CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI (NTLN) TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HS TIỂU HỌC
2. Cơ sở thực tiễn
2.2. Thực trạng dạy học NTLN trong nhà trường
Qua quá trình khảo sát việc dạy học NTLN ở trường Tiểu học, chúng tôi có một số nhận xét về ưu điểm và hạn chế của việc dạy học các NTLN như sau:
* Ưu điểm
- Các GV đã tổ chức dạy học các bài đủ số lượng tiết học theo đúng chương trình của Bộ giáo dục & Đào tạo. Ý thức được tầm quan trọng của nội dung luyện nói, đa số GV đều dạy đủ các tiết quy định, dạy đủ nội dung các bài nghi thức lời nói.
- Trong quá trình tổ chức giảng dạy các bài nghi thức lời nói, GV đã kích thích được tính chủ động của HS. Điều này thể hiện ở chỗ, GV không tự
mình đưa ra các quy tắc giao tiếp, nhưng HS, dưới sự hướng dẫn của GV, thực hiện các bài đó và tự rút ra được các quy tắc giao tiếp, ứng xử phù hợp.
- GV và HS cùng nhau tìm hiểu, học hỏi khá đầy đủ các nghi thức lời nói thông dụng, phổ biến trong thực tế.
- Một số GV có những phương pháp và hình thức tổ chức giờ học một cách sáng tạo, hấp dẫn được HS. Nhiều GV đã có ý thức vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp để tạo cho HS một không khí học tập cởi mở, thân thiện, khiến HS muốn bày tỏ suy nghĩ, cách nhận xét, đánh giá của mình. Trong quá trình dạy học trên lớp, các em được luyện nói, được xử lí từng tình huống, được đóng vai để qua đó các em được trải nghiệm và bộc lộ những kinh nghiệm giao tiếp của bản thân.
* Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, còn nhiều GV chưa đổi mới phương pháp dạy học. Các bài tập đều được thực hiện theo một quy trình: HS nêu yêu cầu của bài tập - các nhóm thảo luận phân vai thể hiện trước lớp - cả lớp nhận xét bổ sung - GV kết luận. Mỗi bài tập chỉ có khoảng 4- 6 HS được thể hiện.
Cách làm này đã hạn chế khả năng tham gia hội thoại của một số đông HS.
Nhiều GV chỉ dừng lại giúp HS hoàn thành nội dung bài tập trong sách, chưa gắn được việc học các NTLN trong chương trình với các cuộc hội thoại ngày thường để tạo cho HS thói quen giao tiếp có văn hoá. Đồng thời GV không mạnh dạn sáng tạo các bài tập mới, các tình huống giao tiếp mới để sinh động, phong phú hoá hoạt động rèn luyện các nghi thức giao tiếp và kĩ năng hội thoại cho HS. Việc sử dụng các yếu tố phù trợ như điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt... trong giao tiếp hầu như chưa được quan tâm. Thực tế cho thấy, chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp nhưng rất ít GV biết khai thác những nội dung có liên quan của các phân môn như Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu để dạy hội thoại cho HS. Việc phân tích, nhận xét của
GV về kết quả thực hành của HS vẫn còn sơ sài, chung chung. Mặt khác còn một bộ phận GV chưa ý thức được tầm quan trọng của nội dung dạy học nghi thức lời nói nên trong quá trình giảng dạy hay dồn tiết, giảm bớt các tiết học nghi thức lời nói để học các nội dung khác. Đây chính là một trong các gợi ý để chúng tôi khắc phục phần nào thực trạng việc dạy học NTLN đã nêu và đề xuất các phương pháp dạy học NTLN đạt hiệu quả trong nhà trường tiểu học hiện nay.
2.2.2. Việc học tập của HS
Do đặc điểm tư duy và vốn ngôn ngữ, vốn sống nên HS tiểu học thường gặp nhiều khó khăn khi thực hành rèn luyện NTLN. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi phát hiện ra những lỗi mà các em hay mắc phải khi làm những bài tập thực hành NTLN sau:
- Lỗi không nắm đƣợc mục đích giao tiếp Ví dụ: Bạn nhỏ đi học về, khoe với mẹ :
- Mẹ ơi ! hôm nay con được cô giáo khen mẹ ạ . - Vậy à ? Con được cô khen về cái gì vậy ? - Con được cô khen vào buổi sáng mẹ ạ.
Trong lời trao của bài tập này trọng điểm giao tiếp thể hiện ở “ cái gì”.
Người nghe phải lĩnh hội trọng điểm giao tiếp này để biết mục đích hỏi về việc được cô giáo khen nhưng do không nắm được mục đích giao tiếp nên bạn nhỏ đã trả lời về thời gian được khen. Vì vậy để lời nói đúng với mục đích giao tiếp thì phải sửa lại ,ví dụ: “ Con được cô khen vì hôm nay con rất hăng hái phát biểu mẹ ạ”
- Lỗi không nắm đƣợc hoàn cảnh giao tiếp Ví dụ: Cô Hiệu trưởng thông báo :
- Hôm nay cô giáo chủ nhiệm bị ốm nên các con được nghỉ tiết này.
- Ôi, thích quá ! Lại được ngồi chơi rồi.
Trong bài tập này, do HS không nắm được hoàn cảnh giao tiếp nên đã đưa ra câu nói không phù hợp. Vì vậy, cần xây dựng thêm loại bài tập rèn cho HS kĩ năng thể hiện thái độ, tình cảm của mình qua lời nói cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Lỗi không nắm đƣợc nội dung giao tiếp
Ví dụ: Chậu cây cảnh của ông bị vỡ. Để an ủi ông, em chọn lời nói nào sau đây :
1. Thôi ông đừng buồn.
2. Bị vỡ rồi hả ông ? Thôi mai cháu mua con chim về hót cho vui ông nhé.
Trong bài tập này, người cháu đã không an ủi ông , hoặc chưa biết cách an ủi ông khi thấy chậu cây cảnh của ông bị vỡ. Rõ ràng lời của người cháu đã không đúng mục đích giao tiếp. Trong giao tiếp, có những lúc người nói đáp lời hoặc trao lời đáp đúng nhưng chưa hay, vì vậy hiệu quả giao tiếp chưa cao.
- Lỗi không nắm đƣợc vai giao tiếp
Ví dụ: Bác hàng xóm hỏi: - Cháu ăn cơm chưa?
- Chưa.
Ở lời đáp trên của em bé là chưa phù hợp vì em không biết mình ỏ vai dưới nên trả lời chưa lễ phép. Nên trả lời là: “ Cháu chưa ăn cơm bác ạ”
Có thể nói, các lỗi vi phạm sử dụng NTLN của các em được quan sát trong thực tiễn hội thoại hàng ngày rất phong phú và thường xuyên, chủ yếu là lỗi không dùng các NTLN hoặc lỗi không xác định đúng vai giao tiếp/ nội dung giao tiếp/ hoàn cảnh giao tiếp/ mục đích giao tiếp để cộng tác hội thoại nên vi phạm quy tắc hội thoại và kiến thức về văn hoá, về xã hội. Việc sửa, chữa lỗi sử dụng các NTLN cho các em cũng chưa có tính hệ thống. Việc xác định các lỗi giao tiếp trên sẽ giúp chúng tôi định hướng xây dựng các dạng bài tập cần thiết nhằm rèn kĩ năng sử dụng NTLN cho HS.