Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN
4.2. Thực trạng mức độ từng mặt biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
4.2.1. Thực trạng mức độ nhu cầu được công nhận mình
4.2.1.1. Thực trạng mức độ nhu cầu được công nhận năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội
Nhu cầu được công nhận năng lực được luận án xem xét qua ba hoạt động chính của SV: Hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp và hoạt động xã hội. Nhu cầu được công nhận năng lực của SV được thể hiện qua việc SV mong muốn được mọi người nhìn nhận mình là người học giỏi, có kĩ năng mềm tốt, có kĩ năng gắn kết giữa các thành viên trong nhóm làm việc. Ngoài ra, SV còn có nhu cầu được mọi người thừa nhận mình là người có khả năng chơi lô đề, cờ bạc giỏi nhất trong nhóm bạn, thậm chí mình có khả năng chép bài trong thi cử tốt, ... Thực trạng mức độ nhu cầu được công nhận năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội của SV được thể hiện chi tiết tại bảng 4.3.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
84
Bảng 4.3. Thực trạng mức độ nhu cầu được công nhận năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội
Nội dung nhu cầu
Tính bức xúc Tính thúc đẩy Tính hài lòng ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức Tôi mong muốn được mọi
người đánh giá tôi là người học giỏi nhất lớp
2.92 1.07 Thấp 3.38 0.91 TB 3.37 0.76 TB
Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người có kỹ năng chép bài tốt
4.21 0.9 Cao 3.76 0.73 TB 3.55 1.03 TB
Tôi đòi hỏi được mọi người đánh giá tôi là người có kỹ năng mềm tốt
3.21 1.10 TB 2.86 1.02 Thấp 3.96 1.02 TB
Tôi thích thể hiện mình là người tự quyết trong việc kết thân với người bạn khác giới
4.01 0.89 TB 3.58 0.87 TB 3.61 1.01 TB
Tôi đòi hỏi mọi người nhìn nhận tôi là người có kỹ năng gắn kết giữa các thành viên trong nhóm làm việc
3.82 1.02 TB 4.21 0.82 Cao 2.81 1.02 Thấp
Tôi mong muốn được bạn bè đánh giá mình là người chơi lô đề, cờ bạc giỏi
3.28 0.96 TB 3.15 1.12 TB 2.96 1.05 Thấp
Đánh giá chung ĐTB = 3.48 – Mức TB ; ĐLC= 0.58
Nhìn chung, nhu cầu được công nhận năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội của SV đạt ở mức 3.48 – mức TB. Trong tính bức xúc về
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
85
nhu cầu được công nhận năng lực, item được SV đánh giá ở mức độ thấp nhất, đó là: “Tôi mong muốn được mọi người đánh giá, tôi là người học giỏi nhất lớp”. Kết quả này cho thấy, SV nhận thức khá rõ về năng lực của bản thân. Thực tế cho thấy, cuối mỗi kỳ học, SV có thành tích cao nhất, nhì lớp đều được nhà trường vinh danh hay trao cho những suất học bổng có giá trị.
Tuy nhiên, SV học giỏi nhất lớp thường chỉ chiếm từ 01 đến 02 cá nhân.
NQH (Sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) chia sẻ: “Để có thể thuộc tốp danh sách SV học giỏi nhất lớp, ai cũng đều phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực, mỗi SV đều phải có khả năng sáng tạo và lối tư duy riêng. Hơn nữa, mỗi SV đều phải tìm ra cho mình một phương pháp học tập sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, người đứng đầu lớp về kết quả học tập chỉ có một, hai SV và không phải ai muốn cũng có thể đạt được”.
