Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 122 - 132)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

117

đến các yếu tố: Năng lực học tập; niềm tin; quyết tâm, gia đình; nhà trường – nhóm bạn. Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên

Các yếu tố ảnh hưởng Thành phần

1 2 3 4 5 6

Bạn bè yêu mến, ngưỡng mộ mình .873

Sinh viên hứng thú đến trường .759

Cha mẹ thừa nhận và đánh giá cao năng lực của

con .752

Sự gắn kết giữa cha mẹ và sinh viên .735

Sự kiên trì .705

Lòng quyết tâm .674

Tin vào khả năng giao tiếp của mình .691

Cha mẹ tin vào thành công của con .660

Thành tích trong nghiên cứu khoa học và các hoạt

động khác .790

Tin vào thành tích học bổng tôi đạt được hàng kỳ .641

Cá nhân trang bị kỹ năng mềm tốt .687

Kết quả học tập .625

Bạn bè cùng tôi tham gia vào các hoạt động nhóm .741

Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động

hướng nghiệp .710

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

118

(Ghi chú: 1: Gia đình – nhà trường - nhóm bạn; 2: Quyết tâm; 3: Niềm tin;

4: Thành tích; 5: Năng lực học tập; 6: Các hoạt động nhóm)

Với hệ số KM0 = .656 cho thấy, phân tích nhân tố của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV hoàn toàn thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett’s với p = .000 khẳng định, từng item của các yếu tố ảnh hưởng có tương quan với nhau. Giá trị tổng phương sai trích = 61.8 % > 50% cho thấy một nhân tố này giải thích 61.8% sự biến thiên của dữ liệu. Bảng số liệu 4.13 cho thấy một số item đã bị loại do có giá trị <

0.3 và đã có sự xáo trộn giữa các item. Cụ thể: 2 item của yếu tố “nhà trường – nhóm bạn” và 2 item của yếu tố “gia đình” gộp thành 1 nhóm. 2 item của yếu tố “quyết tâm” vẫn giữ nguyên và gộp thành 1 nhóm. 1 item của yếu tố

“niềm tin” và 1 item của yếu tố “gia đình” gộp thành 1 nhóm. 3 item trong yếu tố “năng lực cá nhân” và 1 item của yếu tố “niềm tin” tách thành 2 nhóm.

2 item của yếu tố “nhà trường – nhóm bạn” gộp thành 1 nhóm.

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV gồm 06 thành phần với 14 item được rút ra và đặt tên lại như sau: Nhóm 1: Gia đình – nhà trường – nhóm bạn (4 item), nhóm 2: Quyết tâm (2 item), nhóm 3:

Niềm tin (2 item), nhóm 4: Thành tích (2 item), nhóm 5: Năng lực học tập (2 item) và nhóm 6: Các hoạt động nhóm (2 item).

Với 06 thành phần gồm 14 item được trích ra trong phân tích nhân tố sẽ được chúng tôi sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố ảnh hưởng tác động đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

Từ đó, luận án kiểm định mô hình nghiên cứu và dự báo mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Kết quả phân tích hồi quy đa biến được chúng tôi chi tiết hóa tại bảng 4.14.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

119

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV

Yếu tố Beta P VIF

Gia đình – nhà trường – nhóm bạn .756 .000 1.035

Quyết tâm .068 .031 1.031

Niềm tin .177 .000 1.041

Thành tích .016 .600 1.023

Năng lực học tập .004 .900 1.059

Các hoạt động nhóm .077 .017 1.076

Với chỉ số Adjusted R Square = 59.6 % > 50%, p = .000 < 0.05 chứng minh rằng, độ thích hợp của mô hình nghiên cứu là 59.6% và tất cả các yếu tố ảnh hưởng được nêu ra đều có tác động đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

Tất cả các yếu tố này được chúng tôi chấp nhận và đưa vào mô hình nghiên cứu. Như vậy, mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp với dữ liệu thu được từ đối tượng khảo sát. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, chỉ số VIF lần lượt là: 1.035 <2; 1.031 <2; 1.041 <2; 1.023<2; 1.059 <2; 1.076<2. Với chỉ số VIF đều nhỏ hơn 2, chúng tôi thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện.

