Chúng tôi đã xác định kết tố cơ sở của số từ chỉ số lượng bao gồm ba loại: kết tố chỉ sự vật được tính đếm, kết tố chỉ đơn vị được dùng để tính đếm, kết tố chỉ chủ thể được định lượng
a. ết tố chỉ sự vật được tính đếm
Việc xác lập các kiểu số đếm là một đòi hỏi khách quan của khoa học toán học. Trong ngôn ngữ học, số đếm chính là bằng chứng cụ thể về kiểu tư duy mà con người nhận thức khía cạnh lượng của vật chất khách quan. Mối liên hệ giữa lượng và các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên là tất yếu và khách quan, do đó, kết tố chỉ sự vật được tính đếm được coi là đặc trưng cho các số từ chỉ số lượng. Qua khảo sát và phân tích ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy kết tố chỉ sự vật được tính đếm có những đặc điểm cơ bản sau:
Về nội dung
Kết tố chỉ sự vật được tính đếm bổ sung, hiện thực hóa ý nghĩa: sự vật được đưa ra để tính đếm. Như trên đã nói, mối liên hệ giữa lượng và sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan là tất yếu, do đó, mọi yếu tố mang ý nghĩa “sự vật tính” đều có khả năng tính đếm được. Như vậy, những dạng vật chất mà có thể tính đếm được là vô cùng phong phú, đa dạng, bao gồm cả những vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và ngay chính bản thân con người.
Có thể nói, không có vật thể vật chất nào lại không có thuộc tính số lượng. Mọi sự vật đều được đánh dấu bằng những con số. Điều đó có nghĩa là về nguyên tắc, tất cả những từ gọi tên các vật thể vật chất đều có thể đóng vai trò làm kết tố chỉ sự vật được tính đếm trong mô hình kết trị của số từ chỉ số lượng.
Thực tế khảo sát cho thấy, kết tố chỉ sự vật để đưa ra tính đếm có thể là:
con người (bao gồm cả bộ phận cơ thể của người): mắt, môi, tay, chân, anh, em, cô, bác, giáo viên, bác sĩ ..; động vật: chim, dế, rắn, cá, ếch, chó, mèo...;
thực vật: cây, cỏ, hoa, lá, cành, củ, quả...; các vật thể nhân tạo: nhà cửa, đồ dùng, quần áo...; các vật thể, hiện tượng tự nhiên: sông, núi, trăng, sao, mây...; các khái niệm trừu tượng: quan điểm, tư tưởng, lập trường...; thời gian: ngày, tháng, năm, thiên niên kỉ, phút, giờ...; không gian: phía, hướng, phương, khoảnh...
Về hình thức
Những đặc điểm về nội dung của kết tố chỉ sự vật được tính đếm có quan hệ chặt chẽ với những đặc điểm hình thức của chúng. Đặc điểm hình thức của loại kết tố này được thể hiện chủ yếu ở hai phương diện: vị trí và từ ngữ biểu thị.
- Kết quả khảo sát trên ngữ liệu cho thấy, trong tiếng Việt, sự vật được tính đếm thường có nghĩa khái quát là người, vật (động vật, thực vật, đồ vật), việc hoặc các hiện tượng tự nhiên. Do đó, từ ngữ biểu thị chúng thường là các danh từ hoặc cụm danh từ. Hình thức này được coi là hình thức biểu hiện cơ bản của kết tố chỉ sự vật được tính đếm vì nó phổ biến nhất. Ví dụ:
(68) Mới vào làm có vài ngày mà khách khứa xem ý ai cũng mến [Vũ Trọng Phụng; tr65]
(69) Mọi cặp mắt đều lặng lẽ nhìn tôi. [Nguyễn Nhật Ánh; tr18]
(70) Nguyên và Thùy là hai anh em ruột [Nguyên và Thùy- Lí Biên Cương; tr80]
(71) Họ sẽ cắt lượt các em trai ra làm lềnh mỗi người ba năm. [Nam Cao; tr119]
(72) Dặn nàng quy liệu trong đôi ba ngày. [Nguyễn Du; tr86]
(73) Mới có cậu Ểnh Ương căng m p, phình bụng chỉ nói một câu bình thường cũng đã váng tai cả xung quanh rồi [Tô Hoài; tr75]
Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy, với hình thức biểu hiện là danh từ, cụm danh từ, vị trí phổ biến của kết tố chỉ sự vật được tính đếm là đứng sau số từ chỉ số lượng: số từ chỉ số lượng + kết tố chỉ sự vật được tính đếm. Ví dụ:
(74) Mười tám tuổi, tôi có hai niềm vui rộng lớn, hai bước đi quan trọng trong cuộc đời: một chân bước vào ngưỡng cửa người lớn và một chân chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học [C n chút gì để nhớ- Nguyễn Nhật Ánh]
(75) Trăm năm trong cõi người ta [Nguyễn Du; tr41]
(76) Phải vặn cổ nó xuống, tức lắm, phải nệ cho chúng một trận nhừ tử.