Quan sát bảng 4.3, chúng tôi thấy, item “Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người có kỹ năng chép bài tốt” được SV đánh giá tính bức xúc ở mức độ cao nhất. Kết quả này khẳng định, SV đã có những biểu hiện lệch lạc trong ý thức tự khẳng định mình của mỗi cá nhân. Để lấy được bằng Đại học, SV phải tiếp cận với nhiều khối kiến thức từ dễ đến khó và không phải kiến thức nào SV cũng có thể tiếp thu rồi vượt qua một cách dễ dàng. Áp lực của việc học lại, áp lực của chuyện phải đóng học phí cao, những áp lực trong cuộc sống, tình yêu đôi lứa… đã làm SV mong muốn cần chép bài của bạn để qua môn, để không phải học lại. BĐM (Sinh viên Khoa Quốc tế - ĐHQGHN) cho biết: “Ở Khoa em, chuyện thi cử thật áp lực. Các thầy, cô trông thi rất nghiêm. SV muốn qua môn không có con đường nào khác ngoài việc học thực sự. Với những môn thi khó như: Vi mô; Vĩ mô; Lý thuyết xác suất và thống kê toán, em mong được chép bài của những bạn học giỏi để mình không phải học lại môn này”.
Bên cạnh những biểu hiện về tính bức xúc trong nhu cầu được công nhận năng lực, được yêu thương và được tôn trọng thì liệu rằng SV đã tích
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
86
cực trong hoạt động của mình như thế nào để nhận được sự công nhận đó?
Item “Tôi đòi hỏi được mọi người đánh giá tôi là người có kỹ năng mềm tốt”
được SV đánh giá ở mức độ thấp nhất (ĐTB: 2.86 – mức thấp). Tuy nhiên, item “Tôi đòi hỏi mọi người nhìn nhận tôi là người có kỹ năng gắn kết giữa các thành viên trong nhóm làm việc” được SV đánh giá ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4.21 – mức cao). Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu về nền văn hóa tập thể tại Trung Quốc trong một tổ chức, cơ quan làm việc.
Tác giả cho rằng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp hay các thành viên khác trong cùng một nhóm được xem là quan trọng hơn so với nhiệm vụ thực hiện tốt công việc [67]. Kết quả luận án về tính thúc đẩy trong nhu cầu được công nhận năng lực, được yêu thương và được tôn trọng của SV cho thấy, mối quan hệ mật thiết giữa SV với SV, sự kết hợp ăn ý trong quá trình làm việc nhóm được các em thực sự quan tâm. Đây chính là nhu cầu bức thiết, cần được SV hoạt động tích cực để thỏa mãn ngay.
Khi đề cập đến vấn đề SV có hài lòng hay mãn nguyện hay không về nhu cầu được công nhận năng lực, kết quả điều tra đã chỉ ra rằng, phần lớn SV khá hài lòng về nhu cầu “Tôi đòi hỏi được mọi người đánh giá tôi là người có kỹ năng mềm tốt” – ĐTB 3.96 – mức TB. Kỹ năng mềm là một nhân tố để quyết định thành công của mỗi SV trên con đường tu thân lập nghiệp trong thời đại ngày nay. Không chỉ cần tri thức mà mỗi SV cần phải tự tin và bản lĩnh. HTMT (Sinh viên Khoa Quốc tế - ĐHQGHN) bày tỏ: “Kỹ năng mềm là một nhân tố vô cùng cần thiết để SV tiến dần đến thành công hơn. Khoa Quốc tế là đơn vị đào tạo SV hệ Đại học, sau Đại học bằng tiếng nước ngoài. Vì thế, khả năng ngoại ngữ của SV Khoa Quốc tế tương đối tốt.
Tuy nhiên, nếu một SV giỏi kiến thức chuyên ngành, thậm chí giỏi ngoại ngữ nhưng thiếu kỹ năng mềm, không biết cách giao tiếp thì SV ấy cũng khó có thể gặt hái thành công được. Và điều quan trọng là, môi trường Khoa Quốc tế có những người bạn, người Thầy luôn tạo điều kiện và thường xuyên có những
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
87
buổi trao đổi giúp chúng em càng ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp”. Bên cạnh việc SV hoạt động tích cực để trang bị kỹ năng mềm thì sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm được SV đánh giá sự hài lòng ở mức độ thấp nhất.
