Biện pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC NTLN CHO HS TIỂU HỌC

2.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực của HS tiểu học trong dạy học

2.2.4. Biện pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những biện pháp dạy học hữu hiệu để phát huy tính tích cực của HS. HS có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề, một nội dung nào đó của bài học mà một cá nhân còn lúng túng, gặp khó khăn. Thảo luận nhóm là một cách học tạo điều kiện cho HS luyện tập khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp miệng, khả năng hợp tác, thích ứng với hoàn cảnh và khả năng độc lập suy nghĩ. Qua thảo luận nhóm, năng lực ngôn ngữ và tư duy của HS được phát triển.

Các giờ học mà HS được thảo luận nhóm bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo điều kiện cho HS sử dụng các biện pháp, phương pháp và sử dụng ngôn ngữ để trao đổi. Các HS nhút nhát, ít phát biểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài. Khi tổ chức cho HS thực hành, GV cần chú ý khai thác, phát hiện và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ của các em, phát huy kinh nghiệm bản ngữ, tạo cơ hội để HS tạo lập được nhiều lời nói tự nhiên trong quá trình thảo luận giúp cho việc luyện nói NTLN đối với các em trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và hiệu quả hơn. Muốn làm tốt bước này, GV cần sáng tạo để tổ chức giờ học sao cho tự nhiên, gây hứng thú, tạo cho HS thấy có nhu cầu nói, nhu cầu giao tiếp chứ không phải chỉ đơn thuần trả lời các câu hỏi trong sách một cách gượng ép, thiếu tự nhiên. Thông qua đó, có nhiều cơ hội cho các em sử dụng các NTLN trong trao đổi, tranh luận; hình thành cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định...

Ví dụ: Ở tiết Tập tổ chức cuộc họp, sau khi HS đọc yêu cầu của bài tập dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ, GV tổ chức cho từng tổ thảo luận để chọn vấn đề giải quyết trong cuộc họp của tổ mình. Vấn đề lựa chọn để tổ chức họp tổ không thể do một cá nhân nào tự quyết định mà cần có sự trao đổi, bàn bạc, thống nhất giữa các thành viên trong tổ, để các hoạt động tiếp theo sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả.

Để giúp HS phát triển được ngôn ngữ nói và luyện tập các NTLN, GV có thể vận dụng phương pháp thảo luận nhóm với các bước sau đây:

- Bước 1: Phân nhóm. Mỗi nhóm có thể 2, 3 em; có thể một bàn, một tổ.

Để nhóm có thể hoạt động được đúng yêu cầu thảo luận, GV cần tập cho HS kĩ năng trình bày câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận rõ ràng, mạch lạc.

Ví dụ: Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ .

Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp : a: Giúp đỡ nhau học tập.

b: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20-11.

c: Trang trí lớp học.

d: Giữ vệ sinh chung.

( Tập tổ chức cuộc họp, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 45)

GV chia lớp thành 4 tổ. Yêu cầu mỗi tổ thảo luận một nội dung trong bài.

- Bước 2: GV nói rõ cho HS mục đích của thảo luận nhóm (thảo luận về vấn đề gì) và yêu cầu mọi người đều suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề đó. Khi có điều kiện, GV tham gia vào hoạt động nhóm và dành đều thời gian cho mỗi nhóm.

Ví dụ : Ở tiết Tập tổ chức cuộc họp ở trên sau khi GV chia nhóm và gọi HS đọc yêu cầu bài tập, GV cho HS thảo luận để đi đến thống nhất các nội dung sẽ viết trong báo cáo của từng tổ. GV lưu ý HS nên viết một cách trung thực những việc mà tổ mình đã làm được.

- Bước 3: HS thảo luận nhóm.

