Các kết tố của số từ chỉ số thứ tự

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 86 - 98)

Chúng tôi xác định kết tố cơ sở của số từ chỉ số thứ tự bao gồm hai loại:

kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự

a. ết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự

Việc xác lập hệ thống số thứ tự trong các ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng là một đòi hỏi khách quan của con người trong việc nhận thức về vị trí, thứ bậc của vật chất khách quan. Mối liên hệ giữa thứ bậc và các sự vật trong hệ thống của nó cũng là tất yếu. Do đó, kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự được xem là kết tố bắt buộc chính của số từ chỉ số thứ tự. Đặc điểm cơ bản của loại kết tố này là:

 Về nội dung

Kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự bổ sung ý nghĩa cú pháp sự vật được xác định về mặt thứ tự. Đó là những sự vật mà con người có thể tri giác được. Về nguyên tắc, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có vị trí, thứ tự riêng đặt trong mối quan hệ với hệ thống của nó. Do đó, những sự vật bao hàm trong mình thuộc tính thứ tự là vô cùng phong phú, đa dạng, chúng đều có thể đóng vai trò làm kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự trong mô hình kết trị của các số từ chỉ số thứ tự.

Qua khảo sát trên ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự có thể là: con người: anh, cô, dì, vợ...; thời gian:

tháng, ngày, năm, phút...; thực vật: cây, hoa, lá...; động vật: chó, mèo, trâu, b , chim, cá...; các vật thể nhân tạo: bàn, mâm, bát...; các vật thể tự nhiên:

sông, núi, sao,...

Ví dụ:

(151) Tháng ba này, th ng nào th ng ấy đến ba ngày không được một bát cơm, dãi nhỏ ra, hết c n làm bộ [Nam Cao; tr123]

(152) Hắn hút đến điếu này là điếu thứ ba. [Nam Cao; tr141]

(153) Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bả cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà , nhưng kết cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng [Nam Cao; tr7]

(154) Trong hiệp hai của trận đấu này, đội tuyển Việt Nam giữ cầu môn bên trái màn ảnh của quý vị, đội tuyển Malaisia giữ khung thành phía bên tay phải màn ảnh của quý vị và các bạn [bongdaso.com]

(155) V ng 32 Premier League đã di n ra với nhiều cảm xúc trái ngược mà tâm điểm chính là trận derby thành Manchester [bongda24h.vn]

(156) Sau khi học hết lớp mười, chị đi Sư phạm, c n chị Duyên đi thanh niên xung phong, vào mãi miền trong công tác [Cây lá đỏ- Trần Hoài Dương; tr88]

 Về hình thức

- Qua khảo sát trên ngữ liệu tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự chủ yếu là người, vật, việc do đó chúng được biểu hiện bằng các danh từ, cụm danh từ. Hình thức này được xem là cơ bản vì nó xuất hiện phổ biến nhất. Với hình thức biểu hiện này, kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự có thể kết hợp trực tiếp với số từ chỉ số thứ tự mà không đòi hỏi bất kì điều kiện đặc biệt nào. Và với cách kết hợp trực tiếp đó, số từ chỉ số thứ tự có thể làm định ngữ miêu tả thuộc tính thứ tự của sự vật nêu ở danh từ. Ví dụ:

(157) Thanh minh trong tiết tháng ba [Nguyễn Du; tr45]

(158) Qua ngày mười, cả hai chúng tôi không đứa nào c n có thể đứng lên được [Tô Hoài; tr69]

(159) C n ông cụ thì đã n m xuống k o điếu thuốc phiện thứ chín

mươi sáu và nghĩ cách để bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện [Vũ Trọng Phụng; tr239- 240]

(160) Thật rõ là ngôn ngữ của một người ở thế kỷ hai mươi chúng ta [Vũ Trọng Phụng; tr113]

(161) Thế mà tôi cũng giữ trinh tiết với mình, không có ai là nhân tình thứ hai nữa thì mình nên cho là hạnh phúc rồi [Vũ Trọng Phụng; tr109]

(162) Những giấc mơ của tôi là điều thú vị thứ ba trăm hai mươi sáu.

