Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Mục đích: Tạo dựng khung lý thuyết cho luận án
- Nội dung: Tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án và tìm ra tính mới mẻ của đề tài luận án.
- Cách thức tiến hành: Đọc, dịch, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và so sánh những công trình, bài báo, sách, tạp chí của các tác trong trong, ngoài nước có nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định
3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập các ý kiến trả lời một cách tổng thể giúp chúng tôi xác định được các biểu hiện của nhu cầu tự khẳng định của SV và các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.
- Nội dung: Dựa trên cơ sở xây dựng một hệ thống các câu hỏi định lượng và định tính, chúng tôi khảo sát thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Các thông tin mà SV trả lời sẽ là những thông tin quan trọng giúp nhà nghiên cứu nắm được thực trạng để đưa ra kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.
- Cách thức tiến hành: Chúng tôi thực hiện phát phiếu và lấy ý kiến của SV học từ năm thứ 1 đến năm thứ 4. Các em trả lời trực tiếp vào phiếu trưng cầu ý kiến bằng cách đánh dấu và viết ý kiến cá nhân vào những câu hỏi mở.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
73
- Cấu trúc của bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng bảng hỏi theo cấu trúc chia thành các phần:
Phần thông tin chung: Giới tính, trường, năm học, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ.
Phần thông tin tìm hiểu mức độ nhu cầu được công nhận mình (item 1 đến item 18).
Phần thông tin tìm hiểu mức độ nhu cầu được thể hiện mình (item 19 đến item 36).
(Hai biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV: Nhu cầu được công nhận mình và nhu cầu được thể hiện mình được đánh giá qua 3 tiêu chí: Tính bức xúc, tính thúc đẩy, tính hài lòng).
Phần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV (Câu 2).
Phần tìm hiểu thông tin về các biện pháp giúp kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV (Câu 3).
Các nội dung cơ bản được trình bày chi tiết ở mục: Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn phần “Thiết kế bảng hỏi” thuộc chương 3.
3.3.3. Phương pháp quan sát - Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm lấy thêm thông tin trực tiếp về mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong hoạt động học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội.
- Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi quan sát nhu cầu tự khẳng định của SV qua những hoạt động sau: Hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp và hoạt động xã hội.
Trong phương pháp này, chúng tôi tập trung quan sát các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV như sau:
Phần thông tin tìm hiểu mức độ nhu cầu được công nhận mình.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
74
Phần thông tin tìm hiểu mức độ nhu cầu được thể hiện mình.
- Cách thức tiến hành
Chúng tôi quan sát, ghi hình và kết hợp ghi chép lại các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV vào biên bản quan sát, so sánh với các phương pháp nghiên cứu khác.
3.3.4. Phương pháp tham vấn tâm lí
- Mục đích nghiên cứu: Sử dụng kĩ thuật tham vấn tâm lí nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của SV nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.
- Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng tham vấn tâm lí theo cách tiếp cận nhận thức và hành vi. Các kĩ thuật trò chuyện, bài tập tính huống, đưa ra các giải pháp và phân tích giải pháp nhằm hướng đến thay đổi suy nghĩ và hành vi của SV theo hướng tích cực.
- Cách thức tiến hành: Luận án lựa chọn 02 trường hợp điển hình có nhu cầu tự khẳng định ở mức thấp và trung bình để tiến hành tham vấn. Quy trình tham vấn được tiến hành bài bản, nghiêm túc, có sự trao đổi và thống nhất giữa nhà tham vấn và thân chủ.
3.3.5. Phương pháp chuyên gia - Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra những đánh giá, góp ý, tư vấn cho luận án, giúp luận án viết sâu sắc hơn và đạt chất lượng hơn.
- Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi xin ý kiến một số chuyên gia có trình độ cao về những vấn đề mấu chốt liên quan đến nhu cầu, nhu cầu tự khẳng định của SV. Qua đó, chúng tôi đi đến thống nhất vấn đề và có những điều chỉnh cho phù hợp.
- Cách thức tiến hành
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
75
Gặp gỡ và xin ý kiến trực tiếp về các vấn đề nhà nghiên cứu quan tâm.
Buổi gặp gỡ được sắp xếp linh hoạt, thuận lợi cho chuyên gia và nhà nghiên cứu.