Luận án phát hiện, có mối tương quan nghịch trong việc: SV năng nổ, tích cực hoạt động để tăng cường gắn kết giữa các thành viên trong nhóm làm việc, nhưng sự hài lòng về sự gắn kết ấy lại đạt ở mức độ thấp nhất trong các item được nêu ra.
Như vậy, nhìn chung mức độ nhu cầu được công nhận năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội của sinh viên đạt ở mức độ trung bình.
Số liệu này chứng tỏ rằng, có khi sinh viên rõ, nhưng có khi lại không rõ những đòi hỏi để được thỏa mãn nhu cầu được công nhận năng lực. Đôi khi sinh viên có động lực, nhưng nhiều khi sinh viên lại không có động lực tích cực hoạt động để thỏa mãn nhu cầu được công nhận năng lực của mình trong học tập, giao tiếp và hoạt động đoàn thể xã hội.
4.2.1.2. Thực trạng mức độ nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội
Nhu cầu được yêu thương trong hoạt động học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội được thể hiện qua việc SV mong muốn được cùng các bạn thảo luận về các vấn đề khó trong học tập, mong muốn được bạn bè yêu quý những điều mình chia sẻ hay đòi hỏi bản thân luôn nhận được sự quan tâm của tập thể. Bên cạnh đó, SV còn muốn khẳng định mình qua việc lãnh đạo nhóm và hướng các thành viên trong nhóm cô lập một vài cá nhân trong lớp, hay thể hiện mình là người không muốn chơi với những bạn học kém và không cùng đẳng cấp với mình. Thực trạng mức độ nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội của SV được chúng tôi chi tiết hóa tại bảng 4.4.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
88
Bảng 4.4. Thực trạng mức độ nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội
Nội dung nhu cầu
Tính bức xúc Tính thúc đẩy Tính hài lòng
ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức
Tôi mong muốn được cùng các bạn thảo luận các vấn đề khó trong học tập
3.32 1.09 TB 3.56 1.21 TB 3.63 0.81 TB
Tôi thích thể hiện mình là người không muốn chơi với các bạn học kém
4.26 0.77 Cao 3.91 0.71 TB 3.69 0.94 TB
Tôi mong muốn được bạn bè yêu quý những điều mình chia sẻ
3.29 1.25 TB 3.76 0.87 TB 3.54 1.0 TB
Tôi mong muốn quy tụ các bạn để cùng cô lập một thành viên trong lớp
3.96 0.82 TB 3.65 0.77 TB 3.78 1.04 TB
Tôi đòi hỏi mình luôn nhận được sự động viên, khích lệ của nhóm bạn
3.91 0.82 TB 3.93 0.75 TB 3.92 0.97 TB
Tôi muốn được thể hiện mình là người hút thuốc giỏi nhất lớp
3.67 1.05 TB 2.63 1.18 Thấp 3.33 1.05 TB
Đánh giá chung ĐTB = 3.65 – Mức TB, ĐLC = 0.67
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
89
Kết quả bảng 4.4 cho thấy, nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội được SV đánh giá ở mức TB (ĐTB = 3.65). Nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội được xem xét qua 3 tiêu chí: Tính bức xúc, tính thúc đẩy, tính hài lòng. Trong tính bức xúc về nhu cầu được yêu thương, item “Tôi thích thể hiện mình là người không muốn chơi với các bạn học kém” được SV đánh giá ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4.26 – mức cao). Kết quả này cho thấy SV luôn có thái độ phân biệt khi chọn bạn để chơi. Tiêu chí để SV chọn bạn, đó phải là những SV có lực học khá, giỏi, gia đình có điều kiện… BĐH là SV cá biệt, có học lực trung bình tại Khoa Quốc tế. BĐH thường xuyên không đến lớp học và thường xuyên bị cấm thi do nghỉ học quá số buổi quy định. Tâm sự với BĐH, em cho biết: “Mỗi lần đến trường em cứ như sinh vật lạ … Các bạn không gần gũi hỏi chuyện mà chỉ chào hỏi xã giao…”
Item “Tôi mong muốn được bạn bè yêu quý những điều mình chia sẻ”
được SV đánh giá ở mức thấp nhất trong các item (ĐTB = 3.29 – mức TB).