[Nguyễn Nhật Ánh; tr74]

(163) Hai vợ chồng sung sướng quay vào thì vừa gặp lúc trên cái cửa sổ tầng gác thứ nhì, cái mặt nhăn nhó của bà vợ Tây ló ra với những cái v y tay cầu cứu thất vọng [Vũ Trọng Phụng; tr144]

Một điểm đặc biệt đáng lưu ý là khi số từ chỉ số thứ tự kết hợp với kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự là các danh từ thân tộc ở phía trước thì số thứ tự thường được danh từ riêng hóa. Có nghĩa là, lúc này, số từ số thứ tự được dùng như một tên riêng chỉ người. Đây được xem là một trong những thói quen đặt tên, gọi tên bằng con số của người Việt. Có thể thấy cách dùng này rất phổ biến trong ngôn ngữ hành chức của những người dân Nam Bộ, bắt đầu cách gọi người con trưởng là anh Hai, chị Hai. Đây cũng được xem là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã in đậm trong tâm thức của người Việt ở Nam Bộ. Ví dụ:

(164) hi thì bà Sáu vừa rầy vừa bưng sang một rổ khoai để lớp học ăn cho no bụng, vì mẹ lớp học vắng nhà [Mẹ vắng nhà- Nguyễn Thi; tr357]

(165) Chị em con lại rủ nhau ra moi đầu đạn ghim quanh gốc dừa để dành cho ông Mười quân giới [Mẹ vắng nhà- Nguyễn Thi; tr356]

(166) Em giống má, chị Hai cho em đi mừ, em không ở nhà [Mẹ vắng nhà- Nguyễn Thi; tr358]

(167) Tiếng đồn chị Bốn có duyên

Anh Bốn đi cưới một thiên cá m i [Ca dao]

(168) Sớm mai đi chợ G Vấp Mua một xấp vải

Đem về con Hai nó cắt Con Ba nó may

Con nó đột Con Năm nó viền Con Sáu đơm nút Con Bảy vắt khuy Anh bước cẳng ra

Con Tám níu, con Chín trì

Mười ơi! Sao em để vậy c n gì áo anh! [Ca dao]

(169) Ông Hai tuy là em ruột cụ Hồng, song vì an cư lạc nghiệp nơi thôn quê nên bị coi rẻ [Vũ Trọng Phụng; tr81]

Trong đời sống, một số những số từ chỉ thứ tự gắn với những sự kiện trọng đại cũng được danh từ riêng hóa như: Cách mạng tháng Mười, Cách mạng tháng Tám, Tiểu đoàn 307....

Trong thực tế, không chỉ những sự vật hiện tượng được nhận thức về khía cạnh vị trí, thứ tự mà cả những sự việc cũng được xác định vị trí, thứ tự.

Do đó, kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự còn được biểu hiện bằng các động từ, cụm động từ, có khi là cụm chủ vị. Khi đó, chúng kết hợp gián tiếp với các số từ chỉ số thứ tự thông qua quan hệ từ .Ví dụ:

(170) Tôi xin làm phúc mà mách với quan bác r ng ông Typn hiện giờ đương ghen tức vì bác đã làm vợ ông ta hư hỏng là một, tiếp khách kh o hơn ông ta là hai, lại biết đo các phụ nữ may áo là ba, làm giảm thế lực của ông ấy là bốn. [Vũ Trọng Phụng; tr94]

(171) Tại bác đã làm cho cụ tổ khỏi hẳn bệnh là một, và làm cho cô Tuyết nó hồi hôn với một đám đã sêu tết là hai, vậy quan bác phải coi chừng đó! [Vũ Trọng Phụng; tr94]

(172) Tan nhà là một, thiệt mình là hai. [Nguyễn Du; tr91]

- Về vị trí của kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự, chúng tôi thấy phổ biến là đi trước số từ chỉ số thứ tự.

Trong sử dụng, số từ chỉ số thứ tự có hai cách biểu hiện khác nhau: số từ xác định đứng sau danh từ có đi kèm tiếng thứ hoặc số số từ xác định đứng sau danh từ không đi kèm tiếng thứ hoặc số. Những cách biểu hiện khác nhau này không ảnh hưởng gì tới vị trí của kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự trong mô hình kết trị của số từ chỉ số thứ tự.

Kết tố chỉ sự vật được đánh giá về thứ tự + (thứ/ số) + số từ chỉ số thứ tự Ví dụ:

(173) àn một có sáu người.

(174) Lúc ấy vào độ ba giờ chiều một ngày thứ năm. [Vũ Trọng Phụng; tr7]

(175) Cụ Hồng lại nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt cũng lần thứ mười. [Vũ Trọng Phụng; tr75]

(176) Nhưng đến khi học hết lớp mười hai thì tôi đành phải giã từ tỉnh lị [C n chút gì để nhớ- Nguyễn Nhật Ánh]

(177) Năm Thiên Ứng Chính ình thứ mười sáu ( , cậu vào kinh dự khoa thi mùa xuân [Ông Trạng thả diều- Hà Ân; tr7]

(178) ảng kì bốn được yết lên có tên Mạc Đĩnh Chi [Cậu b xấu xí- Hà Ân; tr24]

