Quy trình thực hiện kiểu bài sử dụng NTLN trong giao tiếp độc thoại

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 91 - 99)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC NTLN CHO HS TIỂU HỌC

2.4. Quy trình thực hiện các kiểu bài tập NTLN

2.4.2. Quy trình thực hiện kiểu bài sử dụng NTLN trong giao tiếp độc thoại

Dạng bài Tổ chức cuộc họp hay giới thiệu hoạt động của tổ, lớp là những nội dung nằm trong kiểu kĩ năng phát biểu thuyết trình nhưng trong quá trình nêu ý kiến nhận xét, phát biểu hay báo cáo, giới thiệu lại rất cần sử dụng các NTLN để mở đầu và kết thúc bài nói. Đây cũng là một nội dung hay vì nó giúp cho các em rèn luyện các NTLN trong giao tiếp trình bày, nhằm phát triển ngôn ngữ tự nhiên của trẻ em.Việc rèn cho HS các kĩ năng nói lời bắt đầu, kết thúc cuộc họp ; cách bày tỏ sự tán thành, bác bỏ hay bảo vệ một ý kiến sẽ tạo cơ sở nền tảng cho kiểu bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận các em sẽ học ở lớp 4-5.

Đề bài nêu ra của kiểu bài này không còn là những vấn đề đời thường như mượn sách, chúc tết, sinh nhật... mà là một vấn đề có ý nghĩa xã hội (giờ vệ sinh chung, tôn trọng luật lệ đi đường, bảo vệ của công...). Cũng giống như các dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng NTLN khác, bài tập rèn kĩ năng sử sụng NTLN trong sinh hoạt tập thể trao đổi, thảo luận cũng đặt ra yêu cầu giúp HS hiểu mục đích hội thoại, tình huống hội thoại, vai hội thoại, cách tổ chức lời thoại nhưng yêu cầu kĩ năng cao hơn.

Ví dụ1 :Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ .

Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp :

a: Giúp đỡ nhau học tập.

b: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20-11.

c: Trang trí lớp học.

d: Giữ vệ sinh chung.

( Tiếng Việt 3, tập 1,trang 45)

Ví dụ 2: Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.

Gợi ý nội dung cuộc họp: Trao đổi trách nhiệm của HS trong cộng đồng về:

- Tôn trọng luật đi đường.

- Bảo vệ của công.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

(Tiếng Việt 3, tập 1,trang 61)

Mục đích của kiểu bài này là nhằm hình thành và phát triển cho HS khả năng mở đầu và duy trì hội thoại, khả năng lập luận chặt chẽ, biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch, có thái độ đàng hoàng, bình tĩnh, tự tin. tôn trọng người khác khi giới thiệu, báo cáo.

Phương pháp dạy học: giới thiệu, báo cáo, hoạt động hay nêu ý kiến cá nhân, nhận xét ý kiến của bạn trong các tiết học hoặc các tiết sinh hoạt tập thể thực chất là những hoạt động nói trước đám đông thật chất là việc không đơn giản. Để thực hiện dạng bài rèn kĩ năng trình bày đạt được hiệu quả, HS cần thực hiện theo các bước sau :

Bước 1: Kết nối với bài học hoặc thực tế

Tổ chức cuộc họp hay giới thiệu, báo cáo hoạt động là một hình thức trao đổi, thuyết trình - là điều tương đối khó, đòi hỏi sự khái quát và diễn đạt rõ ràng, rành mạch. Điều khó nhất để rèn luyện NTLN trong các tiết học này là làm sao để các em biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp khi bàn bạc, trình bày ý kiến; để các hoạt động diễn ra một cách tự nhiên và đúng trình tự.

