Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 63 - 69)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên

Có khá nhiều các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi cho rằng, “Năng lực học tập”, “Niềm tin”, “Quyết tâm” là những yếu tố chủ quan ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

2.4.1.1. Năng lực học tập

Các nhà tâm lý học cho rằng, năng lực học tập không phải là cái ổn định lâu bền, không thể thay đổi mà nó được bồi dưỡng, củng cố và nâng cao bằng chính bản thân chủ thể và những người khác. Cá nhân có năng lực nghề nghiệp tốt, vững vàng sẽ là điều kiện tiên quyết để đạt được kết quả hoạt động nghề nghiệp. Nếu như con đường nghề nghiệp của cá nhân được hình thành một cách ngẫu nhiên, không phù hợp với năng lực và tính thuận lợi nghề nghiệp của họ thì sẽ nảy sinh những thất vọng nặng nề và có ảnh hưởng lớn tới sự thăng tiến trong công việc [50, tr.66].

Tri thức luôn giữ vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kỹ thuật trong nước cũng như trên thế giới phát triển như vũ bão thì tri thức càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

58

lần thứ IX đã chỉ rõ: “Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại thì việc chuẩn bị nguồn lực – một đội ngũ có năng lực chuyên môn giỏi cho sự phát triển đất nước cần được quan tâm [18].

Năng lực học tập ở đây được hiểu là kết quả học tập, các thành tích trong quá trình học tập và kỹ năng mềm mà SV được trang bị. Năng lực học tập tốt sẽ giúp SV tự tin hơn trong học tập, giao tiếp và cũng là động lực thúc đẩy cá nhân có nhiều mơ ước hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Như vậy, năng lực học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

1.4.1.2. Niềm tin

Niềm tin được thể hiện qua quan niệm sống, qua hoạt động thực tiễn, qua truyền thống văn hóa… của mỗi người và xã hội. Niềm tin luôn là đòi hỏi cấp bách cả về lí luận và thực tiễn. Tính cấp bách đó do nhu cầu đời sống của con người đòi hỏi và ý nghĩa to lớn của nó đối với sự phát triển xã hội quy định. Niềm tin là một nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần con người, là một yếu tố của tồn tại người, rất trừu tượng và cũng khó xác định cụ thể. Niềm tin tồn tại trong chiều sâu kín của ý thức, tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của mỗi chúng ta. Vũ Dũng cho rằng, thái độ của cá nhân, niềm tin vào bản thân có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi, đến cái tôi của mỗi cá nhân. Nếu cá nhân có niềm tin vào chính mình, cảm thấy tự hào về khả năng của bản thân, đó là nguồn động viên mạnh mẽ nhất cho cá nhân tự hoàn thiện mình.

Ngược lại, cá nhân thiếu niềm tin vào bản thân, cảm thấy tự ti về mình, dẫn đến cá nhân ấy bó hẹp phạm vi giao tiếp và thu mình lại [8, tr. 344, 345].

Niềm tin mang bản chất xã hội và là hiện tượng tâm lý đặc biệt gắn liền với hành vi và hoạt động của con người, kích thích trực tiếp con người trong

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

59

những tình huống cụ thể. Nếu SV hoài nghi với những việc mình làm, không có niềm tin và hy vọng vào nó thì khó có thể khẳng định bản thân và thành công được. Trên thực tế, những người nổi tiếng, những người thành đạt đều có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mình, vào sự lựa chọn nghề nghiệp, vào kết quả của hoạt động. Một SV luôn than thở số phận, cho rằng thành công là thuộc về người khác, mà không phải của mình thì người đó khó có thể đạt được “sức bật” trong cuộc sống. Trong phạm vi luận án, chúng tôi cho rằng, niềm tin ở đây được hiểu là SV tin vào kết quả học tập cũng như tin vào khả năng giao tiếp của mình. Niềm tin là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

1.4.1.3. Quyết tâm

Mọi hành động ý chí của con người đều được bắt đầu từ việc đề ra và ý thức rõ ràng mục đích hành động. Trước khi hành động, con người phải ý thức rõ ràng mình hành động để làm gì? Mình muốn đạt được cái gì trong hành động? Cá nhân phải hình dung ra trước kết quả của hành động mà mình đang chờ đợi.

Có nhiều bạn SV thông minh, có năng lực nhưng không kiên định mục tiêu, không nỗ lực cố gắng và không biết đề ra kế hoạch rõ ràng thì không thể tự khẳng định mình, đồng nghĩa với việc SV ấy cũng không thể đặt chân đến mảnh đất của sự thành công. Ngược lại, có những bạn SV năng lực không giỏi bằng, nhưng họ có ý chí quyết tâm cao, có sự nỗ lực lớn, mục tiêu rõ ràng thì thành công thường dễ đến với họ hơn. Như vậy, quyết tâm và đặt mục tiêu rõ ràng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng trên con đường khẳng định bản ngã của mỗi SV.

2.4.2. Các yếu tố khách quan

George Herbert Mead đưa ra quan điểm, ở mỗi cá nhân đều có cái tôi cốt lõi. Chính cái tôi cốt lõi này sẽ trung hòa phản ứng của tất cả mọi người để tạo nên cái tôi cho chính bản thân mình. Ông khẳng định, cái tôi được hình

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

60

thành qua sự trung hòa phản ứng của mọi người và cái tôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Bố mẹ, bạn bè, giáo viên, hàng xóm, ông bà, công an [8, tr.348].

Dựa trên quan điểm của George Herbert Mead, chúng tôi xác định các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV là: Gia đình và nhà trường – nhóm bạn.