[Tô Hoài; tr84]
(77) Tình cờ đâu triệu triệu năm ỗng n m
bỗng thắm
bỗng ch m hai thân… [Thèm- Hoàng Cầm]
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, cũng có trường hợp kết tố chỉ sự vật được tính đếm đứng trước số từ chỉ số lượng, khi đó, bắt buộc đứng ngay sau số từ chỉ số lượng sẽ là một danh từ đơn vị. Ví dụ:
(78) Cơm ba bát, thuốc ba thang. [Tục ngữ]
(79) Mứt hồng một lạng, chè tàu một cân. [Ca dao]
(80) Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân. [Truyện Kiều; tr190]
(81) Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. [Nguyễn Du; tr181]
(82) Tiên thề cùng thảo một chương [Nguyễn Du; tr73]
Trật tự sắp xếp như trên thường chỉ xuất hiện trong thơ ca trữ tình nhằm nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của người tiếp nhận đối với sự vật được nói đến.
Sự sắp xếp linh hoạt như vậy là do sự chi phối, tác động của các yếu tố thuộc
bình diện ngữ dụng (mục đích, nhiệm vụ giao tiếp, sự phân bố tin trong cấu trúc thông báo).
- Con người là một thực thể tối quan trọng trong thế giới khách quan.
Trong ngữ pháp học, không chỉ có các danh từ, cụm danh từ dùng để biểu thị con người mà còn có các đại từ thay thế cho danh từ, cụm danh từ. Do đó, kết tố chỉ sự vật được tính đếm là con người còn được biểu thị bằng các đại từ, chủ yếu là đại từ xưng hô (đại từ nhân xưng).
Trong tiếng Việt, người ta không chỉ dùng những đại từ nhân xưng để xưng hô với nhau mà còn dùng các lớp từ khác nữa như: tên riêng chỉ người;
danh từ chỉ quan hệ thân tộc (ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, anh, em, bạn,…); danh từ chỉ chức nghiệp, quan hệ xã hội (giám đốc, bác sĩ, cô giáo, kĩ sư, cụ bá, ông lí, bạn, đồng chí …); những từ chuyên dùng (ngài, tr m, lão, thần, khanh, tại hạ, tiên sinh…); một số tổ hợp dân dã (anh c , hĩm, chị đỏ…); một số chỉ định từ không gian và tổ hợp định vị không gian (đây, đấy, đ ng ấy).
Tuy nhiên ở đây chúng tôi không xét đến các lớp từ trên mà chỉ xét những đại từ xưng hô đích thực. Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thu được 173 lần xuất hiện của đại từ xưng hô đi kèm với số từ chỉ số lượng và hầu hết chỉ đi kèm với số từ xác định. Trong đó chủ yếu là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít mình, với 101 lần xuất hiện chiếm 58.38 %, đại từ xung hô ngôi thứ nhất số nhiều ta xuất hiện 47 lần chiếm 27.17 %, những đại từ như tôi, chúng tôi, chúng ta, nó xuất hiện một cách khiêm tốn. Ví dụ:
(83) Một mình lặng ngắm bóng nga [Nguyễn Du; tr53]
(84) Trăm điều hãy cứ trông vào một ta [Nguyễn Du; tr136]
(85) Đôi ta chút nghĩa đèo b ng [Nguyễn Du; tr147]
(86) ất giác, tôi tiến lại Trũi, đứng thẳng hai chân trước, khoác vai Trũi, hai chúng tôi hướng xuống dưới võ đài [Tô Hoài; tr104]
(87) Nhưng mà th ng nào có truyền đơn trong túi thì l i ngay ra, hai chúng ta sẽ làm chứng là chính nó kêu, nghĩa là chỉ có một nó sẽ bị bắt [Vũ Trọng Phụng; tr207]
Đại từ nhân xưng biểu thị cho kết tố chỉ sự vật được tính đếm có vị trí phổ biến là đứng sau số từ chỉ số lượng. Kết quả khảo sát không cho thấy trường hợp nào vị trí này là phía trước.
- Kết tố chỉ sự vật được tính đếm không chỉ được biểu thị là các danh từ, cụm danh từ, đại từ xưng hô mà còn được biểu thị bằng các động từ, tính từ.
