Nội dung dạy học NTLN trong chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI (NTLN) TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HS TIỂU HỌC

2. Cơ sở thực tiễn

2.1.1. Nội dung dạy học NTLN trong chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy học

Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã thể hiện rất rõ việc rèn kĩ năng sử dụng NTLN cho HS Tiểu học .Nội dung dạy học NTLN trong sách giáo khoa được phân bố cụ thể như sau :

Lớp Sử dụng Nghi thức lời nói

1 - Có thái độ lịch sự, mạnh dạn, tự nhiên khi nói

- Biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.

2 - Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục ; biết đáp lại những lời nói đó.

- Biết dùng từ xưng hô, biết nói đúng vai trong hội thoại.

3 - Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình, nhà trường..

4 - Biết xưng hô, lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng .

5 - Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp khi bàn bạc, trình bày ý kiến.

Ở lớp 1, HS nghe, nói các phát ngôn, các lời trao và lời đáp.Thông qua tình huống và mục đích cho trước, HS tạo lập các phát ngôn nghi thức giao tiếp thông thường. Nội dung dạy học NTLN được thể hiện trong 2 phần: phần luyện nói trong phân môn Học vần và phần luyện nói trong phân môn Tập đọc.

Trong phân môn Học vần, HS được rèn kĩ năng sử dụng NTLN trong hội thoại thông qua hình thức nói theo chủ đề có tranh minh họa và nói theo tình huống.

Ví dụ bài 41 (SGK Tiếng Việt 1, tập 1, trang 85)

Trong phân môn Tập đọc: Nội dung dạy học NTLN được trình bày qua các bài tập sau phần ngữ liệu đọc và phần tìm hiểu bài đọc.

Ví dụ trên cho thấy, HS thực hành nghe nói theo mẫu câu cho trước.

Ngoài ra, các nội dung luyện nói theo nghi thức đều có tranh minh họa kèm

theo. Nhìn chung dạy học NTLN cho HS lớp 1 tương đối đơn giản về nội dung, số lượng thời gian để luyện tập trong giờ trương đối ít. Cụ thể trong phần Học vần có các bài luyện nói bao gồm: Tập 1 (bài 41, bài 48, bài 60), tập 2( bài 86) và ba bài Tập nói lời chào ở các tuần 22, 24 và 32. Điều này thể hiện quan điểm của các nhà biên soạn là ở các lớp đầu bậc Tiểu học nên ưu tiên cho kĩ năng đọc và viết. Hệ thống bài tập thực hành là tương đối hợp lý.

Nó giúp HS từng bước tạo lập các phát ngôn theo chủ đề, phát ngôn NTLN thông thường, các đoạn hội thoại theo tình huống. Trong quá trình rèn luyện, các em sẽ phát triển được lời nói mạch lạc, ý thức hóa những câu nói trước khi đến trường.

Ở lớp 2, HS học cách tạo ra các lượt lời phát ngôn của người nói như:

chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời, chào, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia vui, chia buồn, ngạc nhiên, tán thành, từ chối… và tạo ra các lượt lời của người nhận như đáp lời các nghi thức giao tiếp trên. Các NTLN được thể hiện qua hệ thống các bài tập làm văn miệng. Các bài luyện nói theo NTLN trong chương trình tập làm văn lớp 2 có hai dạng: Kiểu bài rèn kĩ năng nói và kiểu bài rèn kĩ năng viết. Kiểu bài rèn kĩ năng nói chiếm số lượng lớn trong hệ thống bài tập luyện NTLN với các bài tập nói theo tình huống giao tiếp, trả lời câu hỏi… Kiểu bài rèn kĩ năng viết có số lượng ít hơn với các dạng bài hoàn thành đoạn, viết câu…

Ví dụ :

- Kiểu bài rèn kĩ năng nói

1. Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau a: Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.

b: Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà.

c: Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chúng mừng thành tích của lớp .

( Tập làm văn 2, tuần 29, trang 98, bài 1)

2. Em sẽ nói gì trong những trường hợp nêu dưới đây:

a: Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.

b: Khách đến chơi nhà biết em học tập tốt, chúc mừng em ( Tập làm văn 2, tuần 9, trang73, bài 2) - Kiểu bài rèn kĩ năng viết

1. Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật bạn.

