2.1. Khái quát chung về số từ chỉ số lƣợng trong tiếng iệt
2.1.2. Một số trường hợp đặc biệt
Tác giả Đinh Văn Đức trong Các bải giảng về từ pháp học tiếng Việt, khi bàn về phương diện kết hợp từ loại trong đoản ngữ đã chỉ ra rằng trong tiếng Việt có hai từ “một”: từ “một” là số từ trong hệ thống số đếm tự nhiên và từ “một” để chỉ sự vật phiếm định. Và lí giải, với lối nói phiếm định, người ta sử dụng từ “một” như một phương tiện ngữ nghĩa nhằm biểu đạt nghĩa tình thái.
Tác giả Diệp Quang Ban trong công trình Ngữ pháp Việt Nam cũng cho rằng từ “một” có hai tư cách: tư cách số từ chính xác và tư cách số đơn phiếm định. Ông gọi số từ trong tư cách thứ hai là mạo từ. Tuy nhiên, trong hệ thống từ loại hiện nay, các nhà nghiên cứu không dùng tên gọi mạo từ mà dùng là phụ từ. Ở đây, chúng tôi cũng dùng thuật ngữ phụ từ để phân biệt với “một” – số từ. Ví dụ:
Một- số từ Một- phụ từ
(13) Tất cả nhân viên trong sở cẩm chỉ có bảy người: một ông cẩm tây, một ông thông ngôn ta, một ông quản cảnh sát và bốn người lính
[Vũ Trọng Phụng; tr19]
(15) Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này [Tương tư- Nguyễn Bính]
(14) chiếu một thứ ánh sáng tối tăm cho gian ph ng [Vũ Trọng Phụng; tr19]
(16) Ở một ga nào xa vắng lắm [Những bóng người trên sân ga- Nguyễn Bính]
Qua các ví dụ, ta có thể thấy, một- phụ từ có tính cách như một hư từ, dùng kèm danh từ để chỉ tính không xác định, lúc này một không trả lời cho câu hỏi bao nhiêu? mấy? mà nhằm nhấn mạnh, tạo dụng ý nghệ thuật và danh từ đi kèm sau nó không xuất hiện với mục đích định lượng.
Chúng tôi làm một sự đối chiếu các đặc trưng sau để phân biệt từ một với hai tư cách số từ và phụ từ trong bảng dưới đây:
Mang ý nghĩa số lượng
Khả năng lược bỏ trong kết hợp với
danh từ
Khả năng dùng độc lập
để tính đếm Xác định Phiếm
định
Một- số từ + - - +
Một- phụ từ - + + -
Như vậy, một – phụ từ có thể lược bỏ trong kết hợp với danh từ mà không làm thay đổi ý nghĩa số lượng của sự vật. Ví dụ:
(17) Tôi nhìn ra trước mắt thấy một làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ [Tô Hoài; tr64]
-> (17') Tôi nhìn ra trước mắt thấy làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ
(18) Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kì quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một ám ảnh [Vũ Trọng Phụng; tr37]
-> (18') Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kì quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành ám ảnh
(19) Tắm đi và mặc bộ quần áo này một đêm nay thôi [Ngô Tất Tố; tr183]
-> (19') Tắm đi và mặc bộ quần áo này đêm nay thôi
(20) Con mẹ Vụ sẽ không mua chuối non cho hắn một lần thứ hai. [(Nam Cao; tr144]
-> (20') Con mẹ Vụ sẽ không mua chuối non cho hắn lần thứ hai
Khi xuất hiện với tư cách là phụ từ, một được xếp vào nhóm với các từ những, các, mọi, mỗi, từng... và không thể dùng độc lập để tính đếm. Ví dụ:
(21) Đôi bên tranh nhau đá quả bóng bưởi mỗi lúc một kịch liệt hơn. [Tô Hoài; tr40]
(22) Rồi đến trống cái thong thả điểm từng tiếng một. [Ngô Tất Tố; tr141]
(23) Rồi ác đi v n chăn
Từng người, từng người một. [Đêm nay ác không ngủ- Tố Hữu]
(24) Gái đâu có gái lạ đời
Chỉ c n thiếu một ông trời không chim [Ca dao]
Trường hợp từ mấy
Khảo sát và thống kê các số từ chỉ số lượng trong tiếng Việt, chúng tôi lấy tiêu chí hàng đầu là khả năng tính đếm của từ khi nó dùng độc lập. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần phải dựa cả vào mục đích sử dụng và dấu hiệu hình thức để xác định tư cách từ loại của từ.
