Nhu cầu tự khẳng định

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 40 - 43)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN

2.2. Nhu cầu tự khẳng định

Các nhà tâm lý học có nhiều quan điểm khác nhau khi giải thích khái niệm tự khẳng định:

Cách tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh sự tích cực, chủ động của mỗi cá nhân trong quá trình tự khẳng định

Trong từ điển tiếng Nga, định nghĩa “Tự khẳng định” được hiểu là cá nhân tích cực, chủ động, có những quan điểm và sáng kiến riêng nhằm chống lại tác động từ bên ngoài để được người khác thừa nhận [73]. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng sự tích cực, chủ động của mỗi cá nhân và mong muốn được xã hội thừa nhận năng lực của cá nhân ấy.

Lange và Jakubowski (1976) thể hiện quan điểm khi cho rằng, tự khẳng định là bao hàm việc đứng lên cho quyền cá nhân và thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin theo cách trực tiếp, trung thực và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác [70].

R.J. Corsini và A.J.Auerbach nhấn mạnh: Tự khẳng định là mong muốn của cá nhân tự hành động và tự đưa ra quyết định theo cách phù hợp với nhận thức của bản thân [63, tr. 425].

Theo cách hiểu khác, tự khẳng định là cá nhân diễn đạt ý kiến, nhu cầu, nguyện vọng của mình một cách thẳng thắn. Tự khẳng định giúp cá nhân tự nhận ra được giá trị, trách nhiệm cũng như mong muốn của bản thân, từ đó giúp cá nhân có thể tự tin thể hiện mình trước người khác [78].

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

35

Với quan điểm, tự khẳng định là cá nhân muốn làm và không phụ thuộc, L.K.Brendtro, M. Brokenleg và S.V. Bockern (1990) [62] khi nghiên cứu văn minh của người da đỏ cách đây hàng nghìn năm ở Mỹ đã xác minh được rằng, người da đỏ ở Mỹ đã biết đưa ra một sơ đồ mục tiêu gọi là vòng tròn dũng cảm. Trong đó, người da đỏ tin rằng có thể tạo ra một con người dũng cảm – một người có nhân cách nếu người đó được giáo dục đủ bốn đức tính: khẳng định – hào phóng – được phụ thuộc và khả năng hoàn thiện tri thức. Theo triết lý này, vào thế kỷ 18, nhà triết học Pháp J.J.Rousseau đã đặt nền móng cho tư tưởng độc lập, tự khẳng định của cá nhân. Ông cho rằng, giáo dục phải dựa trên các chất tự nhiên của trẻ, không thể nóng vội, trong đó tự khẳng định có nghĩa là “trẻ có thể làm cái nó muốn làm và không thể hành động phụ thuộc vào hệ thống những giá trị này hay khác” [68, tr. 780].

Cách tiếp cận thứ hai nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực trong quá trình tự khẳng định

Theo quan điểm của McClelland D [69], tự khẳng định là mong muốn thực hiện một cách xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, hay nói một cách đơn giản hơn, tự khẳng định là khao khát vươn đến những thành công. Quan điểm này nhấn mạnh đến vai trò của năng lực trong quá trình cá nhân tự khẳng định bản thân.

TheoMaslow (1968), tự khẳng định bản thân là "quá trình phát triển mà người đó có khả năng trở thành". Theo cách hiểu này, tự khẳng định là sự thể hiện khả năng của cá nhân và mong muốn được thể hiện tất cả tài năng của mình để đạt được giới hạn tối đa mà họ có thể đạt được [77].

Theo chúng tôi, tự khẳng định là sự tích cực – chủ động – sáng tạo của cá nhân được người khác thừa nhận. Một cá nhân muốn khẳng định mình, thứ nhất, cá nhân ấy phải hiểu về những gì mình cần khẳng định. “Tôi là ai và làm thế nào để tôi có thể trở thành chính tôi? [2, tr. 181]. Thứ hai, cá nhân ấy luôn mong muốn được người khác công nhận năng lực cũng như các giá trị của bản thân mình. Thứ ba, cá nhân ấy luôn muốn được thể hiện mình.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

36

Như vậy, từ những quan niệm phân tích nêu trên, chúng tôi xin đưa ra khái niệm tự khẳng định:

Tự khẳng định là sự thể hiện mạnh mẽ, tích cực của cá nhân về việc mong muốn được người khác công nhận mình và được thể hiện mình.

