn bạn để chơi thân.

- Tôi đòi hỏi mọi người phải nghe theo quyết định của tôi.

+ Tôi mong muốn quyết định của tôitrong hoạt động xã hội được đoàn thể nhất trí cao.

- Tôi muốn thể hiện tôi là người có quyền quyết định về địa điểm tổ chức từ thiện.

+ Phần những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV Phần này chúng tôi xây dựng nội dung theo các chỉ báo liên quan:

. Yếu tố chủ quan như: Năng lực học tập, niềm tin, quyết tâm . Yếu tố khách quan như: Gia đình, nhà trường – nhóm bạn Điều tra thử lần 1

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

70

Chúng tôi thực hiện trưng cầu ý kiến của 50 SV của Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó có, 20 SV năm thứ nhất, 10 SV năm thứ hai, 10 SV năm thứ ba và 10 SV năm thứ tư.

Trong tổng thể phần lớn các câu hỏi, chúng tôi thực hiện chia thang điểm gồm 5 mức: 1 điểm: Rất thấp; 2 điểm: Thấp; 3 điểm: Trung bình; 4 điểm: Cao; 5 điểm: Rất cao.

Cùng với cách chia điểm, chúng tôi xây dựng nhiều câu hỏi mở nhằm thu thập thêm nhiều thông tin hỗ trợ cho các câu hỏi đóng. Sau khi xử lí số liệu và thực hiện các thao tác trên phần mềm SPSS 20.0, chúng tôi thấy một số chỉ báo dễ gây hiểu nhầm cho SV, bảng hỏi có quá nhiều câu hỏi mở, các câu hỏi quá dài và đôi lúc các chỉ báo bị trùng lặp ý.

Với các lí do trên, chúng tôi không sử dụng hoàn toàn bảng hỏi lần 1 và có điều chỉnh, thiết kế lại bảng hỏi dựa trên cơ sở phát hiện những sai sót, chưa hợp lí để làm lại câu hỏi cho phù hợp hơn.

- Thiết kế bảng hỏi lần 2

Thời gian thực hiện từ tháng 5.2016. Từ những phiếu trưng cầu ý kiến thu được, chúng tôi đã chỉnh sửa lại nội dung của bảng hỏi, lược bớt một số câu hỏi mở, điều chỉnh lại một số chỉ báo để thông tin không bị trùng lặp ý, ý nghĩa tường minh hơn. Chúng tôi vẫn lựa chọn chia thang điểm làm 5 mức tương ứng:

1 điểm: Rất thấp; 2 điểm: Thấp; 3 điểm: Trung bình; 4 điểm: Cao; 5 điểm: Rất cao.

Để đánh giá được chính xác hơn về mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV, chúng tôi thực hiện lấy ý kiến trên 70 SV đang học tại Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả thu được cho thấy, SV đã hiểu rõ về các tiêu chí đánh giá nhu cầu tự khẳng định và SV đã đánh giá đúng trên cơ sở điểm số từ 1 đến 5 điểm. Sau khi xử lí số liệu, chúng tôi nhận thấy các mệnh

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

71

đề trong từng câu hỏi đã rõ ràng. Chúng tôi quyết định đi đến giai đoạn điều tra chính thức.

Giai đoạn 2: Điều tra chính thức

Thời gian thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.

Khách thể gồm 422 SV thuộc các hệ đào tạo khác nhau đến từ 3 trường:

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải.

- Mục đích: Tìm hiểu mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Chỉ ra mối tương quan về nhu cầu tự khẳng định của SV các năm học, SV các trường, SV nam và SV nữ.

- Phương pháp: Điều tra bằng trưng cầu ý kiến cá nhân.

- Nguyên tắc điều tra: Cá nhân SV tham gia trả lời một cách độc lập, theo suy nghĩ của cá nhân. Các câu hỏi, mệnh đề mà SV không hiểu, điều tra viên có thể giải thích để giúp họ có thể trả lời chính xác hơn.

- Cách thức xử lí số liệu điều tra: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học. Số liệu thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Những câu hỏi có đặt thang điểm mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với ý nghĩa đã cho, trên cơ sở thang điểm này chúng tôi chia ra thành 5 mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV và sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau.

Giai đoạn 3: Phân tích kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng Mục đích: Phân tích và đánh giá thực trạng.

Nội dung: Theo mục đích nghiên cứu và khung nội dung đưa ra, dữ liệu thu về được phân tích trên các khía cạnh:

- Đánh giá chung về nhu cầu tự khẳng định của SV.

- Biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV qua 2 mặt: Nhu cầu được công nhận mình và nhu cầu được thể hiện mình.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

72

- Đánh giá các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV xét theo các khía cạnh giới tính, trường, năm học, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Phần này thể hiện qua ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan (Năng lực học tập, niềm tin, quyết tâm) và ảnh hưởng của yếu tố khách quan (Gia đình, nhà trường – nhóm bạn) đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

- Nghiên cứu 02 trường hợp điển hình.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)