3.3.6. Phương pháp phỏng vấn sâu - Mục đích nghiên cứu
Thu thập thêm các thông tin định tính bổ sung cho các thông tin đã thu được từ các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Nội dung nghiên cứu
Chúng tôi phỏng vấn một số SV, giảng viên để thu thập một số suy nghĩ, quan điểm về các biểu hiện của nhu cầu tự khẳng định của SV, những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.
- Cách thức tiến hành
Địa điểm và thời gian phỏng vấn được sắp xếp mềm dẻo, linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho người được phỏng vấn. Nội dung buổi phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể liên quan đến những vấn đề mấu chốt của luận án.
Đối với SV, chúng tôi thực hiện phỏng vấn 12 câu hỏi với nội dung tập trung vào đánh giá về những biểu hiện trong nhu cầu tự khẳng định của SV, những việc các em đã làm được và chưa làm được để tự khẳng định mình, những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.
Đối với giảng viên, chúng tôi thực hiện phỏng vấn 7 câu hỏi nhằm mục đích thu thập thêm các đánh giá của giảng viên về những biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV, yếu tố nào là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV, SV cần phải làm gì để tự khẳng định mình.
3.3.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Mục đích: Nhằm làm rõ hơn, sâu sắc hơn thực trạng mức độ, biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
76 - Nội dung nghiên cứu
+ Trên cơ sở sử dụng tham vấn tâm lí, luận án phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân mức độ nhu cầu tự khẳng định và giải pháp giúp kích thích nhu cầu tự khẳng định thông qua 02 trường hợp điển hình.
- Cách thức tiến hành
Nghiên cứu 02 trường hợp SV với các mức độ nhu cầu tự khẳng định ở mức thấp, trung bình. Thông qua việc phân tích 02 trường hợp thực tế kết hợp biện pháp tham vấn tâm lí, luận án sẽ xác định được cụ thể hơn thực trạng, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng nhiều, các yếu tố ảnh hưởng ít đến nhu cầu tự khẳng định và giải pháp giúp kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.
3.3.8. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học Đối với số liệu định lượng (thu thập được từ bảng hỏi), chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. Đối với các số liệu định tính qua phỏng vấn sâu, qua quan sát: chúng tôi tiến hành liệt kê đơn giản và đưa vào trong phần phân tích kết quả những vấn đề quan trọng. Khi phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi sử dụng SPSS phiên bản 20.0 để đảm bảo tính khách quan, độ hiệu lực trong nghiên cứu. Các thông số và các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
+ Hệ số Alpha Cronbach được sử dụng đối với những nội dung được thiết kế theo thang đo mức độ, nhằm xác định độ tin cậy của toàn thang đo.
Độ tin cậy Alpha Cronbach của các thang đo sau khi đã chỉnh sửa trong nghiên cứu này đạt từ khoảng 0.5< Alpha<1. Nói chung, các thang đo đó chấp nhận được để tiến hành điều tra thực tiễn [48, tr. 24].
+ Phân tích thống kê: Tỉ lệ %, độ lệch chuẩn, điểm trung bình cộng, phân tích thống kê suy luận.
Các phép thống kê được sử dụng trong phân tích thống kê suy luận bao gồm:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
77
. Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này, phép so sánh giá trị trung bình (compare means) được sử dụng nhiều nhất, trong đó có phép phân tích phương sai một yếu tố (Anova) cho 3 nhóm và phép kiểm định t về độc lập giữa hai mẫu (Independent Samples t Test) cho 2 nhóm. Các giá trị trung bình được cho là có ý nghĩa về mặt thống kê khi p < 0.05.
. Phân tích tương quan nhị biến: nhằm tìm hiểu sự liên hệ tuyến tính giữa hai biến số định lượng. Độ mạnh của mối liên hệ được chỉ số hoá bởi hệ số tương quan Pearson (r). Ngoài ra, luận án còn sử dụng phép phân tích hồi quy đa biến để đưa ra mô hình và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.