(179) Phút thứ 90 của trận đấu, các cầu thủ áo trắng đã làm một cú lội ngược d ng đáng kinh ngạc [Bình luận bóng đá]

(180) Và một người thứ hai mươi ba lon ton chạy theo với cái c i ngậm trên miệng [Nguyễn Nhật Ánh; tr9]

Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có nhiều trường hợp kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự đứng sau số từ thứ tự. Ở vị trí biểu hiện này, chúng tôi nhận thấy có hai điểm đáng lưu ý sau:

Kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự kết hợp trực tiếp với số từ chỉ thứ tự. Ví dụ:

(181) Một duyên, hai nợ, ba tình

Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh [Ca dao]

(182) Nhất vợ, nhì trời. [Tục ngữ]

(183) Một yêu em cố tăng gia Hai yêu em có đàn gà đầy sân Ba yêu làm cỏ bón phân

Bốn yêu sớm tối chuyên cần tưới rau Năm yêu chăm chỉ bắt sâu

Sáu yêu nương sắn, giàn bầu, chuồng chim Bảy yêu đàn lợn mới thêm

Tám yêu dãy chuối lại kèm rặng khoai Chín yêu khóm mía cao cao

Mười yêu cần kiệm, dân giàu nước sang [Ca dao]

(184) Thứ nhất inh ì, thứ nhì phố Hiến [Tục ngữ]

Kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự kết hợp gián tiếp với số từ chỉ thứ tự thông qua một số quan hệ từ như thì, là. Ví dụ:

(185) Một là vợ, hai là nợ [Tục ngữ]

(186) Một là vui thú chẳng về

Hai là đã trót lời thể cùng ai [Ca dao]

(187) Một là cứ ph p gia hình

Hai là lại cứ lầu xanh phó về [Nguyễn Du; tr140]

(188) Một là đắc hiếu, hai là đắc trung [Nguyễn Du; tr197]

(189) Nhất thì bộ Lại, bộ inh

Nhì thì bộ Hộ, bộ Hình cũng xong [Ca dao]

(190) Lại phải đánh nhau thôi, một là sống, hai là chết, có đánh nhau mới giành được chỗ ở- tiếng bàn tán và than thở như thế trong đám đông, mỗi lúc càng xôn xao. [Tô Hoài; tr110]

Như vậy, việc thay đổi vị trí của kết tố chỉ sự vật được xác định về thứ tự không phải là ngẫu nhiên mà nhằm mục đích nhấn mạnh vị trí, vai trò của sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến trong câu nhằm hướng tới một mục đích giao tiếp nào đó.

b ết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự

Thứ tự không chỉ là loại quan hệ giữa các thực thể trong một hệ thống mà còn xuất hiện giữa các yếu tố, phương diện trong một thực thể. Sự vật, sự việc, hiện tượng trong thực tế khách quan luôn bao hàm trong nó nhiều yếu tố, đặc điểm, tính chất, hoạt động. Trong khi nhận thức những sự vật hiện tượng trên, con người có thể chỉ có nhu cầu xem xét thứ tự, vị trí của một phẩm chất, yếu tố nào đó trong bản thân sự vật. Do đó, xuất hiện kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự. Xem xét một cách toàn diện, chúng tôi thấy kết tố này có những đặc điểm sau:

 Về nội dung

Kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự bổ sung, hiện thực hóa ý nghĩa phương diện, đặc điểm, tính chất, hoạt động được xác định về thứ tự của sự vật hiện tượng. Những đặc điểm, tính chất, hoạt động cấu thành/ tồn tại trong các sự vật hiện tượng là vô cùng phong phú, đa dạng mà xuất phát từ nhu cầu nhận thức hoặc nhu cầu giao tiếp khác nhau, con người đưa ra những phương diện, đặc trưng cụ thể để xác định vị trí của chúng.

Chúng tôi nhận thấy kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự có thể là: đặc điểm về phẩm chất như: màu sắc, kích thước, mùi vị, tính chất vật lí, đặc điểm tâm lí, đặc điểm sinh lí, đặc điểm trí tuệ, cách thức hoạt động... của sự vật hiện tượng; đặc điểm về hình dáng bên ngoài: cao, thấp, b o, gầy, dày, mỏng, nghiêng, lệch...; đặc điểm về số lượng: hạn hữu, sẵn, phổ biến, nhiều, ít...; tình thái: sự cần thiết, nguyện vọng, mong muốn, yêu ghét; tư thế: đứng, n m, ngồi, quỳ...; hoạt động di chuyển: đi, chạy, nhảy, b ...; quá trình: chảy, cháy, rụng, h o, úa...; trạng thái tâm sinh lí: băn khoăn, hồi hộp, đau đớn, thao thức...

