Quan niệm coi số từ là một tiểu loại của một số từ loại khác

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 22 - 27)

1.1. Khái quát về từ loại tiếng iệt và số từ tiếng iệt

1.1.2. Quan niệm về số từ

1.1.2.1. Quan niệm coi số từ là một tiểu loại của một số từ loại khác

Một cách bao quát nhất, vốn từ tiếng Việt được phân chia thành hai mảng lớn: thực từ và hư từ. Từ sự phân biệt khái quát trên, các nhà Ngữ pháp học đã phân chia vốn từ tiếng Việt thành các từ loại cụ thể. Hệ thống từ loại thể hiện quan điểm khác nhau của các tác giả về vấn đề từ loại tiếng Việt, trong đó có số từ.

Trong chuyên luận “Ngữ pháp tiếng Việt” (Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Nxb KHXH, 2003), Nguyễn Tài Cẩn chủ trương coi số từ là tiểu loại của danh từ. Ông đã xếp các từ loại: danh từ, động từ, tính từ và đại từ thuộc vào nhóm thực từ; các từ loại: phụ từ, kết từ thuộc vào nhóm hư từ. Tác giả nhấn mạnh vai trò quan trọng của ba từ loại danh từ, động từ, tính từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt và đã đi sâu nghiên cứu những từ loại này.

Tác giả phân chia danh từ thành những tiểu loại nhỏ như:

- Danh từ chỉ sự vật đơn thể (danh từ đơn thể): là những sự vật mà có thể dễ nhận ra chúng tồn tại thành từng đơn thể: nhà, trâu, áo, xe, đu đủ...

- Danh từ chỉ sự vật tổng thể (danh từ tổng thể): là những sự vật tồn tại thành một tổng thể bao gồm nhiều đơn thể gộp lại: quần áo, bàn ghế, nhân dân...

- Danh từ chỉ loại thể sự vật (danh từ loại thể) bao gồm: sự vật đơn thể tồn tại thành từng cái và sự vật đơn thể tồn tại thành từng con.

- Danh từ chỉ đơn vị sự vật (danh từ đơn vị): lít, mẫu, cân, sào, tấn...

- Danh từ chỉ sự vật trừu tượng (danh từ trừu tượng): tư tưởng, thái độ, quan điểm, lập trường, trí tuệ...

- Danh từ chỉ số lượng sự vật (danh từ số lượng): một, hai, ba, mười, một trăm,... những, các, mấy,... tất cả, số đông, phần lớn...

- Danh từ chỉ vị trí (danh từ vị trí): trên, dưới, trong, ngoài, sau, trước...

Nhìn vào sự phân loại trên, có thể thấy, tác giả đã xếp những từ chỉ số lượng sự vật thành một nhóm của danh từ. Nguyễn Tài Cẩn đã lí giải rằng sự vật dù đơn thể hay tổng thể thì trong thực tiễn chúng luôn bao hàm, đi kèm với nghĩa số lượng, do đó, có thể coi những từ kể trên là danh từ. Mặc dù coi chúng là danh từ, song tác giả vẫn lưu ý rằng “về mặt nghĩa cũng như ngữ pháp v n có những điểm khác nhau giữa tiểu loại danh từ này với những tiểu loại danh từ khác Đáng chú ý là danh từ số lượng, trừ trường hợp đặc biệt, không dùng làm chính tố trong ngữ mà chỉ làm phụ tố” [8; tr99].

Trong khi liệt kê những danh từ chỉ lượng, tác giả có kể vào những từ như: những, các, mấy... So với một, hai, ba, mười, một trăm... (có ý nghĩa thực thể tinh thần “vật- số đếm”, có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ với những phụ từ chuyên dụng của nó như: khoảng, độ, chừng) thì những từ trên hoàn toàn không có ý nghĩa thực thể và không thể đảm nhiệm

vai trò làm thành tố chính trong cụm chính phụ mà chỉ có thể đi kèm với các danh từ khác, bổ sung ý nghĩa về lượng cho các danh từ đó.

Như vậy là, theo ông vẫn có thể tách những từ chỉ số lượng thành một từ loại riêng vì những sự khác nhau cơ bản đó.

b. Quan niệm coi số từ là một tiểu loại của lượng từ

Quan niệm của Cao Xuân Hạo

Một trong những người chủ trương coi số từ là một tiểu loại của lượng từ là tác giả Cao Xuân Hạo. Trong chuyên luận nghiên cứu về Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Q2: Ngữ đoản và từ loại- Nxb Giáo dục, H, 2005), khi bàn đến hình thức ngữ pháp của lượng ngữ - một ngữ đoạn có chức năng cung cấp thêm những thông tin về số lượng chính xác hoặc không chính xác của tham tố sự tình, tác giả đã chỉ ba yếu tố dùng để biểu đạt đó là: 1/ Lượng từ; 2/

Quán từ; 3/ Những từ ngữ khác diễn đạt ý về lượng. Trong đó, lượng từ được định nghĩa “là từ dùng làm một lượng ngữ để chỉ lượng xác định hoặc không xác định” [22; tr100] và được chia ra làm hai loại: lượng từ xác định và lượng từ không xác định. Lượng từ xác định được tác giả gọi là số từ- những từ chỉ số lượng. Mặc dù có nói về chức năng của số từ trong cấu trúc cú pháp của ngữ danh từ (số từ đứng trước trung tâm thì làm lượng ngữ, đứng sau trung tâm thì là định ngữ chỉ lượng, chỉ thứ tự hoặc để gọi tên) nhưng trong khi phân loại, tác giả chỉ chia số từ ra làm hai loại là số từ chỉ số lượng chính xác và số từ chỉ số lượng ước chừng.