+ Thang đo và mức độ: Chúng tôi dùng cách tính điểm trung bình để đo các mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV. Thang điểm được chia ra theo 5 mức điểm: thấp nhất là 1 điểm, cao nhất là 5 điểm. Việc phân chia như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn trong thang đo nhu cầu tự khẳng định của SV với điểm trung bình (mean): 3.63; Std = 0.50; trung vị (median) = 3.68 và độ xiên (skewness) = -.735. Trong phân bố này, trị số trung bình và trung vị gần bằng nhau và độ xiên dao động từ -1 đến +1. Quan sát sơ đồ đường cong chuẩn nhu cầu tự khẳng định cho thấy, đường cong chuẩn có dạng hình chuông. Điều này chứng minh rằng, phân bố trong thang đo nhu cầu tự khẳng định của SV là phân bố chuẩn (Phụ lục 4). Vì thế, chúng tôi áp dụng cách phân chia mức độ dựa vào độ lệch chuẩn của điểm trung bình. Từ cách tính điểm trên sau khi tính giá trị trung bình, chúng tôi chia ra làm 5 mức độ và cách chia khoảng các mức độ để đánh giá mức độ nhu cầu tự khẳng định là:
- Mức rất thấp: – 3SD < rất thấp < -2 SD - Mức thấp: - 2SD < Thấp < - 1SD - Mức trung bình: - 1SD < TB < + 1SD
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
78 - Mức cao: + 1SD < Cao < + 2SD
- Mức rất cao: + 2SD < Rất cao < + 3SD
Từ các căn cứ trên, chúng tôi xác định mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV như sau:
- Mức độ nhu cầu tự khẳng định rất thấp: Biểu hiện SV hoàn toàn không rõ đòi hỏi được thỏa mãn, không có động lực thôi thúc hoạt động và không vừa ý về nhu cầu tự khẳng định của mình.
- Mức độ nhu cầu tự khẳng định thấp: Biểu hiện SV ít hoặc không rõ đòi hỏi được thỏa mãn, ít có động lực thôi thúc hoạt động và ít mãn nguyện về nhu cầu tự khẳng định của mình.
- Mức độ nhu cầu tự khẳng định trung bình: Biểu hiện SV khi rõ, khi không rõ đòi hỏi được thỏa mãn; khi có động lực, khi không có động lực thôi thúc hoạt động và khi hài lòng, khi không hài lòng về nhu cầu tự khẳng định của mình.
- Mức độ nhu cầu tự khẳng định cao: Biểu hiện SV đòi hỏi mạnh mẽ được thỏa mãn nhu cầu, có động lực hoạt động để được thỏa mãn và mãn nguyện về nhu cầu tự khẳng định của mình.
- Mức độ nhu cầu tự khẳng định rất cao: Biểu hiện SV đòi hỏi gay gắt được thỏa mãn nhu cầu, rất tích cực hoạt động, động lực rất rõ và rất mãn nguyện về nhu cầu tự khẳng định của mình.
Tiểu kết chương 3
Nghiên cứu nhu cầu nói chung và nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV nói riêng là một nghiên cứu phức tạp, không hề đơn giản. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu theo quy trình khoa học, chúng tôi đã sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
79
phương pháp tham vấn tâm lí, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp xử lí số liệu bằng SPSS… Tuy nhiên, phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong luận án, đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế đúng quy trình chặt chẽ với cấu trúc gồm 2 phần: Phần thứ nhất là thông tin người trả lời khảo sát, phần thứ hai là nội dung khảo sát. Phần nội dung khảo sát là thang đo nhu cầu tự khẳng định của SV cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Phương pháp này cho phép thu thập thông tin trên một phổ rộng với một số lượng khách thể lớn tại cùng một thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ dễ dàng xử lý các câu trả lời của khách thể. Các số liệu thu về được chúng tôi xử lý định lượng bằng phần mềm SPSS 20.0. Từ đó, đưa ra những kết quả đủ độ tin cậy và có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học. Mặt khác, để làm sáng tỏ cho mục đích nghiên cứu của luận án, phương pháp tham vấn tâm lí được sử dụng khi nghiên cứu trường hợp điển hình nhằm làm rõ những biểu hiện đa dạng của nhu cầu tự khẳng định ở SV; chỉ ra nguyên nhân, những yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít đến nhu cầu tự khẳng định của SV của các trường hợp xem xét.
Với sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau của tất cả các phương pháp được sử dụng trong đề tài này đã giúp cho kết quả nghiên cứu của luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác, ý nghĩa và mang tính khoa học cao. Luận án tiến sĩ Tâm lý học
80 Chương 4