Khi tổ chức cho HS thực hành, GV cần chú ý khai thác, phát hiện và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ của các em, phát huy kinh nghiệm bản ngữ, tạo cơ hội để HS tạo lập được nhiều lời nói tự nhiên trong quá trình thảo luận giúp cho việc luyện nói NTLN đối với các em trở nên nhẹ nhàng, thiết thực và hiệu quả hơn. Muốn làm tốt bước này, GV cần sáng tạo để tổ chức giờ học sao cho tự nhiên, gây hứng thú, tạo cho HS thấy có nhu cầu nói, nhu cầu giao tiếp chứ không phải chỉ đơn thuần trả lời các câu hỏi trong sách một cách gượng ép, thiếu tự nhiên. Thông qua đó, có nhiều cơ hội cho các em sử dụng các NTLN trong trao đổi, tranh luận; hình thành cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định…

Ví dụ: GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về nội dung thảo luận của nhóm mình. Chẳng hạn với nội dung Giúp đỡ nhau học tập ,GV có thể gợi ý HS thảo luận theo các ý sau

Nêu mục đích cuộc họp

Thưa các bạn ! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giúp đỡ bạn Tùng.

Nêu tình hình Bạn Tùng là học sinh còn yếu về môn Toán, thường xuyên tính toán sai.

Nguyên nhân Bạn Tùng không thuộc các bảng nhân , bảng chia đã học, đặt tính sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.

Cách giải quyết

Bạn Tùng phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. khi làm tính cộng, trừ các số có từ 3 chữ số trở lên phải kiểm tra kĩ lại xem đặt tính đã đúng chưa.

Giao việc cho mọi người.

Bạn Hằng, bạn Trâm, bạn Hùng sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài của bạn Tùng, giảng giải lại những phần bạn Tùng chưa hiểu. Nếu không giảng giải được thì báo ngay với cô giáo để cô giáo giúp đỡ.

- Bước 4: Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (bằng ngôn ngữ hoặc bằng phương pháp đóng vai). Mỗi lần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ có một HS đại diện (nhóm trưởng) chịu trách nhiệm trước cả nhóm lên trình bày hoặc một số thành viên lên đóng vai, từ đó dần dần hình thành và là cơ hội cho HS có khả năng tổ chức, giao tiếp và thói quen tự đánh giá, tự điều chỉnh (khả năng đó sẽ ngày một được củng cố và phát triển).

Cũng trong tập thể, HS có cơ hội trao đổi tương trợ nhau và đó là điều kiện để các em mở rộng quan hệ giao tiếp, rèn luyện khả năng giao tiếp của mình.

- Bước 5: Lớp nhận xét, đánh giá. GV rút kinh nghiệm.

Khi HS thực hành luyện nói, GV cần nhắc nhở các em rõ ràng, thành câu và bước đầu nói đúng ngữ điệu các loại câu cơ bản (câu trần thuật, câu cầu khiến và câu hỏi). Khi các em nói, GV cần chú ý quan sát và lắng nghe để nhận xét cách sử dụng NTLN, tư thế, tác phong khi nói và sửa lỗi phát âm, lỗi dùng từ, đặt câu… của các em.

Mỗi biện pháp dạy học trên lại có những ưu điểm riêng trong việc truyền đạt kiến thức và rèn luyện cách sử dụng NTLN cho HS tiểu học. Nếu dạy học theo cách phân tích tình huống giao tiếp có ưu điểm là giúp HS hiểu sâu hơn về bản chất của những tình huống ngôn ngữ cần tìm hiểu thì biện pháp rèn theo mẫu và thực hành đóng vai sẽ khiến giờ học nói trở nên sôi nổi, gần gũi với HS hơn.Trong khi đó biện pháp thảo luận nhóm giúp HS rèn khả năng giao tiếp và hợp tác. Tuy nhiên không có một biện pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng bới vậy trong quá trình dạy học nói chung và dạy NTLN nói riêng chúng ta phải phối hợp, lựa chọn những biện pháp phù hợp với nội dung bài học và đối tượng HS để mang lại hiệu cao trong quá trình dạy và học.

Một phần của tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy học nghi thức lời nói cho học sinh tiểu học (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)