Kết quả này chứng minh rằng tình yêu thương, sự yêu quý về những điều SV chia sẻ chưa thực sự được bạn bè quan tâm. Đó chưa phải là nhu cầu bức thiết, cần được SV hoạt động tích cực để thỏa mãn ngay.
Bên cạnh những biểu hiện tính bức xúc về nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội thì SV đã thể hiện sự tích cực của mình như thế nào để có được sự yêu thương đó. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tính thúc đẩy về nhu cầu được yêu thương, item “Tôi đòi hỏi mình luôn nhận được sự động viên, khích lệ của nhóm bạn” được SV đánh giá ở mức độ cao nhất (ĐTB = 3.93 – mức TB). Tâm lí luôn được mọi người ủng hộ trong nhóm là tâm lí chung của bất cứ cá nhân nào. NHQ (SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN) cho rằng: “Là một cá nhân hoạt động Đoàn, nếu không được các bạn ủng hộ thì chắc chắn em không thể làm tốt công việc của mình được. Đôi lúc, trong cuộc sống cũng như trong học tập, con người có những khó khăn
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
90
nhất định. Trong những lúc khó khăn ấy, chúng ta nhận được sự động viên, khích lệ của nhóm bạn, thì đó chính là một liều thuốc tinh thần vô giá”. Khi điều tra về các hoạt động thiếu lành mạnh mà SV muốn khẳng định mình, kết quả cho thấy item “Tôi muốn được thể hiện mình là người hút thuốc giỏi nhất lớp” được SV đánh giá ở mức độ thấp nhất (ĐTB = 2.63 – mức TB). Có thể nói, có khá nhiều khía cạnh SV muốn khẳng định bản thân nhưng SV không có nhu cầu khẳng định mình trong lĩnh vực trở thành người hút thuốc giỏi nhất. Và thực tế, SV đã nhìn nhận ra những hệ lụy của việc hút thuốc đối với sức khỏe con người.
Liệu rằng, sự cố gắng phấn đấu, tích cực hoạt động có đem lại cho SV sự mãn nguyện về nhu cầu được yêu thương trong hoạt động học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội. Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy, item “Tôi đòi hỏi mình luôn nhận được sự động viên, khích lệ của tập thể” được SV đánh giá sự hài lòng ở mức độ cao nhất. Item “Tôi muốn được thể hiện mình là người hút thuốc giỏi nhất lớp” được SV đánh giá sự hài lòng ở mức độ thấp nhất. Kết quả này có mối tương quan thuận khi đo tính thúc đẩy về nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội. Như số liệu phản ánh tại bảng 4.4, mặt nào SV hoạt động tích cực nhất, SV sẽ thấy hài lòng mãn nguyện nhất về những cố gắng của mình và ngược lại, mặt nào SV hoạt động ít tích cực hơn, SV sẽ cảm thấy không hài lòng.