Đây là những nội dung hoàn toàn mới mẻ với các bài học mà HS đã được tìm

hiểu hoặc dành thời gian cho các em ôn lại những hiểu biết hay những hoạt động các em đã có liên quan đến nội dung bài học. Thực tế trong sách giáo khoa đã cung cấp cho HS mẫu sử dụng NTLN trong mở đầu các hoạt động thông qua các bài Tập đọc trước đó. Ví dụ: để hiểu rõ trình tự các việc diễn ra trong một cuộc họp, các em đã được học bài Tập đọc Cuộc họp của chữ viết với câu mở đầu cuộc trao đổi của Bác Chữ A: “ Thưa các bạn hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. "... Do vậy, trong dạy học NTLN, GV giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới và kết nối chúng với các bài Tập đọc trước đó hoặc dùng phương pháp trực quan cho HS xem tranh, ảnh về các hoạt động có liên quan đến nội dung báo cáo, thảo luận.

Đối với HS tiểu học, vốn sống, vốn kiến thức, vốn ngôn ngữ… của các em chưa phong phú, do vậy, trong dạy học NTLN cho HS tiểu học, GV cố gắng trực quan hóa nội dung dạy học để HS có thể dễ dàng quan sát, nhận diện và nắm bắt kiến thức. Thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới. Việc bố trí các bài Tập đọc trước các tiết thực hành trong sách giáo khoa và việc kết nối kiến thức và kĩ năng giữa hai tiết học của GV chính là đã thực hiện phương pháp dạy học tích cực để đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung thực hiện

Mỗi bài tập làm văn đều có một nhiệm vụ giao tiếp, việc xác định nhiệm vụ giao tiếp (định hướng giao tiếp) sẽ được thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài.

Nhận biết yêu cầu bài tập chính là phải tìm ra được cái: “ tình huống có vấn đề”

,tức là phát hiện được cái mâu thuẫn cần giải quyết nằm trong đề bài. Sau khi nhận biết yêu cầu bài tập, HS cần chuẩn bị nội dung bài thực hành trao đổi. Đây là bước khó khăn, phức tạp và có ý nghĩa quyết định bởi từ bước này, người nói luôn luôn phải hình dung ra được cách tổ chức một cuộc họp hay một bài giới thiệu, báo cáo; những câu hỏi mà người nghe đưa ra (nếu có); hơn nữa còn phải huy động khối lượng kiến thức (định tính, định lượng) và vốn sống tích lũy lâu

dài, đồng thời vận dụng tối đa khả năng lập luận, trình bày khoa học, tư duy lôgic khi sử dụng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, chặt chẽ.

Các em không phải chỉ cần chuẩn bị nội dung thông tin mà còn cần phải chuẩn bị nghi thức nói, hình thức nói sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp. GV cần lưu ý cho HS từng trường hợp hội thoại cụ thể, các em sẽ quyết định đưa vào bài thuyết trình, tranh luận của mình những nội dung gì, những cách nói nào cho phù hợp. Chẳng hạn khi bài tập làm văn lấy đối tượng giao tiếp là các bạn thì trong hội thoại trao đổi, các em sẽ biết bắt đầu cuộc hội thoại bằng một đoạn thoại mở như thế nào và khi khép lại bài nói, các em cũng sẽ biết mình kết thúc bằng đoạn thoại kết ra sao và đoạn thân thoại các em sẽ biết chọn những chi tiết cần thiết gì. Nhưng nếu như người tham dự hội thoại, trao đổi với các em lại không phải là các bạn mà là thầy cô giáo hoặc bố, mẹ, anh, chị... thì chắc chắn nội dung bài nói và cùng với nó là những nghi thức giao tiếp cũng sẽ khác hẳn. Nắm được một số kĩ năng cơ bản.

những hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt sẽ giúp các em vững vàng khi nói, tự tin vào điều mình nói ra và cũng vì thế khi nói các em sẽ bình tĩnh, chủ động và nói lưu loát, liền mạch hơn.

