Mô hình kết trị chung của số từ chỉ số lượng

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 59 - 62)

Đặc điểm kết hợp của từ loại số từ nói chung đã được ngữ pháp học nghiên cứu từ rất sớm. Trong tiếng Việt, người ta đã chỉ ra rằng số từ có khả năng kết hợp với những từ độ, khoảng, chừng, ngót, gần... ở phía trước và thường kết hợp với danh từ ở phía sau. Ngoài ra, số từ còn có khả năng kết hợp hạn chế được với các từ loại động từ, tính từ, đại từ ở phía sau. Trong câu, số từ có khả năng đóng vai trò là thành tố trung tâm của kết cấu.

Số từ chỉ số lượng cũng mang những đặc điểm kết hợp trên của từ loại số từ. Chẳng hạn:

(60) Lớp học có khoảng 40 người.

(61) Đôi ta như áo vải màu

Trăm giặt nghìn gội dãi dầu không phai [Ca dao]

(62) Ba vuông sánh với bảy tr n

Đời cha vinh hiển, đời con sanh giàu [Ca dao]

Dưới ánh sáng của lý thuyết kết trị, thuộc tính kết hợp của số từ chỉ số lượng sẽ được soi chiếu rõ ràng, cụ thể hơn. Số từ chỉ số lượng là những số từ biểu thị số lượng- một dạng thuộc tính vật chất của các vật thể trong thế giới khách quan. Nói khác, sự vật dù đơn thể hay tổng thể thì luôn bao hàm trong nó ý nghĩa số lượng. Do đó, số lượng không tồn tại độc lập mà luôn đi kèm với các sự vật. Như vậy, xung quanh số từ chỉ số lượng có một vị trí bắt buộc, cần được làm đầy bằng kết tố chỉ sự vật được tính đếm. Kết tố này trả lời cho câu hỏi: Ai/ cái gì được tính đếm?. Chẳng hạn, trong ngữ đoạn “Trưởng tràng là một người đã ngót năm mươi tuổi” [Chuyện về người thầy- Hà Ân; tr15]

thì “tuổi” chính là kết tố chỉ sự vật được tính đếm.

Số từ chỉ số lượng biểu thị lượng của sự vật. Lượng sự vật nhiều khi không được biểu thị một cách trực tiếp mà được tính toán, đong đếm qua các đơn vị sự vật. Do đó, trong nhiều trường hợp, sự có mặt của đơn vị được dùng để tính đếm sự vật là điều bắt buộc. Ví dụ:

(63) Mùa đến, hắn vác một cái đ n càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đo hết ruộng nọ đến ruộng kia. [Nam Cao; tr115]

(64) Nhưng hai mụ ọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà ọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng [Tô Hoài; tr59]

Vì vậy, bên cạnh kết tố sự vật được tính đếm, còn có một kết tố cơ sở nữa là: kết tố đơn vị được dùng để tính đếm. Kết tố này trả lời cho câu hỏi:

Loại đơn vị nào của sự vật được dùng để tính đếm?

Trong thực tế khách quan, sự vật được tính đếm thường gắn với một chủ thể nào đó, dạng như: con người thường được tính đếm về tuổi tác. Vì vậy, trong mô hình kết trị của số từ, trong nhiều trường hợp còn đòi hỏi sự xuất hiện bắt buộc của kết tố chỉ chủ thể được định lượng. Kết tố này trả lời cho câu hỏi: Ai/ cái gì được đem ra để định lượng?. Ví dụ:

(65) Gà tơ xào với mướp già

Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi. [Ca dao]

(66) Tiếc thay con gái mười ba

Liều thân mà lấy ông già tám mươi. [Ca dao]

Có thể hình dung các kết tố cơ sở của số từ qua sơ đồ sau:

Số từ chỉ số lượng

Kết tố chỉ chủ thể Kết tố chỉ đơn vị Kết tố chỉ sự được định lượng được dùng để tính đếm vật được tính đếm Kết tố cơ sở 1 Kết tố cơ sở 2 Kết tố cơ sở 3 Sự vật được đưa ra tính đếm trong một số trường hợp, gắn với thời gian, không gian cụ thể nên trong mô hình kết trị của số từ chỉ số lượng, còn có thể xuất hiện các kết tố chỉ thời gian, kết tố chỉ không gian. Đây là loại kết tố mở rộng, sự xuất hiện của chúng nhằm bổ sung các thông tin thuộc về ngữ cảnh tình huống. Ví dụ:

(67) Hồi ấy, ở làng, hắn mới hai mươi.

Như vậy, về cơ bản, mô hình kết trị của số từ chỉ số lượng bao gồm ba kết tố cơ sở: kết tố chỉ chủ thể được định lượng, kết tố chỉ đơn vị được dùng để tính đếm, kết tố chỉ sự vật được tính đếm. Ngoài ra, trong sự hiện thực hóa kết trị, số từ chỉ số lượng có thể kết hợp vào mình các kết tố mở rộng như: kết tố chỉ thời gian, kết tố chỉ không gian.

Dưới đây, chúng tôi sẽ miêu tả cụ thể từng loại kết tố của số từ chỉ số lượng dựa trên những đặc điểm ngữ nghĩa- ngữ pháp của chúng.

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)