Đặc điểm các NTLN Tiếng Việt và việc rèn luyện NTLN ở tiểu học

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI (NTLN) TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HS TIỂU HỌC

1. Cơ sở lí luận

1.2. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ và NTLN Tiếng việt

1.2.2. Đặc điểm các NTLN Tiếng Việt và việc rèn luyện NTLN ở tiểu học

Ví dụ: Cảm ơn, xin lỗi, hứa hẹn, chúc mừng, mời, động viên an ủi, tán thành, chào hỏi….. NTLN có mặt trong giao tiếp hàng ngày. Nó rất đa dạng và phong phú. Đối với mỗi cuộc giao tiếp đều có hoàn cảnh giao tiếp riêng, nhân vật giao tiếp riêng, có hiện thực nói tới riêng với một nội dung giao tiếp riêng thì đều có một NTLN riêng. Nói với người trên phải kính trọng, lễ phép có NTLN khác với NTLN với bạn bè. Tùy tình huống giao tiếp phải có cách nói năng cho phù hợp .

Dạy NTLN trong trường tiểu học tức là đưa HS tiếp cận với thực tế, giúp các em thực hành, giải quyết các vấn đề thiết thực trong cuộc sống. Có rất nhiều em lúng túng khi nói chuyện với người khác (người lớn, bạn bè, em nhỏ…). Đặc biệt là có những em không biết nói gì, có em dùng từ sai, nói sai,

sử dụng NTLN không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, với nội dung giao tiếp…. Tất cả đều do một nguyên nhân các em chưa có nhiều vốn NTLN. HS chưa được thực hành giao tiếp để sử dụng các NTLN cho nên khi gặp các tình huống giao tiếp đó các em lúng túng là điều không tránh khỏi. Phạm vi giao tiếp của HS tiểu học chủ yếu là gia đình và nhà trường, ở gia đình, các em thường giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh, chị, em...ở trường, đối tượng giao tiếp của các em là thầy cô giáo, bác bao vệ, các anh chị lớp trên, các bạn cùng học, các em lớp dưới... Dù giao tiếp ở gia đình hay nhà trường, HS tiểu học cần sử dụng đúng các khuôn mẫu NTLN theo những mô hình sau:

CTGT + Động từ ngữ vi + ĐTGT+ Nội dung GT

Cấu trúc trên được cấu tạo gồm bốn bộ phận: Chủ thể giao tiếp, động từ ngữ vi, đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp. Động từ ngữ vi bao gồm ( chào, cảm ơn, xin lỗi, giới thiệu, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chúc mừng, an ủi, chia vui, chia buồn ...). Khuôn cấu trúc bốn bộ phận trên là khuôn cấu trúc đầy đủ, vừa trang trọng, lịch sự vừa lễ phép thông qua đại từ nhân xưng ở chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp là bề trên.

Ví dụ: Cháu mời ông uống nước ạ !

Con xin lỗi mẹ, ngày mai nhất định con sẽ quét nhà sạch hơn ạ!.

Trong cấu trúc này, từ xưng hô thường tương thích với nhau như: Ông – cháu, mẹ - con… Tức là mặc dù các NTLN được sử dụng trong hành động ngôn từ trực tiếp là chủ yếu nhưng các em vẫn phải nói những câu có cấu trúc đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ với các cặp từ xưng hô phù hợp để biểu thị thái độ lễ phép, lịch sự, ngoan ngoãn của mình. Đi kèm trong cấu trúc trên là từ , mang lại cho cấu trúc sắc thái lễ phép đối với đối tượng giao tiếp là bề trên.

Ví dụ: Chúng cháu chào bác ạ!

“Hiếm có dân tộc nào mà có sự tôn trọng được quy định ngay trong chính những đại từ nhân xưng của ngôn ngữ. Người Việt học cách tôn trọng

ngay từ khi học nói. Văn hóa Việt buộc người ta phải tôn trọng người khác, bất luận tuổi tác, vị thế, giới tính, giàu nghèo”

(G. Vasiljevic, Chủ tịch Hội Đông Á Serbia. Trong Người Việt lấy đâu ra sức mạnh? Báo lao động, Xuân Đinh Hợi 2007, tr .35)

Khi đối tượng giao tiếp là các bạn bè bằng tuổi hoặc với các em nhỏ tuổi hơn thì mô hình câu có sử dụng NTLN có thể được rút gọn như sau:

Động từ ngữ vi + ĐTGT + Nội dung GT

Ví dụ: Mời các bạn vào nhà mình chơi / Cảm ơn bạn đã bày cho mình cách giải bài toán này.

Với mô hình thứ 2 này, cấu trúc ngữ pháp của phát ngôn NTLN đã trở về khuôn hình câu dưới bậc khuyết chủ ngữ (chủ thế giao tiếp), thậm chí có những phát ngôn thiếu cả chủ thể giao tiếp lẫn đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Xin lỗi nhé / Tạm biệt nhé.

Dạy học tiếng Việt cần phải chú ý đến việc trang bị cho HS vốn hiểu biết về kĩ năng sử dụng NTLN Tiếng Việt và phải được thực hiện ngay từ bậc tiểu học - nơi đặt những “viên gạch" nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông và quan trọng hơn, rèn luyện NTLN sẽ góp phần giúp các em sự hình thành và phát triển nhân cách con người sau này.

1.3. Vận dụng lí thuyết hội thoại rèn kĩ năng sử dụng NTLN cho HS Tiểu học

Hội thoại là hoạt động giao tiếp căn bản thường xuyên, phổ biến của hành chức ngôn ngữ. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này.

(Đại cương ngôn ngữ học – Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Tr 276) Lý thuyết hội thoại là lĩnh vực nghiên cứu tính đến nay là cuối cùng của ngôn ngữ học quan tâm đến các diễn ngôn trong hoạt động, trong hoàn cảnh giao tiếp .

NTLN chủ yếu xuất hiện trong giao tiếp hội thoại. Hội thoại là môi trường, là lãnh địa của NTLN. Vì vậy, nghiên cứu NTLN cần được xem xét, tìm hiểu dưới góc độ lí thuyết hội thoại. Nhiều ý kiến cho rằng: rèn luyện kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học là rèn luyện một kĩ năng học tập chuyên biệt và cũng là rèn kĩ năng sống. Ở các lớp đầu cấp tiểu học, cần rèn luyện cho HS các kĩ năng sử dụng NTLN như sau:

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)