( Tập làm văn 2, tuần 15, trang 126) 2. Viết lời đáp của Nam vào vở:

- Chào cháu -…..

( Tập làm văn 2, tuần 19, trang 12)

Qua việc thống kê, khảo sát nội dung dạy của phân môn Tập làm văn học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 chúng tôi thấy: NTLN là nội dung chính, có mặt ở 24/35 tuần học và nằm ở 14/ 15 chủ điểm. Điều đó chứng tỏ NTLN giữ một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt. Các bài tập luyện NTLN đều được đưa ra dưới dạng thực hành giao tiếp với những tình huống gắn liền với thực tiễn đời sống sinh hoạt hàng ngày của HS khiến các em không nhàm chán và có hứng thú hơn trong học tập.

Ở lớp 3, nội dung dạy học NTLN ít hơn so với lớp 1 và lớp 2. Trong đó có các kiểu bài: Tổ chức cuộc họp ( được học ở tuần 5, 7 và 31), Giới thiệu về trường, lớp và báo cáo hoạt động của tổ, lớp ( được học ở tuần 14, 15, 20 và 27). Điều này hoàn toàn phù hợp vì đến lớp 3 HS được rèn kĩ năng đọc, viết và độc thoại nhiều hơn ở lớp 1, 2 để chuẩn bị bước vào giai đoạn sau của bậc học. Các bài luyện NTLN được trình bày dưới dạng bài tập chủ yếu trong phân môn Tập làm văn với yêu cầu HS thực hành thực hành theo các nội

sung, mục đích và tình huống giao tiếp cho trước để thể hiện đúng vai giao tiếp, dùng từ xưng hô và lời nói cho phù hợp trong gia đình, nhà trường…

Ví dụ: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.

Gợi ý nội dung cuộc họp: Trao đổi về trách nhiệm của HS trong cộng đồng về :

- Tôn trọng luật đi đường . - Bảo vệ của công.

-Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhìn chung các kĩ năng sử dụng NTLN ở các lớp đã có sự lặp lại và nâng cao, thể hiện tính thống nhất trong nội dung dạy học giúp HS từng bước rèn luyện kĩ năng sử dụng NTLN trong từng năm học. Dựa vào cách phân loại các hành vi ngôn ngữ của Austin thì các NTLN được dạy ở các lớp 1,2,3 được chia làm hai giai đoạn. Nếu như ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2), HS chỉ được làm quen và học các NTLN đơn giản, thông thường như chào hỏi, xin lỗi, giới thiệu về bản thân... thuộc phạm trù ứng xử thì lên lớp trên, NTLN có liên quan đến các cuộc họp (tổ chức, xây dựng chương trình, điều khiển và phát biểu trong cuộc họp), giới thiệu các hoạt động của trường, địa phương, tập nói lời giải thích, tán thành hay bác bỏ một vấn đề...có tính chất nghi thức hơn thuộc phạm trù trình bày. Nếu như việc rèn kĩ năng giao tiếp với các NTLN tối thiểu, đơn giản cho HS đặt nền móng văn hóa và cách ứng xử văn hóa cho HS (từ cấp tiểu học) thì việc rèn kĩ năng trình bày trong giao tiếp phục vụ đời sống và học tập sẽ giúp các em tự thích ứng được với công việc học tập, với cuộc sống hàng ngày. Đây là những đóng góp rất lớn của phân môn Tập làm văn trong việc hình thành nhân cách và bản lĩnh cho HS tiểu học. Bên cạnh đó, các nội dung rèn NTLN ở giai đoạn lớp 1, 2 chiếm thời lượng nhiều hơn vì các NTLN đó là tối thiểu, cần thiết trong cuộc sống. Các NTLN đó hầu hết được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, gần gũi giúp HS biết cách giao tiếp

trong nhiều tình huống của cuộc sống hàng ngày. Ở giai đoạn sau các em đã có vốn ngôn ngữ nhất định, trình độ và vốn sống được nâng cao nên các NTLN được dạy ít đi để dành thời lượng cho các em học các nội dung khác như: tóm tắt, kể chuyện, viết văn…

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)