Ở đây, cần phân biệt từ mấy - số từ và từ mấy - đại từ nghi vấn:
- Mấy - số từ được dùng để biểu thị số lượng sự vật đứng liền ngay sau nó, thường không lớn lắm (khoảng dưới 10).
- Mấy - đại từ nghi vấn được dùng để hỏi về số lượng sự vật đứng liền ngay sau nó, thường không lớn lắm, lúc này nó đồng nghĩa với bao nhiêu.
Ví dụ:
(25) Mấy 1 ông thợ cũng đi xem hội để phát giấy chiêu hàng. [Vũ Trọng Phụng; tr92]
(26) Thế muốn làm hại một đời người con gái tử tế đứng đắn thì mất mấy 2 ngày? [Vũ Trọng Phụng; tr99]
(27) Mấy 3 cô khâu mặc những quần áo ấy và ăn tiền công của ma nơ canh, bà đã hiểu chưa? [Vũ Trọng Phụng; tr91]
Trong các ví dụ trên, mấy 1 và mấy 3 (tuy xuất hiện trong hình thức câu nghi vấn) là số từ vì nó biểu thị số lượng các “ông thợ và cô khâu . Mấy 2 là đại từ nghi vấn dùng để hỏi về số lượng (bao nhiêu) của danh từ đi liền ngay sau nó là “ngày”.
Trường hợp một chút , một ít , một tí , một số , một vài Các tổ hợp trên thường được xem là gần nghĩa vì chúng đều biểu thị một lượng nhỏ không xác định. Tuy nhiên, chúng khác nhau rõ rệt về mặt ngữ pháp và do đó khác nhau về tư cách từ loại.
Dựa vào những lí giải của Nguyễn Vân Phổ trong [35], chúng tôi cũng phân các từ trên thành hai nhóm dựa trên tiêu chí có/ không kết hợp được với danh từ đơn vị.
a. Một chút, một ít, một tí
Nhóm này không kết hợp được với danh từ đơn vị. Chúng được xem là những tổ hợp danh từ (danh ngữ) đơn vị biểu thị số lượng nhỏ không xác định.
+ Kết hợp với danh từ ở phía sau nhưng tuyệt nhiên không thể là danh từ đơn vị (cả đơn vị tự nhiên lẫn đơn vị quy ước):
(28) Một chút muối (+) (29) Một chút cân muối (-) (30) Một ít tiền (+) (31) Một ít quyển sách (-) (32) Một tí đường (+) (33) Một tí lít nước mắm (-)
+ Kết hợp với đại từ chỉ định ở phía sau:
(34) Chữ trinh c n một chút này
(35) Với một ít b ng chứng này, chúng ta chưa thể kết luận (36) Có một tí (cơm này, làm sao mà đủ ăn
b. Một số, một vài
Nhóm này kết hợp được với danh từ đơn vị. Chúng được xem là những số từ biểu thị số lượng nhỏ.
Một số, một vài thường kết hợp với danh từ đơn vị- những từ ngữ có thể kết hợp trực tiếp với số từ.
(37) Một số/ một vài người bạn (+) (38) Một số/ một vài bức ảnh (+) (39) Một số/ một vài cái chai (+)
Như vậy, chúng tôi xác nhận tư cách số từ của một số/ một vài
Trường hợp cặp , đôi , tá , chục , trăm , ngàn , vạn , triệu , tỉ
Tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương trong [46] và Diệp Quang Ban trong [6] đã phủ nhận tư cách số từ của những từ này và coi chúng là
những danh từ bởi chúng có thể kết hợp được với số từ ở trước và từ chỉ định ở sau: hai chục này, ba đôi ấy...
a. Chục, trăm, ngàn, vạn, triệu, tỉ
Về mặt ngữ pháp, những từ này có nhiều điểm giống danh từ ở khả năng kết hợp.
(40) Dăm người kia/ Dăm trăm kia (41) Năm mâm này/ năm nghìn này (42) Vài bát ấy/ vài triệu ấy
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ:
- Xét về mặt ngữ nghĩa, những từ này vẫn biểu thị ý nghĩa về số lượng.
- Xét về khả năng kết hợp trong cụm từ những từ này cũng có thể kết hợp được với với số từ.