4.2.1.3. Thực trạng mức độ nhu cầu được tôn trọng trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội
Nhu cầu được tôn trọng trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội được SV thể hiện qua việc mong muốn được mọi người đánh giá cao bản thân trong các đợt khen thưởng, được thừa nhận mình là người có tố chất lãnh đạo, hay các thành viên trong lớp tôn vinh mình là người uống rượu giỏi nhất hoặc được mọi người đánh giá mình là người có phong cách sành điệu. Thực trạng mức độ nhu cầu được tôn trọng được chúng tôi thể hiện cụ thể tại bảng sau.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
91
Bảng 4.5. Thực trạng mức độ nhu cầu được tôn trọng trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội
Nội dung nhu cầu Tính bức xúc Tính thúc đẩy Tính hài lòng ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức Tôi đòi hỏi được mọi
người đánh giá cao trong các đợt khen thưởng
4.03 0.9 TB 3.85 0.84 TB 3.69 1.08 TB
Tôi muốn thể hiện mình là người có thể tự do nghỉ học mà không cần xin phép giảng viên
3.84 0.93 TB 3.86 0.87 TB 3.59 1.02 TB
Tôi đòi hỏi được mọi người lắng nghe khi tôi trao đổi vấn đề
3.72 0.89 TB 3.85 0.85 TB 3.87 0.98 TB
Tôi khao khát được mọi người nhìn nhận mình là người sành điệu
3.76 0.89 TB 3.66 0.86 TB 3.53 0.95 TB
Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận tôi là người có tố chất lãnh đạo trong tổ chức
3.84 0.86 TB 3.63 0.83 TB 3.13 1.11 TB
Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận mình là người uống rượu giỏi nhất trong nhóm bạn
3.60 1.15 TB 3.52 0.94 TB 3.59 1.04 TB
Đánh giá chung ĐTB = 3.7 – Mức TB; ĐLC = 0.7
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
92
Nhu cầu được tôn trọng trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội được đo ở 3 tiêu chí: SV bức xúc về nhu cầu được tôn trọng ở mức độ nào, SV hoạt động tích cực ra sao và SV hài lòng với những biểu hiện nhu cầu được tôn trọng ở mức độ nào. Bảng 4.5 cho thấy, item “Tôi đòi hỏi được mọi người đánh giá cao trong các đợt khen thưởng” được SV đánh giá tính bức xúc ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4.03 – mức TB). Được bạn bè, thầy cô ghi nhận những cố gắng, kết quả và năng lực học tập của mình là điều SV nào cũng mong muốn. Năng lực học tập tốt thể hiện SV có kết quả điểm trung bình chung đáng ghi nhận và khả năng ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn khá cao. NQB (SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN) cho rằng: “Để có được kết quả học tập tốt là cả một quá trình SV cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ.
SV được bạn bè và thầy cô đánh giá cao năng lực học tập của mình cũng đồng nghĩa với việc SV sẽ nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh, sẽ được xưng danh trong các đợt khen thưởng của nhà trường. Với em, em luôn mong muốn được mọi người ghi nhận và đánh giá cao năng lực học tập của mình”. Trong khi đó, item “Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận mình là người uống rượu giỏi nhất trong nhóm bạn” được SV đánh giá tính bức xúc ở mức độ thấp nhất (ĐTB = 3.60 – mức TB). Kết quả này chứng minh rằng, có rất nhiều lĩnh vực SV bức xúc cần thỏa mãn ngay, nhưng đó không phải là đòi hỏi mình là người uống rượu giỏi nhất trong nhóm bạn.
Trong tính thúc đẩy về nhu cầu được tôn trọng trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội, item “Tôi muốn thể hiện mình là người có thể tự do nghỉ học mà không cần xin phép giảng viên” được SV đánh giá sự tích cực ở mức độ cao nhất (ĐTB = 3.86 – mức TB). Kết quả này chứng tỏ rằng, tình trạng nghỉ học tự do, không xin phép giảng viên chiếm tỉ lệ khá cao tại các trường Đại học. Bên cạnh đó, item “Tôi mong muốn được mọi người nhìn nhận mình là người uống rượu giỏi nhất trong nhóm bạn” được SV đánh giá sự tích cực ở mức độ thấp nhất trong các item. Kết quả này có mối tương quan thuận với số
Luận án tiến sĩ Tâm lý học