1.2. Khái quát về kết trị và kết trị của số từ
1.2.1. Khái niệm kết trị và kết trị của số từ
Lý thuyết kết trị do L. Tesnière khởi xướng. Theo ông, nói đến kết trị trước hết là nói đến kết trị của động từ với những ô trống xung quanh nó. Ông khẳng định vai trò chính của các động từ trong câu. Động từ có khả năng mở ra xung quanh nó các ô trống có thể lấp đầy bởi các thành tố cú pháp. Nói khác, những ô trống này chính là khả năng kết hợp tiềm tàng của động từ với tư cách là trung tâm của tổ hợp. Toàn bộ những khả năng kết hợp (những ô trống) đó tạo nên đặc trưng cho một lớp động từ và được quan niệm là đặc điểm kết trị của động từ. Những thành tố kết hợp theo đặc điểm ngữ trị của từ được gọi là kết tố. Quan niệm này của L. Tesnière đối lập với quan niệm của ngữ pháp truyền thống (cho rằng chủ ngữ và vị ngữ là hai bộ phận quan trọng nhất trong câu) khi cho rằng từ loại động từ là yếu tố chính trong câu. Trong
số những kết tố của động từ theo quan niệm của L. Tesnière, có sự phân biệt giữa kết tố bắt buộc (hay diễn tố - actants) và kết tố tự do (hay chu tố). Kết tố bắt buộc bao gồm những kết tố phụ thuộc sâu sắc vào đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ pháp của động từ trung tâm. Động từ có thể có một diễn tố (gọi là đơn trị), hai diễn tố (song trị), ba diễn tố (tam trị), cũng có những động từ vô trị.
Kết tố không bắt buộc là loại kết tố không chịu sự chi phối, ấn định trực tiếp của động từ mà xuất hiện do sự đòi hỏi của ngữ cảnh tình huống. Chu tố bổ sung ý nghĩa về hoàn cảnh, tỉnh huống, không gian, thời gian, cách thức, phương tiện... Dựa vào màn diễn do động từ vị ngữ làm trung tâm, L.
Tesnière đã xóa đi khá triệt để quan niệm cú pháp cổ điển dựa vào logic (cấu trúc hai phần của phán đoán), lần đầu tiên cú pháp được phân tích ngoài logic và chỉ gắn với nghĩa.
Ở Việt Nam, người đầu tiên vận dụng lý thuyết kết trị vào nghiên cứu động từ tiếng Việt là Nguyễn Văn Lộc. Tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về kết trị của động từ như sau: “ ết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi các thành tố cú pháp (những thực từ mang ý nghĩa bổ sung nhất định Nói cách khác kết trị của động từ là thuộc tính của động từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp bắt buộc hoặc tự do Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân động từ Nó chính là sự phản ánh những đ i hỏi hoặc khả năng của động từ được cụ thể hóa về mặt nào đó ” [28;
tr34]. Từ đó Nguyễn Văn Lộc đã đi sâu phân tích kết trị bắt buộc của động từ, bao gồm kết tố chủ thể, kết tố đối thể đồng thời nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc đó của động từ.
Tiếp thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu trên, Đinh Văn Đức đã đề xuất mở rộng biên độ của kết trị trong nghiên cứu. Theo ông, kết trị không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu động từ mà còn cả ở các thực từ khác như
danh từ, tính từ. Khi đó, danh từ và tính từ sẽ trở thành những yếu tố chính trong câu. Trong công trình nghiên cứu về từ pháp của mình, để thống nhất các tiêu chí ngữ pháp của từ loại tiếng Việt vào một cơ sở chung, và để bổ sung cho tiêu chuẩn mà Việt ngữ học truyền thống gọi là phân bố, Đinh Văn Đức đã đưa ra khái niệm ngữ trị (valence), “một khái niệm vốn thuộc về phân tích cú pháp của động từ vị ngữ, để lí giải các quan hệ chức năng thành tố cú pháp liên quan đến từ loại. Theo đó, ngữ trị sẽ được mở rộng hơn cái sàn di n vốn chỉ dành cho động từ vị ngữ Ngữ trị sẽ thống nhất các quan hệ ngữ pháp tạo ra giá trị của một từ loại, trước hết là của từ loại thực từ.” [17;
tr43]. Cũng theo Đinh Văn Đức, ngữ trị trong quan hệ với các từ loại tiếng Việt sẽ được hiểu là “cái giá trị ngữ pháp thống nhất từ các kết hợp có tính trật tự và các vai di n có tính chức năng trong câu đặc trưng cho mỗi từ loại Giá trị này được xác lập trong ngôn liệu của câu bởi hình thức của những trật tự ngữ đoạn và chức vụ cú pháp” [17; tr48]. Nói khác, chức vụ cú pháp cùng với khả năng kết hợp làm thành ngữ trị cho mỗi từ loại thực từ. Theo Đinh Văn Đức, ngữ trị của các từ loại (thực từ) có thể bao gồm hai loại giá trị:
“Thứ nhất, là các giá trị có được do các khả năng kết hợp có tính thường xuyên đặc trưng cho mỗi từ loại Theo đó, mỗi từ loại có những tham tố bắt buộc, thường xuyên với nó, gọi là kết trị ết trị đặc trưng cho phương diện cấu trúc, nó có tính h ng thể Thứ hai, loại giá trị có được từ các sàn di n của từ ở trong câu, gọi là di n trị Sự thống nhất của kết trị với di n trị trong một từ loại đã làm thành ngữ trị của từ loại ấy” [17; tr51]. Trong đó, kết trị là loại giá trị ngữ pháp thường xuyên biểu đạt những giá trị cốt lõi của một từ loại, còn diễn trị là loại giá trị lâm thời, có tính chức năng, khả biến trong câu.
Như vậy thuật ngữ “ngữ trị” của Đinh Văn Đức dùng tương đương với thuật ngữ “kết trị” của Tesnière và Nguyễn Văn Lộc. Từ ngữ trị của thực từ, Đinh Văn Đức đã đi vào miêu tả ngữ trị của danh từ, động từ và tính từ.
Như vậy, kết trị không còn là một khái niệm chỉ thu hẹp trong phạm vi động từ ở cấp độ cú pháp mà mở rộng ra với tất cả các từ loại (thực từ) ở nhiều cấp độ khác nhau: cụm từ, câu và thậm chí có thể xét trong cấp độ nhỏ hơn là từ. Trong luận văn này, chúng tôi không phân xuất kết trị và diễn trị trong một khái niệm rộng hơn là ngữ trị mà chỉ sử dụng một thuật ngữ kết trị.
Từ những định nghĩa của Nguyễn Văn Lộc, Đinh Văn Đức, chúng tôi đưa ra định nghĩa kết trị của số từ như sau: ết trị của số từ là khả năng của số từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ mang ý nghĩa bổ sung nhất định Nói cách khác, kết trị của số từ là thuộc tính của số từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp cần có hoặc có thể Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân số từ Nó chính là sự phản ánh những đ i hỏi hoặc khả năng của số từ được cụ thể hóa về mặt nào đó.
Ở đây, chúng tôi dùng thuật ngữ kết tố cơ sở và kết tố mở rộng để thay cho cặp thuật ngữ kết tố bắt buộc và kết tố tự do, vì thuật ngữ kết tố tự do dễ bị hiểu nhầm là không bị ràng buộc gì bởi số từ trung tâm vì thực tế thì mọi loại kết tố chỉ có thể chấp nhận được khi chúng thích hợp với các đặc điểm ngữ pháp- ngữ nghĩa của từ trung tâm.