Cấu trúc Ví dụ
ố từ + Chục, trăm, ngàn, vạn, triệu, tỉ + danh từ
- một chục trứng
- hai trăm ảnh - ba ngàn nhà
- bốn vạn thuyền - năm triệu người
- sáu tỉ vi khuẩn
ố từ + Chục, trăm, ngàn, vạn, triệu, tỉ + loại từ + danh từ
- một chục quả trứng - hai trăm bức ảnh
- ba ngàn ngôi nhà
- bốn vạn chiếc thuyền
- năm triệu con người - sáu tỉ con vi khuẩn
* Trường hợp chục và mười (mươi): có ý nghĩa như nhau: chục = mười = mươi. Giá trị ngữ pháp của chúng trong cụm từ cũng như trong câu là như nhau: ba mươi = ba chục, bốn mười = bốn chục [trừ trường hợp chữ số hàng chục là 1: một chục (+), một mươi/ mười (-)].
(43) C n độ hai chục con nữa đều phải vâng lệnh ông lý, theo gót trương tuần và tuần phu lũ lượt k o vào sân đình, chờ khi phải chịu tội thay cho chủ [Ngô Tất Tố; tr12]
(44) Cố, năm nay gần tám mươi tuổi, cái tuổi mà trời bắt tội cả hai hàm răng không c n cái nào để cho bao nhiêu cao lương mỹ vị đều không có hân hạnh được vào cái mồm móm m m của cố [Ngô Tất Tố; tr211- 212]
(45) Đi mươi hôm thì đến chân một con đê [Tô Hoài; tr130]
Do đó, chúng tôi xếp các từ trên vào nhóm số từ để đảm bảo tính hệ thống của số đếm tiếng Việt.
a. Cặp, đôi, tá - Cặp và tá
Cặp vốn là danh từ chỉ đơn vị tập thể, thường đứng trước các danh từ tổng hợp và sau các từ chỉ lượng (số từ hoặc phụ từ). Ví dụ:
(46) Hai cặp vợ chồng/ Các cặp vợ chồng
Trong nhiều trường hợp, cặp được dùng như số từ chỉ số lượng. Khi đó cặp vẫn có thể kết hợp với số từ chỉ số lượng đằng trước để tạo nên tổ hợp từ chỉ số lượng nhưng thường không kết hợp với danh từ tổng hợp mà kết hợp với danh từ chỉ sự vật đơn thể ở phía sau. Ví dụ:
(47) Một cặp gà trống
Kết quả khảo sát cho thấy, cặp và tá xét về khả năng kết hợp có hơi khác số từ đích thực một chút:
(48) Hai cặp bánh chưng
(49) Hai cặp chiếc bánh chưng (50) Một tá bút chì
(51) Một tá cái bút chì
Cặp và tá có thể kết hợp trực tiếp được với danh từ (48) (50) nhưng không thể kết hợp được với loại từ (49) (51). Tuy nhiên chúng vẫn mang ý nghĩa số lượng chính xác, có thể tính đếm khi dùng độc lập. Chúng tôi vẫn xem chúng là những số từ.
- Đôi
+ Trường hợp đôi là số từ xác định
Trong trường hợp này, đôi có nghĩa là hai và có thể kết hợp được với đại từ, danh từ, tổ hợp loại từ + danh từ ở phía sau:
(52) Đôi ta/ đôi mình (53) Đôi tay/ đôi chân
(54) Đôi con mắt/ đôi bàn chân
+ Trường hợp đôi là số từ phỏng định
Trường hợp này, đôi có nghĩa phỏng định khác hai: mang nghĩa là một vài, một số:
(55) Chỉ c n đôi ba bác cóc ngẩn ngơ đứng lại [Tô Hoài; tr77]
(56) Lời nói thiết tha của người đàn bà có duyên v n có đôi chút hiệu lực. [Ngô Tất Tố; tr37]
(57) Chiều hôm ấy thì đã đến cung cảnh muốn nói đôi câu, chúng tôi phải gh vào nhau thì thào, tiếng cứ phào phào. [Tô Hoài; tr70]
+ Trường hợp đôi là loại từ
Khi kết hợp với số từ xác định ở phía trước và danh từ ở phía sau, đôi trở thành danh từ chỉ sự vật, thực thể mang nghĩa đơn vị. Đặc biệt, nó có thể kết hợp được với từ cái chỉ xuất ở phía trước.
(58) Một đôi vợ chồng
(59) Cái đôi nam nữ thanh niên kia
Như vậy, trong từng trường hợp sử dụng, cần căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp và hoàn cảnh sử dụng để kết luận tư cách từ loại của đôi.