Quan niệm của Nguy n Thiện Giáp

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học” (Nxb Đại học Quốc gia, 2008) đã phân chia vốn từ tiếng Việt thành 12 loại là: danh từ, đại từ, vị từ, tính từ, lượng từ, trạng từ, giới từ, liên từ, thán từ, quán từ, tiểu từ, hệ từ.

Nói riêng về lượng từ (quantifier), tác giả định nghĩa đây “là những từ chỉ lượng xác định hoặc không xác định” [19; tr263]. Theo đó, ông đã phân

chia từ loại này thành hai tiểu loại nhỏ là lượng từ xác định và lượng từ không xác định. Lượng từ không xác định là những từ như: mấy, mỗi, từng, mọi, tất cả, cả...làm định ngữ trước cho danh từ đơn vị làm trung tâm trong ngữ danh từ. Lượng từ xác định được tác giả cho rằng đó chính là các số từ (numeral) và tiếp tục phân chia ra thành số từ chỉ số lượng chính xác (một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám...) và số từ chỉ số lượng ước chừng (vài, dăm, mươi...).

Như vậy, trong khi chỉ ra rằng số từ là một tiểu loại của lượng từ, tác giả cũng đã đồng thời phân chia số từ thành hai loại nhỏ hơn. Điều này cho thấy, số từ là một tiểu loại khá rõ ràng và không mấy khó khăn trong việc phân tách nó.

Có thể thấy rằng, Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thiện Giáp có nhiểu điểm tương đồng với nhau trong quan niệm về từ loại số từ.

c. Quan niệm coi số từ là một tiểu loại của chỉ định từ

Trần Trọng Kim trong sách “Việt Nam văn phạm” (Sài Gòn, 1950) đã

dựa vào phương pháp của Tây mà phân ra các tự loại” [25; tr9] của tiếng Việt. Ông chia ra làm 13 loài hay từ loại và chủ trương xếp số từ vào chỉ định từ. Trong đó, chỉ định từ được chia ra làm 4 loại:

- Chỉ thị chỉ định từ - Số mục chỉ định từ - Nghi vấn chỉ định từ - Phiếm chỉ chỉ định từ

Số mục chỉ định từ được chia làm 2 loại như sau:

* Lượng số chỉ định từ: gồm có

- Những số đếm: năm, tám, mười lăm...

- Lượng số chỉ định từ chỉ một lượng nhiều hay ít:

+ Lượng số chỉ định từ chỉ một lượng nhỏ: mấy, ít, vài, năm ba, năm bảy, thiểu số

+ Lượng số chỉ định từ chỉ mỗi đơn vị của một toàn số: mỗi, từng

+ Lượng số chỉ định từ chỉ lượng lớn hay toàn số: mọi, cả, hết, tất cả, hết thảy, nhiều, lắm, đa số

- Những phân số và bội số

* Thứ tự chỉ định từ: gồm có

- Những tiếng Nôm: thứ nhì, thứ ba...

- Những tiếng Hán Việt: đệ nhất, đệ ngũ

- Những tiếng chỉ riêng về thứ tự của ngày tháng: mồng một, r m, giêng, chạp

Như vậy, tác giả Việt Nam văn phạm đã coi phạm trù số từ là tập hợp những tiếng chỉ định danh từ bằng một ý nghĩa về số lượng hay thứ tự. Tuy nhiên, có thể thấy, đây là một tập hợp không thuần nhất về mặt ý nghĩa trong bản thân nó và với những tiểu loại chỉ định từ khác.

d. Quan niệm coi số từ là một tiểu loại của trạng từ

Bùi Đức Tịnh lại có quan niệm khác về số từ trong Văn phạm Việt Nam (Nxb Sài Gòn, 1952). Phân chia vốn từ tiếng Việt ra làm 8 từ loại (danh từ, đại từ, trạng từ, động từ, phó từ, giới từ, liên từ, hiệu từ), ông xếp số từ vào từ loại trạng từ. Theo đó, số trạng từ (chữ dùng của Bùi Đức Tịnh) là “những tiếng mô tả trạng thái của người và vật b ng một ý nghĩa về số mục” [45;

tr170]. Số trạng từ được chia thành 4 loại nhỏ:

- Số trạng từ chỉ lượng: một, hai, ba, bốn...

- Số trạng từ thứ bậc: thứ bảy, thứ mười...

- Số trạng từ bất định: mỗi, từng, vài, mấy, một ít, thiểu số...

- Số trạng từ chỉ phân số và bội số: phân nửa, hai phần ba...

Quan niệm coi số từ thuộc trạng từ của Bùi Đức Tịnh là dựa vào chức năng cùng làm bổ túc cho danh từ về một ý nghĩa nào đó mà danh từ nói đến của số từ nói riêng và trạng từ nói chung.

Nhìn chung, trong khi quan niệm số từ là một tiểu loại của một số từ loại khác, một số tác giả vẫn chỉ ra sự khác biệt căn bản và tính độc lập tương đối của số từ so với những từ loại mà nó phụ thuộc. Điều đó chứng tỏ khả năng có thể tách ra thành một từ loại tương đương với các từ loại khác của số từ.

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)