Một số biện pháp cơ bản nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của sinh viên 128 4.6. Phân tích trường hợp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 132 - 142)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN

4.5. Một số biện pháp cơ bản nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của sinh viên 128 4.6. Phân tích trường hợp

Nhu cầu tự khẳng định của SV trong các năm học tại trường Đại học có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân SV. Tuy nhiên, ngoài phụ thuộc vào chính bản thân SV thì việc sử dụng biện pháp tác động tích cực như thế nào sẽ giúp kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV. Từ cơ sở lí luận và kết quả thực tiễn đã đạt được, luận án xin đưa ra một số biện pháp cơ bản như tổ chức hoạt động nhóm, tham vấn tâm lí cá nhân sẽ góp phần kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.

4.5.1. Tổ chức hoạt động nhóm

Đây là một hoạt động rất ý nghĩa và thiết thực với SV nói chung. Khi trường Đại học tổ chức các hoạt động tập thể dưới hình thức nhóm, các em sẽ có cơ hội được trao đổi học tập, được nắm bắt thông tin thông qua trải nghiệm, bằng cách xây dựng các tình huống (Động não, thảo luận nhóm, kể chuyện, giải quyết tình huống…) để các thành viên có thể tự đứng lên trình bày quan điểm của mình trước câu lạc bộ. Họ có thể đứng trước mọi người mà không thấy xấu hổ hay sợ hãi. Hoạt động này giúp cá nhân tin tưởng vào chính bản thân mình và rèn kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Các thành viên sau khi trình bày quan điểm sẽ nhận được sự tán dương từ nhóm. Sau đó,

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

127

các thành viên trong nhóm có thể có thêm những đóng góp, chia sẻ, đề xuất một vài ý tưởng giúp mỗi cá nhân tự tin hơn và dần hoàn thiện mình hơn trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội.

Khi tổ chức hoạt động nhóm cho SV, chúng tôi tiến hành những giai đoạn như sau:

- Xác định chủ đề hoạt động chính và đặt tên nhóm - Các thành viên đăng kí tham gia và phỏng vấn - Giới thiệu, làm quen

- Xây dựng nội quy nhóm và mục đích hoạt động nhóm - Tổ chức các hoạt động theo chủ đề cho nhóm

- Lên kế hoạch hoạt động cho mỗi chủ đề và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm

- Lượng giá, tổng kết sau mỗi hoạt động của nhóm và bài học kinh nghiệm.

Các hoạt động của nhóm sinh hoạt theo quy định một lần trong tháng.

Tất cả các thành viên cần tuân thủ quy định chung của nhóm và sự phân công công việc mà nhóm đã giao. Khi SV tham gia hoạt động nhóm, các em sẽ tích cực hơn, giảm độ ì hơn, biết học các giao tiếp, kết nối và cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung, các thành viên có cơ hội được chia sẻ với nhau nhiều hơn, hiểu nhau nhiều hơn và dần biết quan tâm, yêu thương người khác cũng như chính bản thân mình. Bởi vậy, tổ chức hoạt động nhóm là một trong những biện pháp tác động giúp kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.

4.5.2. Tham vấn tâm lí cá nhân cho sinh viên

Tham vấn tâm lí là một hình thức tiếp xúc giữa chuyên gia tâm lí – SV cần sự hỗ trợ khi gặp những vấn đề tâm lí cá nhân có liên quan đến học tập, giao tiếp và sinh hoạt trong cuộc sống.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

128

Việc sử dụng hình thức tham vấn tâm lí cá nhân đã có từ lâu trong các trường Đại học ở nước ngoài, tuy nhiên ở Việt Nam hình thức này chưa được áp dụng một cách rộng rãi và hệ thống. Vì vậy, sử dụng hình thức tham vấn tâm lí ở trường Đại học là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hết sức to lớn vì đã đáp ứng được phần nào nhu cầu hỗ trợ tâm lí cho SV. Để hoạt động tham vấn tâm lí diễn ra hiệu quả, chúng tôi thiết kế quy trình như sau:

- Giới thiệu, làm quen và xác định mục đích tham vấn - Thu thập thông tin và xác định vấn đề của thân chủ

- Thiết kế giải pháp, lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện - Giải quyết vấn đề

- Lượng giá và kết thúc

- Xây dựng mục tiêu trong tương lai

Dưới đây là những mô tả, phân tích hai trường hợp điển hình tham vấn tâm lí sẽ cho thấy hiệu quả của tham vấn tâm lí trong việc kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.