4.4.1. Yếu tố gia đình – nhà trường – nhóm bạn

Gia đình được xem là môi trường giáo dục đầu tiên mà mỗi cá nhân thường phụ thuộc vào, là môi trường quan trọng nhất đảm bảo cho cá nhân có cảm giác an toàn. Những thói quen, lối sống, cách tư duy… của cha mẹ có ảnh hưởng quyết định đến thái độ và hành vi của SV khi trưởng thành. Trong luận án này, chúng tôi xác định, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, sự thừa nhận, đánh giá cao của cha mẹ về năng lực của SV có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tự khẳng định của họ.

Nhà trường là môi trường giáo dục chính yếu trong giai đoạn khi SV bắt đầu trưởng thành bên ngoài gia đình. Ở đó, cá nhân được trang bị các kỹ

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

120

năng cần thiết, đồng thời cá nhân tự nâng cao nhận thức của mình, tự xác định về năng lực của bản thân, tự điều chỉnh cuộc sống của bản thân trong một thế giới khách quan rộng lớn hơn môi trường gia đình. Ở nhà trường, cá nhân được học các nội quy, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, hình thành thái độ, động cơ với việc học.

Nhóm bạn cùng tuổi khác với gia đình và trường học ở chỗ nó tạo điều kiện cho cá nhân tham gia vào nhiều hoạt động không có sự giám sát trực tiếp của người lớn. Trong nhóm này, cá nhân có sự độc lập đáng kể. Chính sự độc lập đó tạo cho cá nhân có kinh nghiệm đánh giá trong việc hình thành các mối quan hệ xã hội cho riêng mình và phát triển tự ý thức về bản thân. Trong luận án này, chúng tôi xác định sự yêu mến, ngưỡng mộ của bạn bè, hứng thú khi đến trường là những yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV.

BAQ (SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN) tâm sự: “Thực tế, SV chúng em đã lớn, có những nhóm bạn chơi thân và những nhóm bạn ấy là điểm tựa mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể chia sẻ chuyện riêng của mình. Được bạn bè yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ là niềm vui mỗi khi đến trường mà còn là niềm tự hào của chúng em. Để có được bạn bè yêu mến, mỗi cá nhân phải cố gắng rất nhiều. Hơn nữa, được bạn bè yêu mến, ngưỡng mộ còn ảnh hưởng đến hứng thú khi đến trường, đến khả năng tự tin giao tiếp trong mối quan hệ bạn bè của chúng em”. Sự tác động qua lại giữa 3 yếu tố gia đình – nhà trường – nhóm bạn thực sự có ý nghĩa như thế nào trong việc SV tự tin nhìn nhận và khẳng định mình? Sự yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, thừa nhận, đánh giá cao của gia đình, sự tác động qua lại giữa nhà trường với gia đình, gia đình với nhà trường, gia đình với bạn bè, bạn bè với SV cũng ít nhiều cũng làm cho SV thấy mình có giá trị hoặc ít giá trị hơn.

Quan sát bảng 4.14, chúng tôi thấy yếu tố gia đình – nhà trường – nhóm bạn có chỉ số Beta = .756 – chỉ số Beta cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng. Điều này chứng tỏ rằng, yếu tố gia đình – nhà trường – nhóm bạn là

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

121

yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất, sâu sắc nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Số liệu trên còn dự báo, 75.6% SV sẽ biến đổi nhu cầu tự khẳng định khi bị yếu tố gia đình – nhà trường – nhóm bạn tác động. Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = .000 < 0.05.

4.4.2. Niềm tin

Niềm tin là sự thừa nhận chân lí của một hiện tượng nào đó mà không cần chứng minh. Thông thường thì niềm tin là sự tin tưởng vào những kết luận khoa học, những giả thiết mà lúc này người ta chưa thể chứng minh bằng thực nghiệm. Niềm tin ấy dựa vào tri thức đã đạt được và đã kiểm nghiệm trong thực tiễn [44, tr. 320]. Niềm tin vào bản thân không những là một hình thức phản ánh đặc biệt, có liên quan đến trình độ hiểu biết của chủ thể, vào khả năng nhận thức, tự nhận thức của chủ thể, mà nó còn thể hiện ra như là phương thức tự đánh giá, tự giả định của cá nhân và xã hội.

