Thực trạng rèn luyện NTLN ở gia đình và xã hội

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI (NTLN) TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HS TIỂU HỌC

2. Cơ sở thực tiễn

2.3. Thực trạng rèn luyện NTLN ở gia đình và xã hội

Việc HS không sử dụng NTLN trong giao tiếp, không thực hiện các

chuẩn mực văn hóa khi giao tiếp do nhiều nguyên nhân: Do nhận thức của HS, do ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và xã hội. Song suy cho cùng khi nhận thức chưa đúng của HS cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến các em là hệ quả của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội chưa tốt. Bên cạnh nguyên nhân từ phía nhà trường, đối với HS Tiểu học, giáo dục gia đình giữ một vai trò rất quan trọng.

Giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành nhân cách và văn hóa giao tiếp của trẻ. Cha mẹ và người thân trong gia đình tập cho trẻ từng lời ăn tiếng nói, từng câu chào, thưa gửi lễ phép. Song tiếc thay, một số gia đình vẫn chưa làm tròn trách nhiệm giáo dục con em mình. Có gia đình coi việc dạy dỗ, giáo dục con em mình là việc của nhà trường. Có gia đình cũng quan tâm đến việc dạy cho con từng lời ăn tiếng nói và cách ứng cử lễ phép nhưng do chưa có phương pháp phù hợp nên kết quả chưa cao.

So với gia đình và nhà trường, tác động của xã hội tới việc sử dụng các NTLN và hành vi giao tiếp của trẻ cũng không phải là nhỏ. Nhiều nơi, do phong tục tập quán, do thói quen sống của cộng đồng xã hội mà trẻ sống đã có ảnh hưởng nhất định đến hành vi giao tiếp của chúng. Ngoài ra, thời gian gần đây, bên cạnh những yếu tố tích cực, cũng có không ít những hiện tượng xã hội tiêu cực nảy sinh và phát triển. Những hành vi cư xử thô bạo, tục tằn, thiếu văn hoá, những sách báo, phim ảnh, băng hình xấu len lỏi vào các trường học và vào trong gia đình... gây ảnh hưởng xấu đối với trẻ. Trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta lại chưa khai thác hết tiềm năng giáo dục, chưa có thật nhiều chương trình hay, phong phú, hấp dẫn về chủ đề giáo dục cách giao tiếp có văn hóa cho trẻ em. Sự phối hợp giáo dục giữa các cấp, các ngành còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, đồng bộ... nên hiệu quả giáo dục chưa cao.

Trong quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa, HS chịu tác động từ nhiểu phía: gia đình, nhà trường và xã hội. Những tác động này rất đa

dạng và phức tạp. Nếu diễn ra theo hướng tích cực chúng sẽ bổ sung, hỗ trơ cho nhau, tạo nên sức mạnh giáo dục tổng hợp góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Còn nếu diễn ra ngược chiều chúng sẽ cản trở thậm chí còn có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì vậy trong quá trình dạy NTLN cho trẻ cần kết hợp đồng bộ kể cả ở gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác cũng cần hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến với trẻ. Có như vậy việc dạy NTLN mới đem lại hiệu quả cao góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

Kết luận chương 1

Dạy học NTLN là một nội dung mới của môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Bản chất của dạy học NTLN là hình thành và phát triển cho hoc sinh các kĩ năng tiếp nhận và sản sinh ngôn bản trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần thực hiện mục đích dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp mà chương trình tiểu học hiện nay đề ra.

Việc tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của phương pháp dạy học các dạng bài rèn NTLN trong môn Tiếng Việt cho HS Tiểu học được dựa trên nội dung lý thuyết hoạt động lời nói với các nhân tố giao tiếp. Các nhân tố đồng thời tham gia vào một hoạt động giao tiếp ảnh hưởng xa gần và để lại dấu ấn nhiều hay ít tới việc luyện nói cho HS tiểu học là: Nhân tố giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ giao tiếp. Đó là những nhân tố ngoài ngôn ngữ, không chịu sự chi phối của các quy tắc ngôn ngữ mà ngược lại, chúng lại tác động tới việc sử dụng ngôn ngữ. Xử lí tốt những mối quan hệ giữa những nhân tố ấy và rèn luyện được các kĩ năng như: Kĩ năng xác định đề tài, chủ đề cũng như đích của cuộc giao tiếp; kĩ năng phân biệt vai trò của các đối tượng trong

giao tiếp; kĩ năng luyện tập cách mở đầu, phát triển và kết thúc hội thoại; kĩ năng trao lời và đáp lời, kĩ năng xác định vai giao tiếp… người nói sẽ đề ra một chiến lược giao tiếp thích hợp, phục vụ tối ưu cho việc đạt tới mục đích giao tiếp của mình. Thông qua dạy học NTLN HS học được cách sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống hàng ngày để giao tiếp. Bên cạnh đó dạy học NTLN là dạy văn hóa ứng xử trong giao tiếp .

Nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm lí ngôn ngữ học lứa tuổi của HS đầu cấp Tiểu học giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về đối tượng dạy học với những đặc điểm tâm lí lứa tuổi đặc trưng. Việc dạy học NTLN (từ việc sắp xếp các đơn vị kiến thức, cách trình bày bài học trong sách giáo khoa, phương pháp dạy học từng bài học, phương pháp tăng cường thực hành, luyện tập…) cần xuất phát từ đặc điểm nhận thức của lứa tuổi HS tiểu học, gắn với quá trình nhận thức, trình độ khái quát hóa trong việc tiếp thu tri thức của các em. Việc giảm giờ dạy lý thuyết, tăng cường và coi trọng kĩ năng nói thông qua thực hành, luyện tập là điều cần thiết vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS tiểu học giúp các em đạt được kết quả cao trong học tập. Những vấn đề về phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học là cơ sở để định hướng cho việc nhìn nhận, đánh giá thực trạng của việc dạy học NTLN ở trường tiểu học hiện nay. Đồng thời nó cũng là căn cứ để xác định phương hướng xây dựng phương pháp dạy học các dạng bài luyện NTLN mà đề tài đề ra.

Hiện nay, chương trình tiểu học đã có nhiều thay đổi rất tích cực về nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung, dạy học NTLN nói riêng. Đây là một đóng góp lớn cho tiến trình dạy học bản ngữ. Việc khảo sát tình hình dạy học NTLN ở tiểu học còn cho thấy các em còn mắc nhiều loại lỗi trong giao tiếp như lỗi không nắm được mục đích hội thoại, lỗi không nắm vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp….Đặc biệt là các em gặp nhiều khó khăn khi sử

dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sao cho đúng, hay và có văn hóa.

Tất cả những điều vừa phân tích trên đòi hỏi cần phải có những phương pháp dạy học thích hợp với tâm sinh lí của HS, với nội dung chương trình và sách giáo khoa nhằm giúp các em khắc phục phần nào những khó khăn, giúp các em nói và viết tiếng Việt tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học luyện nói nói chung và dạy học NTLN nói riêng ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)