Ví dụ: Với bài tập tổ chức cuộc họp bảo vệ môi trường, HS cần chuẩn bị nội dung thảo luận sau:

a) Môi trường xung quanh chúng ta như gia đình, thôn xóm, nhà trường, đường xá có gì tốt/chưa tốt?

b) Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm?

c) Những việc làm và hành động nào để bảo vệ môi trường cũng như cải tạo môi trường ngày càng tốt đẹp hơn?

Bước 3: Thực hành trao đổi

Sau khi HS xác định được nội dung trao đổi, dự kiến được cách trao đổi thảo luận … GV cho HS đóng vai thực hành các hoạt động. Để HS đóng vai một cách tự nhiên, đúng đích giao tiếp, GV phải tạo ra một môi trường thực

hành thân thiện, cỏi mở sao cho HS thấy tự tin, mạnh dạn vận dụng được những kinh nghiệm và vốn sống sẵn có của mình.

Với bài tập trên, GV để từng nhóm thực hiện cuộc họp sau : Nêu mục đích

cuộc họp

Thưa các bạn!Hôm nay chúng ta tổ chức cuộc họp để bàn về một vấn đề đang được mọi người quan tâm đó là làm gì để bảo vệ môi trường?

Tình hình thực tế

Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề do rất nhiều nguyên nhân như: do rác thải, nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, không khí độc hại, nạn chặt phá rừng bừa bãi…Thiên nhiên bị phá hoại nặng nề.

Nguyên nhân của tình hình

Do rác thải bị vất bừa bãi, do nước thải ra từ cac khu công nghiệp, do con người chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

Cách giải quyết

Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Các bạn trong tổ gương mẫu thực hiện.

Giao việc cho mọi người

Các thành viên trong tổ sẽ thực hiện vất rác đúng nơi quy định ở mọi lúc, mọi nơi. Không làm hại cây cối. Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Kĩ năng trình bày, tổ chức một vấn đề là một kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. Vì vậy, cần lưu ý các em cách xưng hô đúng vai giao tiếp, giữ đúng vai giao tiếp. Để đạt mục đích giao tiếp đòi hỏi người nói phải mạch lạc và sử dụng một số yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...GV cùng cần hướng dẫn trước cách thảo luận khi nghe bạn phát biểu hay diễn thuyết bằng cách đặt ra các câu hỏi mở đối với người nói, phản bác lại ý kiến người nói, phát triển ý của người nói theo các hướng mới. Trong các cuộc trao đổi GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở, không làm thay, việc của HS hoặc áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với HS, không khí trao đổi cần nghiêm túc nhưng sôi nổi, vui vẻ, không nén quá căng thẳng. Lúc này, GV cùng cần có hình thức đánh giá mức độ tích cực tham gia hoạt động thực hành

của HS.Sau khi tổ chức trao đổi trong nhóm xong, GV cử đại diện các nhóm trình bày. GV cần có kế hoặc chu đáo và điều khiển khéo léo để thực hiện được công việc một cách thuận lợi.

Bước 4: Củng cố, áp dụng

Sau khi HS thực hành hội thoại xong, GV cần tổ chức cho HS góp ý, nhận xét, đánh giá và đề xuất cách khắc phục. HS có thể nhận xét theo các tiêu chí sau :

+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?

+ Cuộc trao đổi có đúng mục đích đề ra không ? + Cử chỉ, lời nói của các bạn đã phù hợp chưa?

Đây là bước quan trọng giúp HS tích lũy vốn kinh nghiệm. Vì vậy, GV nên giúp các em nhìn lại toàn bộ quá trình thực hiện bài tập của mình để rút ra những bài học cần thiết về kĩ năng phát biểu, trình bày ý kiến trong các tình huống giao tiếp là sinh hoạt tập thể, về cách sử dụng các NTLN khi tham gia hội thoại...