4.6. Phân tích trường hợp

Với mục đích kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV, luận án này sử dụng hoạt động tham vấn tâm lí cho 02 trường hợp SV có mức độ nhu cầu tự khẳng định ở mức thấp và trung bình. Sinh viên TTV và sinh viên CXS đều là những SV cần sự hỗ trợ tâm lí từ chuyên viên tâm lí. Lí do chúng tôi thực hiện tham vấn trên hai đối tượng này là vì:

- TTV là trường hợp SV có hoàn cảnh gia đình và tâm lí cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tự khẳng định của SV, khiến SV tự ti, gặp khó khăn trong học tập và muốn bỏ học.

- CXS là trường hợp SV có nhu cầu tự khẳng định ở mức trung bình và bản thân CXS lại gặp những khó khăn nhất định trong việc giao tiếp với bạn bè, trong việc tham gia vào nhóm dẫn đến việc SV khó hình thành những nhu cầu tự khẳng định mang tính chất lành mạnh.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

129

Bởi vậy, chúng tôi quyết định tiến hành lựa chọn và tham vấn trên hai mẫu trường hợp điển hình này. Sau đây là những mô tả các hoạt động của chuyên viên tâm lí về hai trường hợp nêu trên.

4.6.1. Trường hợp 1 (TTV)

Em T.T.V, giới tính Nữ, học ngành KDQT. V là sinh viên có nhu cầu tự khẳng định bản thân ở mức thấp.

* Tiểu sử

Khi còn là học sinh Tiểu học, V là học sinh luôn được giấy khen học sinh giỏi. Ngay từ nhỏ, V luôn phải giúp đỡ bố mẹ trong các công việc nhà như trông em, nấu cơm. Khi là học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, năng lực học tập của V ở mức khá. Bố mẹ V thường không để tâm đến tình hình học tập của V. Khi học hết Trung học phổ thông, V tự chọn trường Đại học theo ý kiến của riêng mình. Năm học đầu tiên trên trường Đại học, TTV có kết quả học lực ở mức trung bình. Tuy nhiên, kết quả học tập kì gần đây nhất ở trường Đại học: V đăng kí học 5 môn nhưng V nghỉ học quá số buổi quy định và thuộc diện cấm thi. Toàn bộ 5 môn học của V, V phải học lại ở kì kế tiếp.

* Hoàn cảnh gia đình

TTV là người con lớn nhất trong gia đình có hai chị em. Bố mẹ TTV đều là người làm nghề tự do, vì thế kinh tế gia đình không ổn định. Nhiều khi gia đình V khó khăn quá, V phải phụ giúp mẹ nấu đồ ăn mang ra chợ bán. Bà của V mắc căn bệnh về thần kinh. Mỗi khi lên cơn co giật, các thành viên trong gia đình V đều khá mệt mỏi.

* Đặc điểm thân chủ

- Qua quan sát: Trong quá trình làm việc, qua quan sát về thân chủ, nhà tham vấn thấy V có hình dáng bên ngoài khá ưa nhìn. Các cử chỉ phi ngôn ngữ không cò gì đặc biệt. Tuy nhiên, V luôn luôn cúi đầu trong khi nói

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

130

chuyện. Nhà tham vấn hỏi gì, V mới trả lời và không chủ động hỏi chuyện nhà tham vấn.

- Năng lực: Năng lực học tập gần đây nhất của V ở mức trung bình. Từ bé, V đã sống khép mình và luôn thu mình lại. V rất ít nói.

- Phẩm chất: V là người con ngoan ngoãn và luôn phụ giúp bố mẹ trong công việc nhà.

- Khó khăn: V gặp khó khăn trong học tập. Thậm chí V đang muốn bỏ học. Nguyên nhân là do kinh tế gia đình khó khăn. Hơn nữa, V là sinh viên năm thứ 2 mà vẫn chưa có chứng chỉ tiếng anh B2. Theo quy định của trường TTV, chứng chỉ tiếng anh B2 là điều kiện cần và đủ để cho V học chuyên ngành Đại học cũng như xét tốt nghiệp sau này.V thi đến lần thứ 5 mà kết quả B2 vẫn chưa đạt. V thất vọng về bản thân, chán nản và muốn bỏ học.

- Đánh giá ban đầu: Qua quan sát, qua trò chuyện với TTV, nhà tham vấn thấy rằng:

+ Về nhu cầu được công nhận mình

. Tính bức xúc về nhu cầu được công nhận mình

Qua trao đổi, kết hợp với làm bảng hỏi, chúng tôi thấy, TTV không hề nhắc đến từ nào về các động từ mạnh như: đòi hỏi mạnh mẽ, động lực rõ rệt…

Phần lớn, các hoạt động của TTV bị chi phối bởi cảm xúc. Hiện tại, V không có nhu cầu được công nhận mình. V đang thất vọng về bản thân.

