1.1. Khái quát về từ loại tiếng iệt và số từ tiếng iệt
1.1.2. Quan niệm về số từ
1.1.2.2. Quan niệm coi số từ là một từ loại độc lập với các từ loại khác
a. Quan niệm của Lê Văn Lý
Trước tiên, có thể kể đến quan niệm của tác giả Lê Văn Lý trong cuốn
“Sơ thảo Ngữ pháp Việt Nam” (Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục, 1972).
Trong công trình này, tác giả trình bày khái quát các vấn đề của ngữ pháp tiếng Việt. Nội dung chuyên luận được kết cấu thành ba phần lớn:
- Phần thứ nhất: Âm vị học
- Phần thứ hai: Hình thái học kết cấu hay là ngữ vị học - Phần thứ ba: Cú pháp
Ngữ pháp về từ loại được tác giả trình bày ở phần thứ hai và thuật ngữ từ loại mà chúng ta quen dùng tác giả gọi là tự loại. Xuất phát từ quan điểm cấu trúc- chức năng, tác giả chủ trương và nhấn mạnh vào khả năng kết hợp của từ với các chứng tự (từ chứng) để chỉ ra các thuộc tính của chúng. Trên cơ sở đó, Lê Văn Lý miêu tả một hệ thống từ loại tiếng Việt gồm ba nhóm lớn: A, B và C. Danh từ thuộc nhóm A; động từ và tính từ thuộc nhóm B; các từ loại còn lại được xếp vào nhóm C, trong đó có số từ.
Tác giả định nghĩa về số từ như sau: những tự ngữ có thể phối hợp được với những tự ngữ: độ , chừng , ngót thì thuộc tự loại C2 Chúng là những tự ngữ chỉ số lượng, gọi là số tự.” [30; tr147]
Như vậy, việc tách số từ (và các từ loại khác) thành một từ loại riêng theo tác giả Lê Văn Lý là dựa hoàn toàn phương thức ngữ pháp của bản ngữ, trong đó trật tự từ và dùng từ ngữ phụ là căn bản.
b. Quan niệm của Lê iên
Cũng xếp số từ vào nhóm thực từ nhưng Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” (Nxb Giáo dục, 1998) đã chủ trương tách số từ ra thành một từ loại riêng. Tuy nhiên, ông vẫn xếp từ loại này bên cạnh danh từ. Điều này cho thấy sự gần gũi giữa số từ và danh từ về ý nghĩa khái quát cũng như đặc điểm hoạt động ngữ pháp của chúng.
Dưới đây là sơ đồ hệ thống phân loại của tác giả:
Vốn từ tiếng Việt
Thực từ Hư từ
Thể từ Vị từ
Danh từ Động từ Tính từ Phụ từ Quan hệ từ Tình thái từ
Số từ Đại từ Thán từ c. Quan niệm của Đinh Văn Đức
Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)” (Nxb ĐHQG, 2010) đã chỉ ra sự hình thành của ba tập hợp cơ bản trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đó là: các thực từ, các hư từ và các tình thái từ. Trong nhóm các hư từ, tác giả chỉ ra rằng tiếng Việt có ba từ loại chủ yếu là danh từ, động từ, tính từ. Bên cạnh đó, tác giả không quên diễn giải những trường hợp cần lưu ý là số từ và đại từ. Trong khi tách số từ ra thành một từ loại độc lập, ông đã lí giải rằng “số từ, tuy gần với danh từ, nhưng trong tiếng Việt là một tập
hợp kì thực không thuần nhất Số từ, x t trên phương diện bản chất ý nghĩa vị tất đã là thực từ Số là một loại quan hệ giữa các thực thể xuất hiện trong phản ánh của con người Số có liên hệ với sự vật nên về phương diện nào đó nó có gần với thực từ trong các biểu hiện ngữ pháp, nhưng bản chất quan hệ (tác giả nhấn mạnh) của số từ đã tách nó ra khỏi phạm trù của danh từ ” [16; tr54- 55]
Trong chuyên luận của mình, tuy không trình bày số từ thành một mục riêng như các tác giả khác, nhưng sự tồn tại của số từ như một từ loại độc lập đã được tác giả khẳng định, ông đồng thời cũng đã chỉ ra sự đa dạng về chủng loại của từ loại khá thú vị này.
d. Quan niệm của Vũ Đức Nghiệu, Nguy n Văn Hiệp
Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Dẫn luận Ngôn ngữ học” (Nxb ĐHQG, 2010) đã phân định một cách khái quát theo truyền thống Đông phương và quy vốn từ tiếng Việt vào ba loại lớn và chỉ rõ sự đối lập căn bản giữa ba loại này:
- Thực từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, số từ - Hư từ: giới từ, liên từ
- Thán từ
Việc nhóm các từ loại vào ba loại lớn như trên được tiến hành theo quan niệm truyền thống phân định từ loại Đông phương mà các tác giả đã nói, song đối với từng từ loại cụ thể, có thể thấy, sự phân loại không chỉ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt – một ngôn ngữ không biến hình từ, mà còn dựa trên cả những đặc điểm của các ngôn ngữ biến hình như Anh, Pháp, Đức, Nga.
Nói riêng về số từ, được các tác giả thống nhất xếp vào nhóm thực từ, số từ là một từ loại độc lập so với các từ loại khác.