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng tôi thấy, với chỉ số Beta = .177 thì yếu tố “niềm tin” là yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV và được xếp ở vị trí thứ hai trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = .000 <0.05. Theo NTQ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN): “Em cho rằng, gia đình luôn đứng sau tin tưởng, cổ vũ, động viên và SV có niềm tin vững chắc vào chính mình là những nhân tố góp phần tạo dựng thành công của SV ở tương lai”.

Niềm tin của SV được các em thể hiện qua quan niệm sống, thế giới quan và lý tưởng. Niềm tin không thể được hình thành từ số không, mà niềm tin của SV phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học, lập trường và quan điểm sống của mỗi một SV. Kết quả trên dự báo rằng, 17.7% SV sẽ biến đổi nhu cầu tự khẳng định của mình khi yếu tố “niềm tin” tác động.

4.4.3. Quyết tâm

Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá, sự kiên trì và lòng quyết tâm thì nghị lực là vô hạn. Thành công luôn đón

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

122

chờ những người có kế hoạch cụ thể, có sự kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện đến cùng mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó. Không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người” [79].

Sự kiên trì và lòng quyết tâm ở SV dự báo một con người dám nghĩ, dám làm, một con người có thái độ sống tích cực với bản thân và luôn khao khát, nỗ lực để đạt được những gì mình kì vọng. NHQ (SV Khoa Quốc tế) cho rằng: “Để có thể đạt điểm cao trong học tập, để có thể tốt nghiệp đúng hạn, để có thể thành thạo các kỹ năng mềm cơ bản, ngoài hứng thú trong học tập thì cần ở SV lòng kiên trì và sự quyết tâm. Lòng kiên trì, sự quyết tâm là một trong các yếu tố then chốt giúp SV sớm muộn sẽ chạm tay đến thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào. Theo em, lòng kiên trì và sự quyết tâm không phải tự nhiên có mà phải do rèn luyện”.

Với chỉ số Beta = .068 và p = .031< .005 cho thấy “quyết tâm” là yếu tố có ảnh hưởng đế nhu cầu tự khẳng định của SV và được xếp ở vị trí thứ ba trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả trên cho biết khả năng, 6.8% SV sẽ biến đổi nhu cầu tự khẳng định của mình khi có yếu tố “quyết tâm” tác động.

4.4.4. Các hoạt động nhóm

Các hoạt động nhóm phải kể đến như bạn bè cùng SV tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, hoạt động học nhóm, câu lạc bộ, các cuộc thi tài năng hay các hoạt động hướng nghiệp, tọa đàm… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hình thức làm việc theo nhóm trong môi trường đại học giúp SV có cơ hội tiếp thu và phát triển các kỹ năng làm việc cần thiết trong tương lai như kĩ năng lãnh đạo, đàm phán, quản lý thời gian, cùng nhau giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, và đôi khi cả kĩ năng dàn xếp mâu thuẫn. Làm việc theo nhóm còn cải thiện tình hình học tập của nhiều SV bằng cách làm tăng động

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

123

lực học tập của các em, khuyến khích SV học tập một cách có chủ đích hơn hoặc thay đổi thái độ học tập. Mục đích của hình thức làm việc theo nhóm trong trường đại học là để SV viết được các báo cáo, đề án và thuyết trình một cách tốt hơn thông qua việc kết hợp kiến thức, ý tưởng, tài năng của các thành viên trong nhóm. Từ đó, các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, kết quả làm việc của nhóm cao hơn và tăng cường củng cố kiến thức của mỗi thành viên trong nhóm.