. Tính thúc đẩy về nhu cầu được công nhận mình

Hiện tại V đang chán nản và có độ ì nhất định trong hành vi lẫn cảm xúc. V không muốn tham gia vào bất cứ hoạt động gì. V muốn ở một mình.

. Tính hài lòng về nhu cầu được công nhận mình

Qua trao đổi, nhà tham vấn nhận thấy TTV không hài lòng về nhu cầu được công nhận mình. Thực chất, TTV vẫn mong muốn phần nào bản thân nhận được sự công nhận năng lực, quan tâm, và tôn trọng nhiều hơn từ bạn bè

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

131

và những người xung quanh nhưng TTV không biết làm thế nào để đạt được điều đó.

+ Về nhu cầu được thể hiện mình

. Tính bức xúc về nhu cầu được thể hiện mình

Nhà tham vấn nhận ra rằng, thẳm sâu bên trong con người V, V vẫn có nhu cầu được thể hiện mình trước tập thể. Tuy nhiên, do e ngại, tự ti về hoàn cảnh gia đình, cộng thêm chán nản về năng lực của bản thân mà TTV không có sự chủ động, tích cực để thể hiện mình.

. Tính thúc đẩy về nhu cầu được thể hiện mình

TTV không sử dụng những từ “rất hài lòng”, “những kết quả đạt được”

mà thay vào đó, TTV cảm thấy sự đan xen nhiều cung bậc cảm xúc, thậm chí là mâu thuẫn khi nói đến nhu cầu tự khẳng định của mình. Một mặt TTV cho rằng tự khẳng định rất quan trọng với bất kỳ cá nhân nào, nhưng một mặt TTV lại nhấn mạnh mình chưa biết làm gì để tự khẳng định bản thân.

. Tính hài lòng về nhu cầu được thể hiện mình

TTV chưa thấy mãn nguyện về nhu cầu được thể hiện mình trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội.

Đánh giá ban đầu: TTV có nhận thức rất rõ ràng về hoàn cảnh kinh tế của gia đình. TTV không muốn mình là gánh nặng cho bố mẹ. Cộng thêm tâm lí chán nản do năng lực ngoại ngữ của bản thân chưa tốt nên TTV muốn bỏ học.

* Tóm tắt nội dung các buổi làm việc với thân chủ

a. Giới thiệu làm quen, xác định vấn đề và đưa ra kế hoạch giúp đỡ Nhà tham vấn giới thiệu về bản thân, mục đích tham vấn, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp đặc biệt là nguyên tắc giữ bí mật và tôn trọng thân chủ. Sau khi đã trò chuyện, hiểu về nguyên tắc giữ bí mật, TTV đã dần cởi mở hơn. TTV không dám nhìn thẳng vào nhà tham vấn khi nói chuyện. Tuy

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

132

nhiên, TTV đã giới thiệu được thông tin về bản thân, trường và ngành học của mình.

Qua quan sát, qua trò chuyện với TTV, nhà tham vấn đã có những ấn tượng tâm lí về thân chủ. Nhà tham vấn cùng thân chủ xác định những vấn đề mà TTV đang gặp khó khăn như sau:

- TTV có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Việc này dẫn đến tâm lí tự ti khi giao tiếp với các bạn trong lớp.

- TTV gặp khó khăn khi dự thi 5 lần chứng chỉ tiếng Anh B2 mà chưa đạt. Điều này dẫn đến tâm lí chán nản và thất vọng về bản thân của TTV.

Thân chủ ý thức được vấn đề của mình và chủ động đề xuất với nhà tham vấn giúp mình tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải. Nhà tham vấn cùng thân chủ thống nhất chương trình, kế hoạch để chuẩn bị cho những buổi làm việc tiếp theo.

b. Thảo luận về quá trình thực hiện

Nhà tham vấn trao đổi và cùng thống nhất lại với TTV những vấn đề mà TTV đang gặp phải. Nhà tham vấn thảo luận cùng TTV những lo lắng và xem xét các hoạt động của thân chủ có mang tính chất phát triển hay không?

Nhà tham vấn đặt câu hỏi: “Em có thể cho tôi biết, em gặp những khó khăn và trở ngại gì trong học tập?

TTV: “Em rất ngại nói chuyện với các bạn. Em thấy mình quá kém cỏi khi thi mãi mà chưa đạt chứng chỉ tiếng Anh B2. Em không muốn tiếp tục đến trường nữa”.

Nhà tham vấn: “Điều gì khiến em cảm thấy e ngại khi nói chuyện với các bạn?

