Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN
4.3. Đánh giá các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên xét theo các biến độc lập
4.3.1. Đánh giá nhu cầu được công nhận mình xét theo các biến độc lập
Chúng tôi so sánh nhu cầu được công nhận mình với các biến nhân khẩu: Giới tính, trường, năm học, khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ. Kết quả cho thấy, trong nhu cầu được công nhận mình, SV nam thể hiện nhu cầu cao hơn so với SV nữ (ĐTB lần lượt:
3.76; 3.48). SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN thể hiện nhu cầu được công nhận mình cao hơn so với SV trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải và SV Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐTB lần lượt: 3.82; 3.56 và 3.44). Tiếp theo, SV năm thứ ba thể hiện nhu cầu được công nhận mình cao hơn so với SV năm thứ tư, năm thứ hai và năm thứ nhất (ĐTB lần lượt: 3.78;
3.75; 3.60 và 3.30).
Với p < 0.05 chứng minh rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh nhu cầu được công nhận mình với các biến giới tính, trường, năm học. Cụ thể kết quả khi so sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu được công nhận mình với các biến độc lập được thể hiện tại bảng 4.10.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
108
Bảng 4.10. So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu được công nhận mình với các biến độc lập
Các biến nhân khẩu Mức độ nhu cầu được
công nhận mình ĐTB P Mức độ
Giới tính Nam 3.76
.000 TB
Nữ 3.48 TB
Trường
Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 3.82
.000
TB
Trường ĐHKHXH&NV 3.44 TB
Trường ĐHCN>VT 3.56 TB
Năm học
Sinh viên năm thứ nhất 3.30
.000
TB Sinh viên năm thứ hai 3.60 TB Sinh viên năm thứ ba 3.78 TB Sinh viên năm thứ tư 3.75 TB
Khu vực sinh sống Nông thôn 3.55
.225 TB
Thành thị 3.68 TB
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ Ly thân 3.24
.444 TB
Đang có vợ / chồng 3.61 TB
Nghề nghiệp của cha mẹ Nông dân 3.55
.285 TB
Nghề nghiệp khác 3.71 TB
Kết quả tại bảng 4.10 cũng cho thấy, SV xuất thân từ khu vực thành thị đánh giá nhu cầu được công nhận mình cao hơn so với SV xuất thân từ khu vực nông thôn (ĐTB lần lượt: 3.68; 3.55). SV sống trong gia đình có bố mẹ ly thân đánh giá nhu cầu được công nhận mình thấp hơn so với những SV đang sống trong gia đình có bộ mẹ sống cùng nhau (ĐTB: 3.24; 3.61). Cuối cùng, SV có bố mẹ làm nghề nông đánh giá nhu cầu được công nhận mình thấp hơn so với những SV có bố mẹ làm nghề kinh doanh, công chức, viên chức và các nghề khác.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
109
Với p > 0.05 chứng tỏ rằng, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh nhu cầu được công nhận mình với các biến: khu vực sinh sống, tình trạng hôn nhân của cha mẹ và nghề nghiệp của cha mẹ.
4.3.2. Đánh giá nhu cầu được thể hiện mình xét theo các biến độc lập Bảng 4.11. So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu
được thể hiện mình với các biến độc lập Các biến nhân khẩu Mức độ nhu cầu được
thể hiện mình ĐTB P Mức độ Giới tính
Nam 3.70
.004
TB
Nữ 3.63 TB
Trường
Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 3.91
.000
TB
Trường ĐHKHXH&NV 3.50 TB
Trường ĐHCN>VT 3.55 TB
Năm học
Sinh viên năm thứ nhất 3.29
.000
TB Sinh viên năm thứ hai 3.56 TB Sinh viên năm thứ ba 3.91 TB Sinh viên năm thứ tư 3.84 TB
Khu vực sinh sống Nông thôn 3.60
.255 TB
Thành thị 3.72 TB
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ
Ly thân 3.45
.132 TB
Đang có vợ / chồng 3.66 TB
Nghề nghiệp của cha mẹ Nông dân 3.57
.144 TB
Nghề nghiệp khác 3.79 TB
Nhìn bảng 4.11 chúng tôi thấy, SV nam thể hiện nhu cầu được thể hiện mình cao hơn so với SV nữ (ĐTB lần lượt: 3.70; 3.63). Tiếp đó, SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN đánh giá nhu cầu được thể hiện mình cao hơn so với SV trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐTB lần lượt: 3.91; 3.55 và 3.50). SV năm thứ ba đánh giá
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
110
nhu cầu được thể hiện bản thân cao hơn so với SV năm thứ tư, thứ hai và thứ nhất (ĐTB lần lượt: 3.91; 3.84; 3.56 và 3.29). SV sống ở khu vực nông thôn đánh giá nhu cầu được thể hiện mình thấp hơn so với SV sống ở khu vực thành thị (ĐTB: 3.60; 3.72); SV sống trong gia đình có bố mẹ ly thân đánh giá nhu cầu được thể hiện mình thấp hơn so với SV sống trong gia đình có bố mẹ sống cùng nhau (ĐTB: 3.45; 3.66). Tiếp đó, SV có bố mẹ làm nghề kinh doanh, công chức, viên chức đánh giá nhu cầu được thể hiện mình cao hơn so với SV có bố mẹ làm nghề nông (ĐTB: 3.79; 3.57). Như vậy, từ những kết quả nêu trên chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, trong nhu cầu được công nhận mình và nhu cầu được thể hiện mình, SV nam đánh giá nhu cầu tự khẳng định cao hơn SV nữ. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu thăm dò trên 26 nền văn hóa của Costa, Terracciano và McCrae (2001) với đối tượng là sinh viên Đại học và người trưởng thành cho thấy, nam giới có tính quyết đoán, tự khẳng định bản thân cao hơn so với nữ giới [64].