Nhìn chung, quan niệm coi số từ là một từ loại riêng, độc lập với các từ loại khác được đa số các nhà ngữ pháp học tán thành. Số từ được xếp vào nhóm thực từ, đồng thời sự gần gũi giữa số từ và danh từ cũng được các tác giả chỉ ra. Bởi thế, số từ luôn là đề mục tiếp theo của danh từ trong mục lục của các chuyên luận kể trên.
Ở trên chúng tôi đã trình bày những quan niệm khác nhau về số từ, những tranh luận về số từ chủ yếu xoay quanh vấn đề coi nó là một từ loại phụ thuộc hay một từ loại độc lập. Thực hiện đề tài này, chúng tôi đồng tình với quan điểm coi số từ là thực từ và là một từ loại độc lập với các từ loại khác. Bởi nghiên cứu kết trị của số từ thực chất là xem xét khả năng kết hợp của số từ với tư cách là trung tâm của cụm từ và là vị ngữ chính trong câu.
Số từ có nhiều điểm giống với danh từ, song về đặc trưng ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa lại không hoàn toàn đồng nhất. Chúng đều gọi tên “vật”
nhưng “vật” ở số từ là những khái niệm về số đếm chính xác mà trừu tượng.
Số đếm trong ngôn ngữ học là biểu hiện của kiểu tư duy mà con người dùng để nhận thức về khía cạnh lượng của thế giới vật chất rồi dạng thức hóa nó bằng các quy tắc ngôn ngữ riêng ở từng ngôn ngữ. Số từ cũng có thể làm trung tâm của cụm từ chính phụ song tần số xuất hiện rất thấp. Vị trí phổ biến của số từ là đứng trước hoặc sau danh từ chuyên làm yếu tố phụ cho danh từ. Một trong những thuộc tính cú pháp quan trọng nhất của nó là có thể dùng với danh từ đơn vị (một con, ba người, năm bức, bảy quyển...). Về điểm này, số từ gần gũi với những từ như: những, các, mọi, mỗi, từng... là những từ chuyên làm phụ trước cho danh từ trung tâm trong cụm danh từ.
Do đó, tách số từ thành một loại riêng biệt để xem xét tưởng cũng không đến mức không thể chấp nhận được.
Một số tác giả nhóm số từ vào danh sách những từ chỉ số lượng (lượng từ) cùng với những từ như: những, các, mọi, mỗi, từng... là dựa vào ý nghĩa
của nhóm từ. Tuy nhiên, tiêu chí ý nghĩa mà các tác giả dựa vào cũng chưa hoàn toàn triệt để. Bởi xét đến cùng thì số từ có ý nghĩa sự vật rất rõ ràng, trong khi nhóm từ kể trên hoàn toàn hư nghĩa, chúng không hề quy chiếu đến sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan. Thêm vào đó, những, các, mọi, mỗi, từng... không thể làm trung tâm của cụm chính phụ, không làm thành phần chính trong câu, chúng chỉ có thể làm thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về lượng cho từ trung tâm mà thôi. Vì vậy, không thể xếp số từ vào một nhóm với những hư từ chỉ lượng kể trên.
Chúng tôi cũng không xếp số từ vào cùng một từ loại với này, kia, ấy...
như Trần Trọng Kim đã làm và gọi là chỉ định từ. Số từ cũng phụ thuộc vào danh từ như này, kia, ấy... nhưng xét về ý nghĩa khái quát thì sự khác biệt rất rõ: một bên chỉ số lượng và số thứ tự, một bên để chỉ, trỏ và thay thế. Khả năng làm chủ ngữ trong câu của số từ ít hơn này, kia, ấy... Bởi vậy, không thể xếp số từ vào cùng một hạng với những từ kể trên.
Số từ cũng không cùng một phạm trù từ vựng- ngữ pháp với trạng từ như theo quan niệm của Bùi Đức Tịnh. Trạng từ của Bùi Đức Tịnh bao gồm: tính trạng từ (đẹp, hoạt bát..), chỉ thị trạng từ (này, nãy, ấy, kia, đó...), số trạng từ, vấn trạng từ (nào, gì, mô...), phiếm chỉ trạng từ (nào, khác..). Xét về ý nghĩa khái quát thì số từ chỉ số lượng và số thứ tự, còn tính từ thì chỉ tính chất của sự vật. Do đặc điểm ý nghĩa ấy mà số từ không thể đi cùng với phó từ chỉ mức độ (rất, lắm, quá, hơi, khí, khá ), tính từ nhìn chung đều có thể đặt được. Xét về vị trí trong cụm chính phụ, chúng đều làm định ngữ cho danh từ nhưng số từ chỉ số lượng bao giờ cũng đặt trước danh từ, còn tính từ luôn đứng sau danh từ trung tâm. Xét về công dụng ngữ pháp trong câu thì khả năng làm vị ngữ của tình từ nhiều hơn số từ. (sự khác nhau giữa số từ và các tiểu loại khác trong trạng từ như đã phân tích ở quan niệm của Trần Trọng Kim). Căn cứ vào những sự khác biệt đó, chúng tôi xếp riêng số từ ra một loại.
Có thể thấy, dù là tên gọi nào (lượng số, danh từ số lượng, tính trạng từ, số từ), dù mang ý nghĩa từ vựng thực từ hay ý nghĩa quan hệ hư từ thì các tác giả đều thống nhất tại một điểm xác định đó là số từ là những từ biểu thị ý nghĩa số đếm và số thứ tự.