Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày những vấn đề khái quát về số từ nói chung, chúng tôi cũng đã xác định số từ chỉ số thứ tự là một trong hai tiểu loại cơ bản của từ loại số từ trong tiếng Việt. Những vấn đề chung về số từ chỉ số thứ tự cũng đã được nêu ra ở chương 1.
Chúng ta biết rằng, thế giới vật chất là thống nhất, các sự kiện, hiện tượng của thế giới thống nhất không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ mà luôn nằm trong một hệ thống có nhiều yếu tố với những mối quan hệ khác nhau giữa các yếu tố. Có nhiều kiểu quan hệ, liên hệ trong đó có mối quan hệ về mặt thứ tự đã được con người chú ý từ rất lâu. Cuộc sống ngoài tính đếm, đo lường thì còn phải phân chia, xếp loại. Và thực tế nảy sinh nhu cầu cần xác định vị trí, thứ tự, các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh con người khi con người nhận thức chúng. Do đó, số từ chỉ số thứ tự chỉ ra vai trò, vị trí của các sự vật hiện tượng trong một hệ thống nào đó cũng là tất yếu và khách quan.
Tiếng Việt không có hệ thống số thứ tự riêng như ở nhiều ngôn ngữ khác. Số từ chỉ số thứ tự trong tiếng Việt được cấu tạo theo phương thức trật
tự từ. Dùng số từ xác định kết hợp với từ “thứ” ở phía trước chúng ta sẽ có số từ chỉ số thứ tự, ví dụ: thứ hai, thứ năm, thứ ba mươi lăm...
Riêng đối với số thứ tự đầu tiên, người ta dùng thay số “một” thuần Việt bằng “nhất” Hán Việt thành “thứ nhất”, tức là một được dùng với ý nghĩa số thứ tự thì không bao giờ từ thứ đứng trước. So sánh hàng một (số thứ tự) = hàng thứ nhất với hàng một (số đếm) = hàng có một người. Đối với số thứ tự thứ hai, có thể thay hai bằng nhì thành thứ nhì; đối với số thứ tự thứ bốn, có thể thay số bốn bằng tư thành thứ tư.
Khi số từ xác định đi với một số danh từ và động từ, ta có thể bỏ “thứ”
mà vẫn thể hiện được số thứ tự, ví dụ: bàn hai, hàng năm, d ng mười, về nhì, đứng nhất lớp…
Cần lưu ý là, khi số từ xác định đứng sau danh từ không có tiếng “thứ”
đi kèm thì có thể được hiểu theo một trong hai cách sau đây:
- Hiểu như số từ thứ tự như trong hàng hai (hàng thứ hai).
- Hiểu như đặc trưng số lượng của danh từ, không phải số thứ tự như trong hàng hai (mỗi hàng hai người , mâm sáu (mỗi mâm sáu người)...
khi đó để xác định cách hiểu nào là đúng thì yếu tố ngữ cảnh là rất cần thiết.
Thay vì từ thứ đứng trước số từ để đánh dấu số thứ tự, người ta cũng dùng từ số trong cùng chức năng đó. Đáng chú ý là, từ số trong chức năng này có thể xuất hiện trước cả từ một. Ví dụ:
àn số một = bàn thứ nhất, bàn một àn số hai = bàn thứ hai, bàn hai àn số ba = bàn thứ ba, bàn ba
Trong những trường hợp cần phân biệt số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự, người ta đặt số từ xác định sau danh từ (hoặc động từ). So sánh: hai lớp/ lớp hai, chín ngày/ ngày chín, về ba...
Nói riêng về các tháng trong năm, người Việt dùng số thứ tự để gọi tên các tháng: tháng một, tháng hai, tháng ba, tháng tư, tháng năm, tháng sáu, tháng bảy, tháng tám, tháng chín, tháng mười, tháng mười một, tháng mười hai. Riêng các tháng một và mười hai còn có thể được gọi là tháng giêng và tháng chạp (cách gọi theo lịch Mặt trăng hay dân gian còn gọi là âm lịch). Về cách gọi này, nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt đã chỉ ra rằng đó là một sự tương ứng giữa âm xưa và âm nay của những yếu tố Việt gốc Hán.
Theo đó giêng và chạp là cách đọc tương ứng giữa chinh (nguyệt) và lạp (nguyệt) trong tiếng Hán.
Tháng một có thể là tháng một theo dương lịch, cũng có thể là tháng mười một theo âm lịch (ví dụ: cách nói “một, chạp, giêng, hai” thì một ở đây là tháng mười một).