Thứ hai, hầu hết SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN thể hiện nhu cầu tự khẳng định ở mức độ cao hơn so với SV trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Kết quả này hoàn toàn dễ hiểu bởi những lí do sau:
- Xuất thân: SV Khoa Quốc tế hầu hết xuất thân từ các thành phố lớn, các em thường sinh sống trong gia đình có điều kiện, khả năng giao tiếp, khả năng nói tiếng Anh tốt. Chính những yếu tố này giúp SV Khoa Quốc tế tự tin thể hiện mình cao hơn so với SV trường khác trong các tình huống khác nhau của cuộc sống. Điều đó được thể hiện rất rõ trong việc SV Khoa Quốc tế đạt giải nhất cuộc thi tiếng hát sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng tại Hòa Lạc 2016, giải nhất cuộc thi Marketing tại các trường Đại học tại Hà Nội 2016…
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
111
- Môi trường đào tạo: Với sứ mệnh “Đào tạo đại học, sau đại học toàn bộ bằng tiếng nước ngoài và nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế", với giá trị cốt lõi “Chất lượng cao, sáng tạo, tiên phong, trách nhiệm và hội nhập quốc tế”, với khẩu hiệu hành động “Học tập và sáng tạo cùng thế giới”, đến nay Khoa Quốc tế đã xây dựng cho mình một môi trường học tập năng động.
Thông điệp mà lãnh đạo Khoa Quốc tế muốn truyền tải đến người học là: “Để thành công trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập, ý chí và nhiệt tình không đủ. Người học còn cần phải được trang bị những kiến thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp chuẩn mực, thông thạo ngoại ngữ để hội nhập quốc tế, có khả năng làm việc hiệu quả trên quy mô toàn cầu”.
- Chất lượng đào tạo: Đến nay, Khoa Quốc tế đã tổ chức rất nhiều các hoạt động hướng nghiệp, giao lưu văn hóa, trao đổi SV giữa các nước nhằm đẩy mạnh chất lượng đào tạo. Các hoạt động tiêu biểu phải kể đến như:
Insights into Future Job Trend: Get ready to prepare from now - Xu hướng nghề nghiệp trong thời kì hội nhập - Sinh viên cần chuẩn bị gì? Tọa đàm Job Fair 2017 – The Ride to Multinational Companies; Hay diễn đàn AUN lần 7 và ASEAN+3 lần 6 và cuộc thi Hùng biện sinh viên 2017 do Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) tổ chức; Chương trình hội nhập văn hóa tại trường Đại học Providence, Đài Loan 2017, Toạ đàm "Global Careers for Viet's Talents 2017…
Trong các buổi hướng nghiệp, tọa đàm này, SV được lắng nghe và giao lưu trực tiếp với các diễn giả là các vị chính khách, chuyên gia cao cấp, những người có am hiểu sâu sắc và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - kế toán. Hơn thế nữa, SV sẽ được giải đáp những thắc mắc và khó khăn mà bấy lâu bản thân vẫn chưa tìm được câu trả lời và hướng đi đúng trên con đường khởi nghiệp. Các hoạt động hướng nghiệp, các buổi tọa đàm mời chuyên gia vô cùng hữu ích với SV và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa Quốc tế.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
112
Thứ ba, kết quả nghiên cứu còn khẳng định, các em SV năm thứ nhất, thứ hai và thứ tư thể hiện nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so các em SV năm thứ ba. Các em SV năm thứ ba là những đối tượng đã tích lũy được khá nhiều kiến thức chuyên ngành. Hơn thế, các em đã thích nghi được với môi trường học tập so với các em SV năm thứ nhất và thứ hai. Bên cạnh việc học kiến thức chuyên ngành, các em SV năm thứ ba, thứ tư đã được tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của đoàn, dần tích lũy kinh nghiệm và trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, tại sao SV năm thứ tư lại có nhu cầu tự khẳng định bản thân thấp hơn so với SV năm thứ ba? Có một bộ phận không nhỏ các em SV năm thứ tư tập trung thời gian đi làm thêm và bớt chú tâm đến học tập trên trường.
