Nguyên tắc và các thủ pháp hình thức trong việc nghiên cứu kết trị của số từ

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 37 - 40)

1.2. Khái quát về kết trị và kết trị của số từ

1.2.2. Nguyên tắc và các thủ pháp hình thức trong việc nghiên cứu kết trị của số từ

Xác định và phân tích kết trị của số từ thực chất là xác định và phân tích các kết tố làm đầy các vị trí mở xung quanh số từ. Công việc này được tiến hành theo những nguyên tắc và thủ pháp nhất định.

1.2.2.1. Nguyên tắc

Với tư cách là đơn vị ngữ pháp, các kết tố của số từ được đặc trưng bởi hai mặt: mặt ý nghĩa và mặt hình thức ngữ pháp. Do đó, khi xác định phân

tích kết trị của số từ cần thiết phải tính đến cả hai mặt nội dung và hình thức để tránh phiến diện, sai lầm khi nghiên cứu.

Ý nghĩa đặc trưng cho mặt nội dung của các kết tố là tổ hợp các nghĩa có quan hệ tôn ti với nhau. Nghĩa chung nhất đặc trưng cho tất cả các kết tố là nghĩa xác định (bổ sung). Nghĩa cụ thể hơn là các nghĩa cú pháp kiểu như:

nghĩa chủ thể, nghĩa đối thể, nghĩa phương tiện....

Việc xác định bản chất và ranh giới các ý nghĩa cụ thể là vấn đề khó khăn, phức tạp nhất. Để xác định được ý nghĩa cụ thể của các kết tố cần chú ý đến cả nghĩa sâu và nghĩa cú pháp. Hai kiểu nghĩa này mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng lại khác nhau về bản chất. Sự khác nhau thể hiện ở chỗ, nghĩa cú pháp của các kết tố chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa ngữ pháp hoạt động của số từ và luôn có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn nghĩa sâu được xác định trong mối quan hệ giữa các ý nghĩa từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị.

Nghĩa của các kết tố luôn được thể hiện bằng những hình thức nhất định.

Hình thức ngữ pháp của các kết tố bao gồm khả năng thay thế bằng từ nghi vấn, cách biểu hiện về mặt từ loại, vị trí so với số từ, sự có mặt hay vắng mặt ở bên chúng các quan hệ từ và ngữ điệu. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, vị trí của kết tố chỉ chủ thể được định lượng thường đứng trước số từ, còn các kết tố chỉ sự vật được tính đếm thường đứng sau số từ... Ví dụ:

(5) Chàng ơi thiếp mới mười lăm,

Xin chàng hãy đợi năm năm thì vừa (Ca dao) (6) Mười voi không được bát nước xáo (Tục ngữ)

Cũng như việc xác định, phân tích mặt nghĩa, việc xác định, phân tích mặt hình thức của các kết tố có nhiều khó khăn vì sự đối lập giữa các kiểu kết tố về hình thức không phải luôn rõ ràng, dứt khoát. Thực tế cho thấy, mỗi

kiểu kết tố thường không phải chỉ có một hình thức duy nhất mà có thể tồn tại dưới một vài hình thức nhất định. Chẳng hạn, về cách biểu hiện từ loại, kiểu kết tố chỉ sự vật được tính đếm của số từ chỉ số lượng có thể được biểu thị bằng danh từ hoặc đại từ: năm tuổi hoặc hai chúng tôi.

Thực tế đó đòi hỏi khi xác định, phân tích kết trị của số từ về mặt hình thức, phải xuất phát từ một nguyên tắc chung nhất định, tức là phải dựa vào hình thức cơ bản. Hình thức cơ bản của kết tố là hình thức có tính phổ biến nhất, điển hình nhất. Tính phổ biến và điển hình nhất của hình thức cơ bản được thể hiện ở chỗ sự xuất hiện của nó không bị hạn chế bởi bất cứ một điều kiện đặc biệt nào. Các hình thức còn lại sẽ được coi là hình thức không cơ bản.

1.2.2.2. Thủ pháp

Trong khi xác định, phân tích kết trị của số từ, để tránh chủ quan, cảm tính, đồng thời để phát hiện đầy đủ các đặc điểm của các kết tố cần phải dựa vào những thủ pháp hình thức nhất định. Các thủ pháp hình thức cần thiết, thích hợp đối với việc nghiên cứu kết trị của số từ là:

a. Lược bỏ: là bỏ bớt một yếu tố nào đó trong cấu trúc nhằm xác định vai trò hay mức độ cần thiết của yếu tố đó đối với việc tổ chức cấu trúc.

Trong số các kết tố có thể có bên cạnh số từ, những kết tố mà việc lược bỏ chúng làm cho cấu trúc số từ mất khả năng hoạt động như một câu độc lập về ngữ pháp sẽ được coi là kết tố bắt buộc (kết tố cơ sở). Những kết tố không có đặc điểm này sẽ là kết tố tự do (kết tố mở rộng). Các kết tố bắt buộc chính là các kết tố tạo thành “bối cảnh tối ưu” của số từ, kết tố tự do tạo thành “bối cảnh dư” của số từ. Ví dụ:

(7) Trong trận đấu ngày hôm nay, đội Thanh Hóa nhất, đội Quảng Ninh nhì.

(8) ỉ đội Thanh Húa nhất, đội Quảng Ninh nhỡ.

Như vậy, thủ pháp lược bỏ giúp chúng ta xác định được bối cảnh tối ưu của

số từ “nhất” và “nhì”, với kết tố cơ sở là “đội Thanh Hóa ”, “đội Quảng Ninh”.

Kết tố tự do “Trong trận đấu ngày hôm nay” có thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động độc lập về mặt ngữ pháp của cấu trúc số từ.

b. ổ sung: là thêm một yếu tố nào đó vào cấu trúc nhất định với mục đích xác định đặc tính của yếu tố nào đó hoặc đặc tính của cấu trúc nói chung.

Ví dụ: (9) Mới vài người đến.

Bằng thủ pháp bổ sung, chúng ta có thể làm đầy cấu trúc trên ở những vị trí mở xung quanh số từ “vài” tạo thành một kết cấu mới: “Lớp mới vài người đến”. Như vậy là trước số từ “vài” vẫn có vị trí mở chưa được làm đầy.

c. Thay thế hay đặt câu hỏi: là thay thế một yếu tố trong cấu trúc bằng một yếu tố khác hoặc thay thế bằng từ nghi vấn “ai/ cái gì?” nhằm phát hiện đặc điểm của yếu tố nào đó trong cấu trúc được xem xét.

Ví dụ: (10) Cụ ấy đã tám mươi -> Ai đã tám mươi?

d. Cải biến: là sự biến đổi một cấu trúc bất kì thành một cấu trúc khác được thực hiện theo một nguyên tắc chung nhất định với điều kiện mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ tham gia vào sự biến đổi này về cơ bản vẫn được giữ lại. Ví dụ: (11) Anh chị là nhất nh

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)