Những đóng góp và những điểm nên điều chỉnh, bổ sung

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGHI THỨC LỜI NÓI (NTLN) TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CHO HS TIỂU HỌC

2. Cơ sở thực tiễn

2.1.2. Những đóng góp và những điểm nên điều chỉnh, bổ sung

a) Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học đã giới thiệu tương đối đầy đủ các NTLN có trong thực tế

Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học NTLN trong chương trình Tiếng Việt tiểu học phải xuất phát từ mục đích hình thành và rèn luyện kĩ nănmg giao tiếp cho HS. Với cách nhìn toàn diện về nguyên tắc giao tiếp, các nhà biên soạn sách giáo khoa đã chú trọng xây dựng các nội dung dạy học để rèn luyện kĩ năng nghe nói cho HS bên cạnh các nội dung dạy học đọc, viết. Nội dung dạy NTLN cụ thể, phù hợp với việc giao tiếp của HS từ 6 - 11 tuổi. Trước khi đến trường, hầu hết trẻ em chưa biết nói lời cám ơn khi được ai làm cho việc gì, chưa biết nói lời xin lỗi khi làm phiền ai hoặc khi làm sai việc gì. Nhờ nhà trường, các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, an ủi, chia vui, chia buồn, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, phủ định, từ chối một cách lịch sự, biết đáp lại một cách lịch sự lời cám ơn, xin lỗi, an ủi, chia vui. chia buồn, yêu cầu, đề nghị,... của người khác.Như vậy, việc dạy các NTLN ở Tiểu học đã đáp ứng được mục tiêu giao tiếp của môn Tiếng Việt, tức là đã trang bị cho HS tương đối đầy đủ các kĩ năng lời nói Tiếng Việt, để các em có thể áp dụng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Đây là những dấu hiệu rõ rệt về sự chững chạc, trưởng thành hơn của đứa trẻ so với giai đoạn trước.

b) Nội dung các bài học được đưa ra dưới dạng các bài tập, nhờ thế HS được thường xuyên luyện nói - đáp lời trong các tình huống hội thoại gần với thực tiễn giao tiếp.

Các bài học về NTLN thông thường không trình bày dưới dạng bài lý thuyết mà là các bài thực hành. Bài học là một hệ thống các bài tập có nội dung về NTLN. Nhiệm vụ của HS là làm các bài tập, sau đó rút ra các quy tắc, cách thức sử dụng các NTLN cho hợp lý.

Bài học dạng này có ưu điểm đó là HS được thực hành rất nhiều, được tự mình rút ra những kiến thức trọng tâm do đó các em sẽ nhớ bài hơn. Ví dụ dạy về nghi thức “ Đáp lời chúc mừng”, sách giáo khoa đưa ra hệ thống bài tập sau:

Ví dụ1: Em đạt giải cao trong một cuộc thi ( kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát…) Các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn?

( Tập làm văn 2, tuần 28, trang 90, bài 1) Ví dụ 2. Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:

a): Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật em.

b) Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà.

c) Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chún mừng thành tích của lớp .

( Tập làm văn 2, tuần 29, trang 98, bài 1)

Hệ thống các bài tập trong sách giáo khoa khá phong phú, đa dạng về các tình huống giao tiếp. Thông qua việc làm các bài tập trên, HS rút ra được thì mình phải đáp lời chúc mừng. Biết được thái độ, tình cảm của người khác thì mình phải đáp lại lời chúc với các vai khác nhau: đối với người vai trên ( bác hàng xóm, cô giáo…), bằng vai ( các bạn trong lớp).

c) Đa số các NTLN có nội dung đầy đủ, phong phú về tình huống và về vai giao tiếp .Hình thức bài tập phong phú, kích thích được hứng thú học tập của HS.

Ví dụ dạy về nghi thức “ Cảm ơn” – một nghi thức lời nói thể hiện phép lịch sự thường dùng trong giao tiếp hàng ngày, sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đã đưa ra các bài tập sau :

Ví dụ 1: Nói lời cảm ơn của em trong các trường hợp sau:

a: Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

b: Cô giáo cho em mượn quyển sách.

c: Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.

Ví dụ 2:Em sẽ nói gì trong những trường hợp nêu dưới đây : a: Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.

b: Khách đến chơi nhà biết em học tập tốt, chúc mừng em.