Chính những kết quả học tập không mong muốn đã dẫn đến việc các em SV năm cuối có nhu cầu tự khẳng định thấp hơn không nhiều so với các em SV năm thứ ba.
Thứ tư, hầu hết SV xuất thân từ khu vực nông thôn đánh giá nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so với SV xuất thân từ khu vực thành thị. Với SV xuất thân từ khu vực nông thôn, từ nhỏ các em phải lao động phụ giúp cha mẹ trong các công việc như: làm nông, trông em, nấu cơm… Hơn nữa, các em ít được tiếp xúc với sự phát triển của công nghệ thông minh, ít biết đến việc dùng quần áo hàng hiệu hay những đồ chơi đắt tiền. Với SV xuất thân từ khu vực thành thị thì ngược lại, các em từ nhỏ đã sống trong môi trường học tập tốt, được học ngoại ngữ ngay từ nhỏ hay được tiếp cận với những công nghệ văn minh của thế giới…
Chính những lí do trên đã lí giải cho việc SV xuất thân từ khu vực thành phố có nhu cầu tự khẳng định cao hơn so với SV có xuất thân từ khu vực nông thôn. Kết quả này cũng tương quan thuận với kết quả khi nghiên cứu SV có bố mẹ làm nghề nông có nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so với những SV có bố mẹ làm nghề kinh doanh, công chức, viên chức.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
113
Thứ năm, SV sống trong gia đình có bố mẹ ly thân sẽ có nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so với SV đang sống cùng cả bố và mẹ. Với những SV có bố mẹ ly thân, thường các em đã trải qua những biến động tâm lí trong quá khứ. Có một số trường hợp, SV vì quá chán nản do bố mẹ ly thân, ly hôn mà sa sút học hành và đi vào con đường nghiện ngập. Những SV sống cùng với bố và mẹ, thường các em sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ phía gia đình.
4.3.3. So sánh mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh
Mục đích của việc so sánh mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh là để xem xét SV có nhu cầu tự khẳng định trong các hoạt động lành mạnh cao hơn hay thấp hơn nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động thiếu lành mạnh.
Bên cạnh đó, luận án xem xét sự khác biệt giữa mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của nam khác như thế nào so với mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của nữ. Từ đó, luận án lí giải tại sao lại có sự khác biệt giữa nam và nữ về biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh, thiếu lành mạnh.
Mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh được chúng tôi chi tiết hóa tại bảng sau: Luận án tiến sĩ Tâm lý học
114
Bảng 4.12. So sánh giá trị trung bình mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh
Nội dung nhu cầu
Tính bức xúc Tính thúc đẩy Tính hài lòng ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức ĐTB ĐLC Mức Biểu hiện nhu cầu tự
khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh
3.69 0.56 TB 3.71 0.57 TB 3.58 0.64 TB
Biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động thiếu lành mạnh
3.72 0.47 TB 3.61 0.54 TB 3.50 0.70 TB
Tổng nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh
ĐTB= 3.66 – Mức TB; ĐLC = 0.53
Tổng nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động thiếu lành mạnh
ĐTB= 3.62 – Mức TB; ĐLC = 0.48
Kết quả tại bảng 4.12 cho thấy, mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh được SV đánh giá cao hơn trong các hoạt động thiếu lành mạnh (ĐTB lần lượt: 3.66; 3.62). Trong tính bức xúc, mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động thiếu lành mạnh được SV đánh giá cao hơn mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh. Điều này chứng tỏ rằng, SV cũng có những đòi hỏi,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
115
những bức xúc về nhu cầu thiếu lành mạnh cần được thỏa mãn, ví dụ như:
