Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN
4.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
Như ở chương 1 và chương 2 đã trình bày, để đánh giá thực trạng nhu cầu tự khẳng định của SV, chúng tôi xây dựng thang đo nhu cầu dựa trên 2 biểu hiện: Nhu cầu được công nhận mình (18 item) và nhu cầu được thể hiện mình (18 item). Nhu cầu tự khẳng định của SV được xem xét, đánh giá dựa trên 3 tiêu chí (Tính bức xúc, tính thúc đẩy, tính hài lòng). Đánh giá về mặt định lượng kết quả mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV được thể hiện cụ thể tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thực trạng chung về mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên Nội dung nhu cầu
tự khẳng định Tiêu chí đánh giá Điểm TB Độ LC Mức độ
Nhu cầu được công nhận mình
Tính bức xúc 3.70 0.47 TB
Tính thúc đẩy 3.60 0.56 TB
Tính hài lòng 3.53 0.72 TB
Chung 3.61 0.50 TB
Nhu cầu được thể hiện mình
Tính bức xúc 3.70 0.59 TB
Tính thúc đẩy 3.72 0.57 TB
Tính hài lòng 3.55 0.67 TB
Chung 3.66 0.54 TB
Đánh giá chung nhu cầu
tự khẳng định của SV 3.63 0.50 TB
Nhìn bảng 4.1, chúng tôi thấy nhìn chung, nhu cầu tự khẳng định được SV đánh giá ở mức 3.63 – mức TB. Trong đó, nhu cầu được thể hiện mình
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
81
được SV đánh giá ở mức độ cao hơn so với nhu cầu được công nhận mình (ĐTB lần lượt là 3.66; 3.61). Tức là nhu cầu được thể hiện năng lực, sáng tạo và quyết định được SV mong muốn khẳng định ở mức cao hơn so với nhu cầu được người khác công nhận năng lực, được yêu thương và được tôn trọng.
Xem xét vấn đề nhu cầu tự khẳng định của SV theo các biến độc lập, chúng tôi thu được các số liệu sau:
Bảng 4.2. So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên với các biến độc lập Các biến nhân khẩu Mức độ nhu cầu
tự khẳng định của SV ĐTB P Mức độ
Giới tính Nam 3.73
.000 TB
Nữ 3.55 TB
Trường
Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 3.87
.000
TB
Trường ĐHKHXH&NV 3.47 TB
Trường ĐHCN>VT 3.55 TB
Năm học
Sinh viên năm thứ nhất 3.29
.000
TB
Sinh viên năm thứ hai 3.58 TB
Sinh viên năm thứ ba 3.85 TB
Sinh viên năm thứ tư 3.80 TB
Khu vực sinh sống Nông thôn 3.57
.467 TB
Thành thị 3.70 TB
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ
Ly thân 3.35
.208 TB
Đang có vợ / chồng 3.64 TB
Nghề nghiệp của cha mẹ
Nông dân 3.56
.561
TB
Nghề nghiệp khác 3.75 TB
* So sánh theo tiêu chí giới tính
Kiểm định giả thuyết trị trung bình của hai tổng thể độc lập Independent sample t-test về giới tính cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
82
thống kê về mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên nam và sinh viên nữ.
Cụ thể, sinh viên nam thể hiện mức độ nhu cầu tự khẳng định bản thân cao hơn sinh viên nữ (ĐTB 3.73 so với 3.55). Kết quả kiểm định t test trung bình 2 mẫu cũng cho thấy sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p< 0.05).
* So sánh theo tiêu chí trường
Kết quả phân tích ở bảng 4.2 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt về mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV thuộc các trường khác nhau. Một điều khá thú vị đó là, SV Khoa Quốc tế - ĐHQGHN thể hiện mức độ nhu cầu tự khẳng định cao hơn so với SV Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (với ĐTB lần lượt như sau: 3.87; 3.47; 3.55 – mức TB). Kết quả kiểm định cũng cho thấy sự chênh lệch này có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0.05).
* So sánh theo tiêu chí năm học
Kết quả phân tích so sánh cho thấy, có sự khác biệt (p < 0.05) về mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV thuộc các năm khác nhau. Cụ thể, các em SV năm thứ ba, thứ tư đánh giá nhu cầu tự khẳng định ở mức độ cao hơn hẳn so với các em SV năm thứ hai và thứ nhất (với số liệu tương ứng: 3.80; 3.85;
3.58; 3.29).
* So sánh theo tiêu chí khu vực sinh sống
Kết quả phân tích chứng minh rằng, SV sống ở khu vực nông thôn có nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so với SV sống ở khu vực thành thị (ĐTB tương ứng: 3.57; 3.70). Kiểm định kết quả cho thấy sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0.467 > 0.05).
* So sánh theo tiêu chí tình trạng hôn nhân của cha mẹ
Kết quả phân tích số liệu so sánh cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0.208 > 0.05) về mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV và tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
* So sánh theo tiêu chí nghề nghiệp của cha mẹ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
83
Khi chúng tôi tiến hành so sánh theo tiêu chí nghề nghiệp của cha mẹ, kết quả phân tích phương sai cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV với tiêu chí nghề nghiệp của cha mẹ.
Cụ thể, SV có cha mẹ làm nghề nông thể hiện mức độ nhu cầu tự khẳng định cao hơn so với SV có cha mẹ làm kinh doanh, công chức, viên chức và các ngành nghề khác. Kết quả này tỉ lệ thuận với kết quả khi so sánh nhu cầu tự khẳng định của SV theo tiêu chí khu vực sinh sống. Bởi, những SV sống ở khu vực nông thôn, có cha mẹ làm nghề nông có xu hướng thể hiện nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so với những SV sống ở khu vực thành thị, có cha mẹ làm kinh doanh, công chức, viên chức và các ngành nghề khác.