Tuy nhiên chúng tôi không đi sâu vào tìm hiểu và lí giải những vấn đề liên quan đến lịch sử tiếng Việt, những vấn đề thuộc về thiên văn học. Ở đây, chúng tôi chỉ xem xét chúng dưới góc độ ngôn ngữ học đồng đại. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi thống nhất coi giêng và chạp (chỉ trong tổ hợp tháng giêng, tháng chạp hoặc khi chúng đứng một mình mà mang ý nghĩa chỉ các tháng trong năm) là những số từ chỉ số thứ tự bởi hai lí do: Lí do văn hóa: dù sao đây cũng là một cách nói dân gian vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, thể hiện những kiến thức của ông cha thuở sơ khai về thiên văn học; Lí do ngôn ngữ học: lúc đó chúng có giá trị tương đương với một và mười hai (tháng giêng = tháng một, tháng chạp = tháng mười hai) về cả ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Nói riêng về các ngày trong tháng, người Việt hay gọi các ngày (theo âm lịch) từ ngày thứ mười trở xuống là mùng (mồng một, mùng hai, , mùng mười, dùng tiếng mùng (mồng thay cho tiếng thứ. Ngày thứ mười một đến
hết tháng thì gọi theo số thứ tự thông thường, tức là vẫn dùng tiếng thứ đứng trước số từ xác định hoặc danh từ ngày + số từ xác định.
3.1.2. Bảng khảo sát các số từ chỉ số thứ tự trong tiếng Việt
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các số từ chỉ số thứ tự qua Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2014, Trung tâm Từ điển học- Nxb Đà Nẵng), qua một số các tác phẩm của các tác giả có tên tuổi. Kết quả khảo sát sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể dưới đây.
Bảng khảo sát các số từ chỉ số thứ tự trong “Từ điển tiếng Việt”
STT Số thứ tự
1 Ba
2 Bảy
3 Bốn
4 Chín
5 Hai
6 Một
7 Mười
8 Năm
9 Sáu
10 Tám
Tổng số 10
Bảng khảo sát các số từ chỉ số thứ tự trong sử dụng
Chúng tôi đã khảo sát các số từ chỉ số thứ tự trong nhiểu tài liệu văn học khác nhau và thu được kết quả như sau:
Số từ chỉ số thứ tự
Tài liệu khảo sát Tổng
số lần
Tỉ lệ (%) TL1 TL2 TL3 TL4 TL5 TL6 TL7 TL8
Nhất
(một) 61 5 8 2 31 7 15 48 177 26.38
Hai (nhì) 53 3 5 6 17 10 1 38 133 19.82
Ba 40 3 1 2 6 13 2 22 89 13.26
Bốn (tư) 16 0 0 1 3 5 0 29 54 8.05
Năm 19 0 2 1 6 1 0 24 53 7.9
Sáu 13 0 1 1 0 2 0 17 34 5.07
Bảy 13 0 3 1 1 0 1 7 26 3.87
Tám 24 0 1 0 0 0 0 14 39 5.81
Chín 14 0 0 1 0 1 0 3 19 2.83
Mười 23 0 1 2 3 3 1 9 42 6.26
Mười một 1 0 0 0 0 0 1 0 2 0.3
Mười hai 2 0 1 0 0 0 0 0 3 0.45
Tổng số 279 11 23 17 67 42 21 211 671 100 Ghi chú: các tài liệu được khảo sát bao gồm:
TL1: Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
TL2: Nguyễn Du (2007), Truyện iều, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
TL3: Ngô Tất Tố (2001), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội.
TL4: Tô Hoài (2009), Dế Mèn phiêu lưu kí, Nxb Văn học, Hà Nội.
TL5: Vũ Trọng Phụng (2002), Số đỏ, Nxb Văn học, Hà Nội.
TL6: Nam Cao (2001), Truyện Ngắn, Nxb Đồng Nai.
TL7: Nguyễn Nhật Ánh (2013), Tôi là êtô, Nxb trẻ.
TL8: Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám (2001), Nxb Giáo dục.
Từ kết quả khảo sát trong từ điển và trên các tài liệu văn học, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:
Số lượng số từ chỉ số thứ tự trong từ điển không nhiều, tổng số 10 từ. Về cơ bản, chúng có cấu tạo y nguyên giống như số từ chỉ số lượng hoặc có thêm yếu tố thứ, số, tháng, mùng (mồng Nhưng chúng khác với số từ chỉ số lượng ở chỗ, khi dùng với danh từ thì số từ chỉ thứ tự thường đặt sau danh từ.
Khảo sát sơ bộ trên 8 tài liệu văn học, chúng tôi thu được tổng số 671 lần xuất hiện của số từ chỉ số thứ tự cơ bản (không tính những trường hợp phát sinh khác). Mật độ phân bố các số từ chỉ số thứ tự trong tiếng Việt là không đồng đều. Trong đó, số thứ tự một (nhất có tần số xuất hiện nhiều nhất, với 177 lần, chiếm 26.38%. Số thứ tự hai xuất hiện tương đối nhiều trong các ngữ liệu, với 133 lần xuất hiện, chiếm 19.82 %. Các số thứ tự mười một (11), mười hai (12) xuất hiện ít ỏi, chỉ chiếm chưa đến 1% trong các tài liệu mà chúng tôi khảo sát.
Những kết quả thu được trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp chúng tôi xác định mô hình kết trị chung của nhóm số từ chỉ số thứ tự trong tiếng Việt và tiến hành phân tích, miêu tả chúng.