được chép bài của bạn để đạt điểm cao, nhu cầu chơi game, chơi lô đề, uống rượu, hút thuốc, cô lập người mà mình không thích, … Trao đổi với BAQ (SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN): “Nói thật cánh con trai chúng em ai mà chẳng có lúc muốn chép bài để không phải học lại. Nhiều khi, chúng em còn rủ nhau đi chơi game hoặc tụ tập ăn uống, hút thuốc. Chính bạn thân cùng lớp là người dạy em cách tính điểm lô [Cười]… Cô cũng biết, việc thi cử ở Khoa Quốc tế không hề đơn giản. Những đợt thi cuối kỳ là những đợt mà SV chúng em ai cũng căng thẳng. Với những môn khó, ngay bản thân em nhiều khi cũng phải chuẩn bị phao để chép…”. SV có những đòi hỏi nhất định trong việc thỏa mãn các hoạt động thiếu lành mạnh. Vậy, liệu rằng họ đã tích cực hoạt động ra sao? Bảng 4.12 cho thấy, về tính thúc đẩy, nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh được SV đánh giá cao hơn so với các hoạt động thiếu lành mạnh (ĐTB lần lượt 3.71; 3.61). SV tích cực hơn trong việc trang bị kỹ năng giúp mình tự tin hơn, cập nhật phương pháp học tập mới tốt hơn, tự lập ra các câu lạc bộ, nhóm để thảo luận về các vấn đề vướng mắc, đề ra kế hoạch học tập rõ ràng để tốt nghiệp đúng hạn… Và kết quả tại bảng 4.12 cũng khẳng định rằng, SV hài lòng về các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định trong các hoạt động lành mạnh ở mức độ cao hơn so với các hoạt động thiếu lành mạnh (ĐTB: 3.58; 3.50). Kết quả phân tích so sánh cũng cho thấy, SV nam thể hiện nhu cầu tự khẳng định trong các hoạt động mang tính chất lành mạnh và thiếu lành mạnh cao hơn nữ giới. Cụ thể, về các hoạt động tự khẳng định mang tính chất lành mạnh, với p = .000, ĐTB của SV nam và SV nữ lần lượt là: 3.74; 3.59. Về các hoạt động tự khẳng định mang tính chất thiếu lành mạnh, với p = .000, ĐTB của SV nam và SV nữ như sau:
3.72; 3.52. Như vậy, có sự khác biệt trong đánh giá của SV nam và SV nữ về các mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định trong các hoạt động mang tính
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
116
chất lành mạnh và thiếu lành mạnh. Vậy, tại sao SV nam lại đánh giá nhu cầu tự khẳng định trong các hoạt động thiếu lành mạnh cao hơn SV nữ?
- Thứ nhất, xét về góc độ tâm lí: Lứa tuổi SV nói chung và SV nam nói riêng là lứa tuổi các em muốn trở thành người lớn, được tôn trọng và muốn được độc lập trong suy nghĩ cũng như muốn tự đưa ra các quyết định của bản thân. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không quan tâm đến điều đó. Cách giáo dục bằng roi vọt hoặc áp đặt suy nghĩ của cha mẹ vào con khiến SV nói chung và SV nam nói riêng cảm thấy cô đơn, bất mãn. Họ tham gia vào các hoạt động mang tính chất thiếu lành mạnh là để được tự quyết định và tự khẳng định bản thân mình.
- Thứ hai, xét về góc độ những khó khăn trong cuộc sống: Giới trẻ nói chung và SV nam nói riêng hiện nay phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, gia đình, học hành… Vì vậy, nhiều lúc SV nam mượn thế giới ảo để tìm cảm giác tự do, để thể hiện mình, thích cảm giác được thống trị và làm bá chủ. Bên cạnh đó, SV nói chung và SV nam nói riêng khi có mối quan hệ không tốt với người thân trong gia đình, cảm thấy thất bại trong việc học, bị
“ruồng bỏ” ở trường lớp, hoặc để tìm cảm giác “lạ” thì họ dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động như đánh đề, chơi game, uống rượu... Những hoạt động này giúp SV nói chung và SV nam nói riêng khỏa lấp cảm giác trống vắng và thỏa mãn những nhu cầu mà họ không thể đạt được qua những hoạt động khác.
- Thứ ba, xét về góc độ tập nhiễm: Lứa tuổi SV là lứa tuổi có sự học hỏi và bắt chước rất nhanh. Do vậy, khi một SV nam trong nhóm biết chơi game, đánh đề, uống rượu, SV nam ấy sẽ hướng dẫn cho những SV nam khác trong nhóm tập chơi cho biết và dần nghiện khẳng định mình trong thế giới ảo lúc nào không hay.