2.4.2.1. Gia đình

Có thể thấy rằng, gia đình được xem là môi trường giáo dục đầu tiên mà mỗi cá nhân phụ thuộc vào, là môi trường quan trọng nhất đảm bảo cho đứa trẻ, cho cá nhân, cho mỗi SV có cảm giác an toàn. Mối quan hệ liên nhân cách với bố mẹ và các thành viên trong gia đình cũng có ý nghĩa nhất định trong việc cá nhân các em tự nhìn nhận về mình như thế nào. Sự yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, thừa nhận và đánh giá của gia đình ít nhiều cũng làm cho chúng thấy mình có giá trị hoặc ít giá trị hơn. Như vậy, gia đình luôn là yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin khẳng định của mỗi người nói chung và của các em SV nói riêng.

Trước lúc trở thành SV, không ít tân SV gặp khó khăn khi phải thay đổi hoàn toàn phương pháp học, môi trường, thói quen sinh hoạt thường ngày so với thời học Trung học phổ thông. Điều này dẫn đến việc SV cảm thấy cô đơn, khó thích nghi, “sốc” và phần nào chán nản. Những SV chưa quen sống tự lập, chưa được bố mẹ chuẩn bị tâm lí trước thì có nguy cơ bị khủng hoảng, bế tắc, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập. Với những khó khăn trước mắt này làm cho SV gặp khó khăn trong quá trình tự khẳng định bản thân.

Vũ Dũng cho rằng: “Sự động viên, khích lệ của người khác đối với cái tôi luôn là liều thuốc bổ tinh thần kích thích cá nhân vươn lên trong cuộc sống” [8, tr.327]. Như vậy, sự yêu thương của gia đình, sự chuẩn bị tâm lí cho con khi SV bước vào cuộc sống tự lập, sự động viên, khích lệ của bố mẹ góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

61 2.4.2.2. Nhà trường, nhóm bạn

Mặc dù chức năng cơ bản của nhóm bạn cùng lứa là giải trí nhưng trong thực tế nhóm này cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự tự khẳng định bản thân cá nhân. Nhóm bạn cùng tuổi khác với gia đình và trường học ở chỗ nó tạo ra điều kiện cho cá nhân tham gia vào nhiều hoạt động không có sự giám sát trực tiếp của người lớn. Trong nhóm này, cá nhân có sự độc lập đáng kể, điều này tạo cho cá nhân có kinh nghiệm đánh giá trong việc hình thành các mối quan hệ xã hội cho riêng mình và phát triển ý thức về bản thân.

Bạn bè luôn là yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sự khẳng định bản thân của SV. Bên cạnh yếu tố nhóm bạn, chúng ta không thể không nhắc đến yếu tố nhà trường. Nhà trường đóng một vị thế rất lớn trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách của mỗi cá nhân. Nhà trường là nơi giáo dục các kiến thức cơ bản cho cá nhân và đồng thời còn là môi trường xã hội mà qua đó cá nhân dần dần hoàn thiện bản thân mình, trở thành một nhân cách xã hội. Ở trường, SV học cách tương tác với người khác và khi họ đối mặt với tính đa dạng xã hội nhiều hơn, họ có thể nhận thức về nhóm xã hội của riêng mình, thông qua đó, SV tự nhận thức và tự đánh giá về bản thân mình.

SV là giai đoạn mà các em đã chuẩn bị cho mình vốn sống và vốn kiến thức nhất định. Ở trường Đại học, Cao đẳng, SV được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến nghề, đồng thời các em đã có sự độc lập hơn trong cuộc sống. Các em ý thức được về bản thân, tự xác định về năng lực của mình, tự điều chỉnh cuộc sống của bản thân trong một thế giới khách quan rộng lớn hơn môi trường gia đình. Ở nhà trường, SV phải tuân thủ các nội quy, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, hình thành thái độ, động cơ với việc học. Việc SV hứng thú hay không hứng thú đến trường cũng góp phần không nhỏ trong quá trình tự khẳng định của mỗi SV.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

62 Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở xem xét nhu cầu tự khẳng định là sự đòi hỏi tích cực, mạnh mẽ của sinh viên nhằm thỏa mãn những đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, chúng tôi đưa ra quan niệm: Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên là sự đòi hỏi mạnh mẽ của sinh viên cần thỏa mãn về việc mong muốn được công nhận mình và được thể hiện mình trước người khác để học tập, giao tiếp và hoạt động đoàn thể xã hội.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã đề cập đến các biểu hiện về nhu cầu tự khẳng định của sinh viên, gồm:

. Nhu cầu được công nhận mình (nhu cầu được công nhận năng lực, được yêu thương và được tôn trọng bản thân);

. Nhu cầu được thể hiện mình (nhu cầu được thể hiện năng lực, sáng tạo và được quyết định) trước người khác để tồn tại và phát triển.

Luận án đánh giá nhu cầu tự khẳng định của SV qua 3 tiêu chí (tính bức xúc, tính thúc đẩy, tính hài lòng) và 5 mức độ (mức rất cao, mức cao, mức trung bình, mức thấp và mức rất thấp).

Cuối cùng luận án xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Các yếu tố chủ quan (Năng lực học tập; Niềm tin; Quyết tâm).

Các yếu tố khách quan (Gia đình; Nhà trường - nhóm bạn).

Từ những kết quả nghiên cứu lí luận có thể nhận thấy, luận án đã hoàn thành xong nhiệm vụ thứ nhất và thứ hai của đề tài. Đây là cơ sở lí luận để chúng tôi xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức nghiên cứu.

Hơn nữa, cơ sở lí luận trên cũng định hướng cho việc xử lí và khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực tiễn.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)