Ví dụ:

(191) Điều cần nhất cho cụ là kiếm cách nhập để để có thể đả động được đến ông Xuân Tóc Đỏ của chúng ta đó thôi. [Vũ Trọng Phụng; tr136]

(192) Trong thế giới trẻ con và trong thế giới cún có một điều giống nhau lạ lùng: đứa bạn xấu bao giờ cũng là đứa bạn quyến rũ nhất. [Nguyễn Nhật Ánh; tr88]

(193) Quả nào chúng nó ăn, y như là quả ấy ngon nhất nhì trong số quả chín. [Lao xao- Duy Khán; tr161]

 Về hình thức

Quan hệ chặt chẽ với đặc điểm về nội dung, kết tố chỉ phương diện của

sự vật được xác định về thứ tự được biểu hiện ra hình thức bên ngoài bằng các động từ, tính từ để biểu thị ý nghĩa thứ bậc hoặc nhấn mạnh vai trò của các đặc điểm, tính chất, hoạt động. Ví dụ:

(194) Mỗi khi tôi trông thấy hai ngài đi tuần, thì chúng tôi bảo với mọi người r ng đó là hai ông cua rơ giỏi nhất, thuộc hàng cảnh binh chăm chỉ phận sự, hết l ng giữ trật tự cho thành phố, sẽ giật giải Hà Nội – Sài G n, đáng được quan chánh Cẩm thăng chức… phải không? [Vũ Trọng Phụng; tr191]

(195) Trong bọn, th ng Laica là th ng hung hăng nhất, có lẽ vì hắn trẻ nhất. [Nguyễn Nhật Ánh; tr31]

(196) Điển hình nhất phải kể đến cái tr tẩy chay bọn con trai. [ ây giờ bạn ở đâu? - Trần Thiên Hương; tr141]

Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thu được 75 lần xuất hiện của kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự là động từ và tính từ, trong đó đi kèm động từ là 41 lần, đi kèm tính từ là 34 lần. Đặc biệt, kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết sự kết hợp của kết tố này là với số từ chỉ số thứ tự nhất/ thứ nhất. Trong các lần xuất hiện đó, vị trí phổ biến của kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về số thứ tự là đứng trước số từ chỉ số thứ tự.

Kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự - Số từ chỉ số thứ tự

Ví dụ:

(197) Tôi đã cứu sống lão già to nhất nhà ấy, đã làm cho hiệu may Âu Hóa thình vượng như thế [Vũ Trọng Phụng; tr164]

(198) Nhưng đi hai chân không phải là tiết mục khó nhất của di n viên xiếc [Nguyễn Nhật Ánh; tr150]

(199) Điều hài l ng nhất trong cuộc sống: kết bạn với êtô. [Nguyễn Nhật Ánh; tr139]

(200) Thích nhất là mùi khoai lang mà bác Gạch gái thường nướng cho chúng tôi, cứ thơm lừng cả một thửa ruộng [Những chiếc chuông reo- Ngô Quân Miện; tr247]

(201) Tôi lo nhất là lúc lên bảng [Tập đoàn san hô- Phạm Thị Thanh Tú; tr322]

(202) Lấy chồng nghèo, mẹ phải tần tảo buôn thúng bán mẹt nuôi chúng tôi, c n xưa kia mẹ là cô gái đẹp nhất một vùng, sống cấm cung theo luật lệ nho giáo khắc nghiệt của ông ngoại tôi [ ây giờ bạn ở đâu?- Trần Thiên Hương; tr43]

Kết tố chỉ phương diện của sự vật được đánh giá về thứ tự trong hình thức biểu hiện là các động từ, tính từ vẫn có thể đứng sau các số từ chỉ số thứ tự. Ví dụ:

(203) Nhất trong là nước giếng Hồi Nhất b o nhất bùi là cá rô dâu [Ca dao]

(204) Nhất mặn là muối, nhất cay là gừng [Ca dao]

(205) Nhất cao là núi Tản Viên

Nhất sâu là vũng Thủy Tiên của Vường [Ca dao]

Việc đảo trật tự sắp xếp này nhằm nhấn mạnh vai trò, thứ bậc của hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm được nói đến trong câu.

Như vậy, trong mô hình kết trị của số từ chỉ số thứ tự, kết tố chỉ phương diện của sự vật được xác định về thứ tự thường có hình thức biểu hiện là những động từ, tính từ và có vị trí cơ bản là đứng trước số từ chỉ số thứ tự.

ết tố mở rộng

Ngoài những kết tố cơ sở nói trên, khi được hiện thực hóa trong câu, số từ chỉ số thứ tự còn có thể được bổ sung các yếu tố thuộc về ngữ cảnh tình huống bởi các kết tố mở rộng như không gian, thời gian. Loại kết tố này

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)