Bảng khảo sát các số từ chỉ số lượng trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 54 - 59)

2.1. Khái quát chung về số từ chỉ số lƣợng trong tiếng iệt

2.1.3. Bảng khảo sát các số từ chỉ số lượng trong tiếng Việt

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các số từ chỉ số lượng qua Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2014, Trung tâm Từ điển học- Nxb Đà Nẵng), qua một số các tác phẩm văn học của các tác giả có tên tuổi. Trong quá trình khảo sát và phân loại, chúng tôi luôn lưu ý đến đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp và hoàn cảnh sử dụng để tránh nhầm lẫn trong nhận diện số từ chỉ số lượng. Kết quả khảo sát sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể dưới đây.

ảng khảo sát các số từ chỉ số lƣợng trong “Từ điển tiếng Việt”:

STT ố từ xác định ố từ phỏng định

1 Ba Ba bảy

2 Bảy Ba bốn

3 Bốn Dăm

4 Cặp Dăm ba

5 Chín Dăm bảy

6 Chục Đôi mươi

7 Đôi Mấy

8 Hai Mấy mươi

9 Hăm Một hai

10 Lăm Một vài

11 Mốt Năm ba

12 Một Năm bảy

13 Mươi Trăm nghìn (trăm ngàn)

14 Mười Vài

15 Năm Vài ba

16 Nhăm

17 Nghìn (ngàn)

18 Sáu

19 Tá

20 Tám

21 Tỉ

22 Trăm

23 Triệu

24 Vạn

Tổng 24 15

ổng cộng 39

Trong những số từ được thống kê ở bảng trên, các số từ mốt (một), lăm, nhăm (năm) là những số từ không dùng độc lập mà chỉ dùng để đọc các chữ số thuộc hàng đơn vị (xem mục 2.1.1).

ảng khảo sát các số từ chỉ số lƣợng trong sử dụng:

Chúng tôi đã khảo sát, thống kê các số từ chỉ số lượng trong nhiều tài liệu văn học khác nhau. Cụ thể:

Số từ chỉ số lượng

Tài liệu khảo sát Tổng số lần

Tỉ lệ (%) TL1 TL2 TL3 TL4 TL5 TL6

Xác định

Một 423 247 238 237 734 460 2.339 49.95 Hai (đôi,

cặp

180 58 196 132 228 105 899 19.21

Ba 120 17 33 11 38 49 268 5.72

ốn (tư 29 18 17 13 15 18 110 2.35

Năm 55 10 25 3 22 24 139 2.97

Sáu 12 0 11 3 5 3 34 0.73

ảy 15 1 25 1 8 5 55 1.17

Tám 5 1 4 0 7 2 19 0.41

Chín 30 3 2 0 3 3 41 0.87

Mười (chục

42 18 9 1 18 6 94 2.01

Một trăm (Trăm

67 23 2 0 1 4 97 2.07

Nghìn 16 19 1 0 1 0 37 0.79

Vạn 5 1 0 0 0 0 6 0.13

Một nửa 2 0 3 0 9 5 19 0.41

Rưỡi 7 0 7 0 0 4 18 0.38

Phỏng định

Dăm 6 0 0 0 1 3 10 0.21

Mấy 32 40 81 46 52 49 300 6.41

Vài 8 4 13 8 15 8 56 1.20

Một vài 2 8 4 3 11 8 36 0.77

Một hai (một đôi

5 10 1 0 0 0 16 0.34

Hai ba (đôi ba

6 1 1 1 1 7 17 0.36

a bốn (bốn ba

8 2 1 1 3 7 22 0.47

ốn năm 0 1 1 0 0 0 2 0.04

Năm sáu (dăm sáu

2 0 3 0 1 6 12 0.26

Sáu bảy 1 0 1 0 1 0 3 0.06

ảy tám 0 0 0 0 1 0 1 0.02

Tám chín 0 0 0 0 0 0 0 0

Chín mười

3 0 1 0 0 0 4 0.08

Trăm nghìn

1 2 0 1 0 0 4 0.08

Vài ba 0 0 2 0 2 3 7 0.15

Dăm ba (năm ba

6 0 0 0 0 5 11 0.23

Dăm bảy (năm bảy

4 0 0 0 1 0 5 0.11

a bảy 0 2 0 0 0 0 2 0.04

Tổng số lần 1.092 486 682 461 1.178 784 4.683 100

Ghi chú: Các tài liệu khảo sát gồm

TL1: Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

TL2: Nguyễn Du (2007), Truyện iều, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

TL3: Ngô Tất Tố (2001), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội.

TL4: Tô Hoài (2009), Dế Mèn phiêu lưu kí, Nxb Văn học, Hà Nội.

TL5: Vũ Trọng Phụng (2002), Số đỏ, Nxb Văn học, Hà Nội.

TL6: Nam Cao (2001), Truyện Ngắn, Nxb Đồng Nai.

Từ kết quả khảo sát trong từ điển và trên các ngữ liệu có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:

Các số từ chỉ số lượng trong tiếng Việt ở từ điển chiếm số lượng không nhiều, chỉ có 39 từ, trong đó số từ xác định là nhiều hơn cả (24 từ). Những số từ chỉ số lượng này có thể dùng độc lập, tự mình tham gia vào các cấu trúc ngữ nghĩa- ngữ pháp, có thể đóng vai trò là trung tâm của kết cấu vị ngữ (làm vị tố), cũng có có thể đóng vai trò là các vai nghĩa trong câu.

Khảo sát sơ bộ trên 6 ngữ liệu, chúng tôi thu được tổng số 4.683 lần xuất hiện của số từ chỉ số lượng cơ bản (không tính những trường hợp phát sinh khác như mười một, mười hai, mười ba, hai mươi, hai mốt....), có những câu sử dụng số từ hơn một lần. Trong đó, số từ xác định xuất hiện nhiều hơn cả, với 4.175 lần, chiếm 89.15 %. Số từ phỏng định xuất hiện 508 lần, chiếm 10.85 %.

Tần số sử dụng giữa các số từ chỉ số lượng không được đồng đều, thậm chí có sự chênh lệch khá lớn. Số từ một xuất hiện nhiều nhất, chiếm 49.95 %, số từ tám chín hầu như vắng bóng trong các tài liệu được khảo sát, chiếm 0 %.

Trong số các số từ xác định, số từ một, hai, ba, bốn được sử dụng thường xuyên hơn, trong đó, số từ một xuất hiện nhiều nhất với 2.339 lần chiếm

56.02 % trên tổng số 4.175 lần xuất hiện của các số từ xác định. Và nhìn chung, trong từng tài liệu khảo sát, số từ một cũng chiếm tỉ lệ cao nhất so với các số từ khác.

Trong số các số từ phỏng định, số từ mấy, vài, một vài, ba bốn được sử dụng nhiểu hơn, trong đó, số từ mấy là nhiều nhất với 300 lần chiếm 59.05 % trên tổng số 508 lần xuất hiện của các số từ phỏng định. Vị trí đứng đầu này cũng được thể hiện trong tất cả các tài liệu được khảo sát.

Dựa trên kết quả khảo sát, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích đặc điểm kết trị của nhóm số từ chỉ số lượng trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đề tài Đặc điểm kết trị của số từ trong tiếng Việt (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)