( Tập làm văn 2, tuần 9 ,trang 73 ,bài 2)

Ở nội dung này, sách giáo khoa đã đưa ra nhiều tình huống giao tiếp, trong đó, HS cần nói được những lời cảm ơn như: được bạn cho đi cùng áo mưa, được cô giáo cho mượn quyển sách, được em bé nhặt hộ chiếc bút rơi, được khách chúc mừng…. với các vai giao tiếp khác nhau: ngang vai ( bạn), vai trên ( cô giáo, khách), vai dưới ( em bé). Cách lựa chọn và sắp xếp hợp lý này đã giúp cho HS biết nói lời cảm ơn với từng đối tượng khác nhau: nói với người vai trên phải kính trọng, người ngang vai phải thân mật, người vai dưới phải rõ ràng, đúng mực .

d) Kết hợp các NTLN trong cùng một bài giúp HS có được sự so sánh.

Đối với HS tiểu học, có nhiều nghi thức lời nói trong thực tế các em ít sử dụng, do vậy, nhiều khi các em sử dụng sai các nghi thức trong các tình huống cụ thể. Hai nghi thức: “ Cảm ơn” và “ Xin lỗi” là một ví dụ, mặc dù là hai nghi thức được sử dụng với ý nghĩa khác nhau, nhưng trên thực tế HS rất

dễ nhầm lẫn. Để tránh tình trạng nhẫm lẫn, sách giáo khoa Tiếng Việt đã chủ trương dạy hai nghi thức lời nói này trong cùng một bài.

Ví dụ trong tập làm văn 2, tuần 4, trang 38

Bài tập 1: Yêu cầu HS thực hành nói lời cảm ơn trong các tình huống khác nhau

Bài tập 2: Rèn luyện cho HS nói lời xin lỗi.

Bài tập 3: Yêu cầu HS lựa chọn tình huống để nói lời cảm ơn hay xin lỗi cho phù hợp .

Khi thực hiện các bài tập này, HS sẽ tự mình so sánh được sự khác nhau giữa các nghi thức trên, từ đó, đưa ra được những cách giao tiếp phù hợp với từng trường hợp trong thực tiễn.

2.1.2.2. Những điểm nên điều chỉnh, bổ sung

Việc thực hiện rèn luyện NTLN cho HS Tiểu học qua phân môn Tập làm văn theo sách giáo khoa nhìn chung có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, dựa vào yêu cầu của quan điểm giao tiếp và quan điểm tích cực hóa trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học NTLN nói riêng, tôi thấy chương trình và các tài liệu dạy NTLN cho HS Tiểu học có những điều nên điều chỉnh, bổ sung như sau:

(1) Ở lớp 1 trong phân môn Học vần, việc trình bày trong sách giáo khoa của mục luyện nói bao gồm chủ đề và tranh minh họa sẽ gây ra nhiều cách hiểu phần này có thể dạy độc thoại hoặc hội thoại. Trong khi đó định hướng của các tài liệu dạy học phần này chủ yếu là dạy hội thoại. Vì vậy nếu có thêm câu mẫu trong phần trình bày trong sách giáo khoa thì định hướng sẽ rõ ràng hơn.

(2) Ở lớp 2, sách giáo khoa đã phân tách thành hai phần cơ bản là lời trao và lớp đáp. Để sự vận động trao và đáp liên tục tạo nên tính hoàn chỉnh của ngôn bản hội thoại thì nên đưa các nội dung của NTLN vào dạy theo cặp trao - đáp, cách làm này cũng hợp lí về mặt sư phạm hơn.

Về hệ thống bài dạy học NTLN, trong sách giáo khoa chỉ có 3 kiểu bài tập: đọc, nhắc lại, nói lại theo lời nhân vật trong tranh, nói tiếp các lượt lời trả lời câu hỏi hoặc xử lí tình huống chưa phong phú về kiểu loại cũng như hình thức để kích thích hứng thú của HS. Những tiết ôn tập giữa và cuối kì cũng chỉ nhằm giúp HS ôn lại từng NTLN một cách riêng biệt, không có những điểm mới để HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Số lượng bài tập và nội dung kiến thức, kĩ năng cần tìm hiểu, rèn luyện trong một tiết học quá tải. Trong một lượng thời gian nhất định của một tiết học, cả thầy và trò đều phải làm nhiều việc và rèn luyện nhiều kĩ năng.

Vì vậy, nên điều chỉnh sách giáo khoa bằng cách tăng thời lượng dạy học NTLN lên hoặc giảm số lượng bài tập ở mỗi tiết học để việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn, để giúp HS khắc sâu cách dùng từ sao cho đúng NTLN. Sách giáo khoa cũng có thể đưa ra bài tập có những lời nói thiếu lễ phép, không đúng nghi thức giao tiếp, yêu cầu HS sửa lỗi. Đây không phải là biện pháp chính nhưng cũng nên dùng với tính chất bổ trợ để hình thức học tập phong phú, đa dạng hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)