2.2.2. Khái niệm nhu cầu tự khẳng định

Nhu cầu tự khẳng định nảy sinh, phát triển và được thỏa mãn bằng chính hoạt động của chủ thể. Hoạt động tự khẳng định là phương thức thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định. Nhu cầu tự khẳng định là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, được nảy sinh trên cơ sở con người tự ý thức được

“ý muốn” và “cái Tôi” của mình. Tự ý thức về bản thân, về năng lực, giá trị và hoạt động của bản thân được thể hiện ở sự giác ngộ về động cơ, mục đích và biện pháp thực hiện hoạt động. Nghĩa là con người phải tự ý thức được mình với tư cách là người tổ chức, thực hiện và khẳng định quá trình hoạt động của chính mình. Khi xuất hiện một nhu cầu cụ thể thì chủ thể sẽ hướng trí lực vào việc tìm kiếm các phương thức, điều kiện để thỏa mãn nhu cầu.

Nhu cầu xuất hiện với cường độ mạnh sẽ thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nó. Khi nhu cầu không được thỏa mãn, chủ thể sẽ xuất hiện trạng thái căng thẳng, xúc cảm âm tính [19].

Dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về biểu hiện nhu cầu tự khẳng định ở những lứa tuổi khác nhau trong những năm gần đây như: sự vi phạm những nguyên tắc đã được thiết lập trong gia đình, sự thể hiện hành vi thiếu nhất quán trong những lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày về giờ ăn, giấc ngủ, hẹn hò hay các mối quan hệ với bạn bè… J.G. Smetana và P.Asquith (1994) [71] đã đưa ra khái niệm về nhu cầu tự khẳng định của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là: “mong muốn được tự mình đưa ra quyết định đối với những lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày và giảm sự phụ thuộc vào những quy tắc do cha mẹ đặt ra”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

37

Theo Lê Phương Tuệ (2005), nhu cầu tự khẳng định là một loại nhu cầu trong vô số các nhu cầu. Nhu cầu tự khẳng định vừa là phẩm chất, ý chí, vừa là trạng thái hoạt động của cá nhân. Nhu cầu tự khẳng định thể hiện tính xã hội của con người ở chỗ, nhu cầu tự khẳng định không xuất hiện tách rời các phẩm chất, nhân cách như tính chủ định, ý chí, tính định hướng, tính tích cực, tình cảm, cảm xúc… Để phát huy nhu cầu tự khẳng định, con người cần có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về các lĩnh vực hoạt động, khả năng tự đặt nhiệm vụ, kế hoạch hóa, kiểm tra hành động, niềm tin vào bản thân, sự nỗ lực, ý chí, tính tích cực, tự giác, mục đích và kỷ luật. Bởi vậy, khi nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định trên khách thể là trẻ mẫu giáo, Lê Phương Tuệ đã cho rằng: Nhu cầu tự khẳng định là những đòi hỏi của trẻ muốn được người lớn thừa nhận chính bản thân mình[53, tr. 35].

Như ta đã biết, con người chỉ có nhu cầu tự khẳng định sau khi đã có hiểu biết rõ ràng về hiện thực khách quan xung quanh, về người khác và về chính bản thân mình. Trên cơ sở nhận thức, con người thể hiện thái độ của mình đối với đối tượng, đồng thời con người có khả năng dự kiến trước hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhằm thích nghi, cải tạo thế giới khách quan, và cải tạo cả bản thân mình. Nghĩa là khi đó con người đã ý thức và tự ý thức về mình. Trên cơ sở kế thừa các quan điểm về tự khẳng định và phân tích các nội dung nêu trên, chúng tôi xin đưa ra khái niệm nhu cầu tự khẳng định:

Nhu cầu tự khẳng định là sự đòi hỏi tích cực, mạnh mẽ của cá nhân cần thỏa mãn về việc mong muốn được công nhận mình và được thể hiện mình trước người khác.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)