Nếu hình thức làm việc theo nhóm có nhiều lợi ích đến thế thì tại sao khi đề cập đến cụm từ “làm việc theo nhóm” cũng tạo ra một loạt các phản ứng khác nhau từ SV: phản ứng từ miễn cưỡng đến khiếp sợ, kèm theo là những câu hỏi như: "chúng em có cần phải làm việc theo nhóm không? '' Chúng em không thể làm bài tập riêng sao? hay “tại sao em phải làm việc chung với bạn ấy?”, “tại sao chúng em phải tham gia các buổi tọa đàm”…

NTTH (SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN) cho biết: “Tại Khoa Quốc tế, có rất nhiều các câu lạc bộ được lập ra như: Câu lạc bộ tình nguyện, câu lạc bộ nhảy Isteps, câu lạc bộ Isupport, câu lạc bộ âm nhạc Ishuffle… Các câu lạc bộ này được một bộ phận SV nhiệt tình hưởng ứng. Tuy nhiên, số lượng SV tham gia còn hạn chế. Bên cạnh đó, Khoa Quốc tế thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hướng nghiệp nhưng đôi khi SV không nhiệt tình tham gia, số lượng SV đăng ký tham dự ít. Những lúc đó, SV bọn em bị Khoa huy động đi và chúng em thấy không thích một chút nào”.

Có thể thấy, Khoa Quốc tế đã trao cơ hội cho SV được tiếp cận với các kiến thức nghề nghiệp, được tiếp xúc với các diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực nghề, Khoa Quốc tế đã ủng hộ SV trong việc thành lập câu lạc bộ và phát triển mạnh các câu lạc bộ ấy nhưng nhiều SV chưa nhận ra tầm quan trọng của các hoạt động nhóm nên ít tham gia. Một phần vì SV thụ động, lười hoạt động, một phần vì SV chưa thực sự nhìn nhận được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà các hoạt động nhóm ấy mang lại. Với chỉ số Beta = .077, p = .017>

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

124

0.05 cho thấy, “Các hoạt động nhóm” là yếu tố ảnh hưởng sẽ bị loại ra khỏi mô hình bởi giá trị p > 0.05 không có ý nghĩa về mặt thống kê.

4.4.5. Thành tích

Thành tích của SV phải kể đến như: SV đạt học bổng hàng kỳ, giải thưởng trong nghiên cứu khoa học, giải thưởng trong các cuộc thi tài năng hay các bằng khen do nhà trường trao tặng… SV đạt được một trong các thành tích này chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Với chỉ số Beta = .016 và p = .600 > 0.05 cho thấy, số liệu không có ý nghĩa về mặt thống kê. Yếu tố “thành tích” bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.

4.4.6. Năng lực học tập

Việc học tập của SV hướng vào việc hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách người chuyên gia trong các lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng.

Vì vậy, so với việc học tập của học sinh trung học và học sinh phổ thông, việc học tập của SV có sự biến chuyển rất lớn. Học tập của SV mang tính chất đặc thù cho hoạt động nghề nghiệp sau này. Để có thể làm việc tốt trong lĩnh vực nghề của mình ở tương lai đòi hỏi SV cần có một thái độ học tập nghiêm túc, một hệ thống kỹ năng và kiến thức đủ sâu. Vì vậy, trong quá trình học tập, SV không chỉ trau dồi các kiến thức kỹ năng mềm cơ bản, mà các em còn phải tạo dựng cho bản thân một hệ thống kiến thức và nhân cách đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao của nghề nghiệp trong tương lai. Năng lực học tập cao sẽ giúp SV đáp ứng yêu cầu chuyên sâu khi các em bước vào con đường thực hành nghề nghiệp sau này. BĐH (Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) cho biết: “Em là một kỹ sư trong tương lai, nếu chúng em không học thật, thi thật thì sau khi tốt nghiệp, chúng em không có kiến thức để làm việc. Hơn nữa, em hiểu rằng, ngoài học tập trên giảng đường, em cần tham gia một số lớp học về kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp… Đó là những kiến thức bổ ích, sẽ giúp ích cho em không chỉ trong công việc tương lai mà còn phục vụ em ngay cả trong công việc học tập hiện nay nữa”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học nhu cầu tự khẳng định của sinh viên (Trang 122 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)