Ví dụ: Sau khi các nhóm thực hành đóng vai, GV có thể cho HS nhận xét, bình chọn nhóm thực hành hay nhất, động viên khích lệ các em .Bên cạnh đó GV động viên HS chia sẻ kinh nghiệm ý kiến cá nhân trong những tình huống tương tự. Chẳng hạn để vận dụng được bài học, GV đưa ra câu hỏi:

Bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường? Có như vậy các em mới khắc sâu được kiến thức.

Dạy theo hình thức thực hành tổ chức cuộc họp nhóm với các bước như trên sẽ giúp HS được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Thông qua đó hình thành và rèn luyện cho các em các kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng bao quát, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề ….

Tuỳ từng NTLN, từng giai đoạn học tập của HS, tuỳ từng đối tượng HS cụ thể... GV có thể vận dụng quy trình dạy học theo các bước nói trên một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo nhằm thực hiện tốt nhất mục đích, yêu cầu của từng bài học cụ thể.

Kết luận chương 2

Dạy học NTLN là một nội dung mới và khó trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng NTLN cho HS rất quan trọng vì nó là kĩ năng học tập, vừa là kĩ năng sống. Trong giao tiếp xã hội, hội thoại chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Đó là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống và quan hệ con người. Bản chất của việc dạy học NTLN chính là hình thành và phát triển ở HS kĩ năng sản sinh ra các ngôn bản nói và viết có văn hóa để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi, góp phần thực hiện mục đích dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp mà chương trình tiểu học đã đề ra. Điều này đòi hỏi người GV phải nắm vững và biết vận dụng một cách triệt để và sáng tạo các nguyên tắc dạy học NTLN như: Rèn kĩ năng giao tiếp cho HS; luyện NTLN theo cấp độ từ thấp đến cao;

kết hợp luyện NTLN với việc học văn hóa ứng xử ngôn ngữ; kết hợp luyện NTLN ở gia đình, nhà trường và xã hội… Đồng thời phải có những biện pháp dạy học phù hợp, đồng bộ với các nguyên tắc đó thì việc dạy học mới thực sự đạt được kết quả như mong muốn.

Các biện pháp dạy học NTLN có thành công hay không nhờ vào việc chỉ dẫn các thao tác được lặp lại trong hành động của GV và HS trong suốt quá trình dạy học. Vì vậy, nói tới biện pháp day học NTLN tức là cụ thể hóa quy trình dạy học NTLN thông qua các dạng bài tập đã được phân loại: Rèn luyện NTLN trong giao tiếp ứng xử và rèn luyện NTLN trong giao tiếp trình bày.

Cũng căn cứ vào đặc điểm tâm lí HS tiểu học, việc dạy học và rèn luyện NTLN phải được củng cố, lặp lại thường xuyên mới giúp các em ghi nhớ kiến thức và hình thành kĩ năng sử dụng NTLN. Do vậy, các NTLN không nên chỉ được nhắc tới trong những giờ học có nội dung dạy học NTLN theo quy định của chương trình. Trong các giờ học khác của môn Tiếng Việt, cần tìm ra những cơ hội để củng cố, ôn luyện, thực hành kiến thức, kĩ năng sử dụng NTLN. Mỗi giờ học (Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu…) đều có cơ hội để GV kết hợp dạy học NTLN. Bằng cách này, HS được ôn luyện nắm vững việc sử dụng ngôn ngữ văn hóa trong giao tiếp.

Để việc dạy học NTLN có hiệu quả một vấn đề không thể không đề cập đến là hệ thống bài tập rèn luyện NTLN. Trong chương trình và sách giáo khoa hiện nay, NTLN được dạy chủ yếu qua bài tập. Thông qua bài tập, HS được đặt vào những tình huống giao tiếp cụ thể để từ đó rèn các NTLN, rèn kĩ năng giao tiếp.

Hệ thống bài tập luyện NTLN đã giúp đỡ cho GV tiểu học có thêm phương tiện hữu hiệu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho HS nhằm đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc giao tiếp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)