TTV: “Lớp em, bố mẹ các bạn đều rất giàu. Riêng nhà em, kinh tế luôn khó khăn”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

133

Nhà tham vấn: “Theo như em nói, em thấy mình quá kém cỏi khi thi mãi mà chưa đạt chứng chỉ B2. Dường như hiện tại em cảm thấy mình bất lực”?

TTV: “Vâng, em bất lực với khả năng của mình. Trong lớp chỉ còn một vài bạn chưa có chứng chỉ tiếng Anh này. Em thấy thất vọng về bản thân

(Thân chủ bật khóc).

Nhà tham vấn: “Một mặt, em không muốn đến trường và thậm chí là muốn nghỉ học, nhưng một mặt tôi thấy em khi nói đến chứng chỉ B2 em lại khóc. Vậy em có thể giải thích cho tôi hiểu ý em là gì khi em muốn bỏ học, khi em không còn muốn đến trường nữa nhưng em lại khóc về việc mình thi mãi mà chưa đạt chứng chỉ B2?

TTV: “Em không biết làm cách nào để có thể thi đạt chứng chỉ này đây ạ. Chứng chỉ này rất quan trọng và không có chứng chỉ tiếng anh này, em không thể tốt nghiệp được”.

NTV: “Em nói rằng em muốn nghỉ học nhưng em lại khóc khi nói đến chứng chỉ tiếng anh B2. Tóm lại, ý em có phải là em không đành lòng muốn bỏ học”.

TTV: “Vâng. Em thất vọng về bản thân. Nhưng nghĩ lại, nếu em bỏ học thì mọi công sức của em từ đầu đến giờ coi như bằng không. Em cũng chưa biết nếu em bỏ học, em sẽ bắt đầu lại như thế nào nữa”.

NTV: “Em đã suy nghĩ khá kĩ về việc muốn bỏ học và em cũng thấy không biết bắt đầu từ đâu khi vấn đề đó xảy ra. Nhiều người trong hoàn cảnh của em, họ cũng cảm thấy bất lực và đau khổ như vậy”.

Nhà tham vấn và thân chủ cùng phân tích hậu quả của việc TTV không giao tiếp với các bạn, của việc TTV sẽ bỏ học.

Nhà tham vấn gợi ý về việc TTV có kế hoạch như thế nào để cải thiện cảm giác tự ti với các bạn, về kế hoạch làm thế nào để thi đạt chứng chỉ tiếng Anh B2. Nhà tham vấn yêu cầu TTV ghi kế hoạch một cách chi tiết nhất có

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

134

thể và coi như đây là một bài tập về nhà. Nhà tham vấn nhấn mạnh, bài tập về nhà này bắt buộc TTV cần thực hiện. Buổi tham vấn sau có hiệu quả hay không chính là nhờ vào kết quả của việc TTV có nghiêm túc làm bài tập về nhà.

* Lựa chọn giải pháp và xây dựng kế hoạch thực hiện

Căn cứ vào kế hoạch chi tiết TTV đã nghiêm túc làm ở nhà, căn cứ vào những điểm mấu chốt đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ của TTV, nhà tham vấn và TTV cùng liệt kê những thuận lợi và bất lợi trong mỗi giải pháp.

Cuối cùng, nhà tham vấn và thân chủ cân nhắc tính khả thi của từng giải pháp và chọn lựa giải pháp tối ưu. Thân chủ đã quyết tâm hoàn thành kế hoạch ngay sau buổi tham vấn này.

- Trong 5 đến 10 ngày tới: TTV sẽ tìm trung tâm học tiếng anh để cải thiện kĩ năng nghe - đây là kỹ năng yếu nhất trong bốn kĩ năng của TTV.

- TTV sẽ tham gia câu lạc bộ tiếng anh để được thực hành tiếng anh nhiều hơn. Thông qua câu lạc bộ, TTV sẽ học hỏi kinh nghiệm cũng như được chia sẻ về nguồn tài liệu của các bạn thành viên trong câu lạc bộ.

- Tìm kiếm người bạn thân hợp về tính cách, sở thích và có thể nói chuyện về bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống.

- Tìm kiếm, đọc, thực hành nguồn tài liệu về kĩ năng giao tiếp, tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động thảo luận nhóm, đoàn thể, các buổi tọa đàm để nâng cao hiểu biết và xóa mặc cảm tự ti.

- Đề ra mục tiêu phấn đấu về kết quả học tập và thời gian đạt chứng chỉ tiếng anh B2.

* Lượng giá kết quả

Nhà tham vấn và TTV đã cùng trao đổi về mục tiêu thân chủ đặt ra và những gì em đã làm được. Do kế hoạch của TTV là kế hoạch dài hơi, không thể thực hiện ngay mà cần có thời gian, vì thế nhà tham vấn và TTV thống

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 132 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)