Sự biểu thị này của kết tố chỉ sự vật được tính đếm là rất hạn chế, với 84 lần, trong đó động từ là 45 lần và tính từ là là 39 lần. Tuy nhiên, khi đóng vai trò là kết tố chỉ sự vật được tính đếm, các động từ và tính từ này thường được danh hóa để chỉ một sự việc, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ví dụ :
(88) Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp. [Tô Hoài; tr46]
(89) Tay tiên một v y đủ mười khúc ngâm [Nguyễn Du; tr55]
(90) Xưa sao một hẹn thì nên
Giờ sao chín hẹn thì quên cả mười [Ca dao]
(91) Một dày, một mỏng biết là có nên [Nguyễn Du; tr70]
(92) Dân ta trăm đắng ngàn cay [Ca dao]
Các động từ, tính từ trong vai trò là kết tố chỉ sự vật được tính đếm thường đứng sau số từ chỉ số lượng. Trong thực tế, cũng có khi kết tố này đứng trước số từ chỉ số lượng để chỉ mức độ của hành động hoặc nhấn mạnh tính chất, đặc điểm nào đó. Chẳng hạn :
(93) Nói chín thì phải làm mười
(94) Nói mười làm chín kẻ cười người chê [Ca dao]
(95) Một mình lo bảy, lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên [Cadao]
(96) Tóc mây một món dao vàng chia đôi [Nguyễn Du; tr73]
(97) C kè bớt một thêm hai [Nguyễn Du; tr89]
(98) Cảnh tình khổ lắm ai ơi
Chàng đi khổ chín, thiếp tôi khổ mười. [Ca dao]
(Những trường hợp này là những trường hợp, theo khảo sát của chúng tôi, số từ số lượng không dùng với nghĩa gốc mà dùng với nghĩa chuyển…)
Như vậy, trong mô hình kết trị của số từ chỉ số lượng, kết tố chỉ sự vật được tính đếm thường được biểu thị bằng các danh từ (cụm danh từ), các đại từ nhân xưng đích thực, và các động từ, tính từ được danh từ hóa. Loại kết tố này có thể đứng ở trước và sau số từ, trong đó, vị trí đứng sau là vị trí cơ bản, vị trí đứng trước là vị trí không cơ bản.
b. ết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm
Thuộc tính số lượng của các sự vật hiện tượng tồn tại trong thực tế khách quan là tất yếu. Song có những sự vật hiện tượng không thể tính toán, đong đếm một cách trực tiếp nên không có khả năng kết hợp với số từ chỉ số lượng.
Để tính đếm một cách rành mạch, không bị lẫn lộn giữa các sự vật hiện tượng không cùng loại đó, người ta đặt ra các đơn vị để đo đếm. Do đó, trong mô hình kết trị của số từ chỉ số lượng còn có một kết tố cơ sở là kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm.
Ở đây chúng tôi xác định kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm là một loại kết tố cơ sở của số từ chỉ số lượng bởi vì trong quá trình khảo sát và phân tích ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy, bằng thủ pháp cải biến, có thể dễ dàng tách biệt được hai yếu tố: đơn vị được tính đếm và sự vật được tính đếm trong sử dụng mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của cấu trúc số từ. Ví dụ:
(99) Ba bát cơm -> Cơm ba bát (100) Một lạng chè -> Chè một lạng
Kết quả khảo sát và phân tích trên ngữ liệu tiếng Việt cho thấy loại kết tố này có những đặc điểm sau:
Về nội dung
Kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm bổ sung, hiện thực hóa ý nghĩa: loại đơn vị được tính đếm. Các sự vật hiện tượng trong tự nhiên tuy rất phong phú đa dạng nhưng không tồn tại rời rạc, lẻ tẻ mà được con người quy vào những lớp, những loại đơn vị khác nhau.
Thực tế khảo sát cho thấy, kết tố chỉ đơn vị được đưa ra tính đếm có thể là các đơn vị tự nhiên: tấm, bức, cái, con, tờ, củ, quả, cục, h n, viên, th ng, đứa...; có thể là các đơn vị quy ước: cân, lít, m t, tạ, tấn, m u, sào...; đơn vị tập hợp: bầy, đàn, lũ, lớp, chồng, đống...; đơn vị tổ chức hành chính: huyện, xã, thôn, tỉnh, tổ, nhóm...; đơn vị hành động của sự việc: trận, cơn, chuyến, phen, lần, lượt, cú, nắm, bó, vốc, gánh, ngụm...
Về hình thức
Cũng như kết tố chỉ sự vật được tính đếm, về mặt hình thức, kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm được thể hiện ở hai phương diện: vị trí và từ ngữ biểu thị.
Kết quả khảo sát trên ngữ liệu tiếng Việt cho thấy, kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm chủ yếu là người, vật, việc do đó chúng được thể hiện bằng các danh từ. Cụ thể, trong tiếng Việt, tiểu loại danh từ đơn vị là hình thức biểu hiện phổ biến nhất của loại kết tố này. Ví dụ:
(101) Đến lượt Nhái n, Nhái n ngoẹo mình, giơ mạng sườn, làm hiệu và kiếu: tôi gầy lắm, đứa nào thổi một cái tôi cũng ngã huống chi chúng nó những hai đứa. [Tô Hoài; tr85]
(102) Đi qua chị hàng mía, th ng Xuân cười tính, nháy một cái. [Vũ Trọng Phụng; tr14]
(103) ẩm cụ, một vài hào ở cụ chẳng thấm vào đâu, nhưng ở con thì nó lớn lắm [Ngô Tất Tố; tr54]
(104) Tối hôm qua mất ba hào. [Vũ Trọng Phụng; tr9]
(105) Sáng nay nếu không vội đi bắt đứa khác thì tôi biếu thêm chị ấy vài chục quả phật thủ nữa [Ngô Tất Tố; tr63]
(106) Hăn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to [Nam Cao; tr115]
(107) Mấy hôm chúng mình cuốc bộ đã nhiều, bây giờ ta thử xuống sông đi thủy một chuyến. [Tô Hoài; tr64]
(108) Từ khi tôi bắt đầu sống trong nhà tôi, tôi đã x rách tám cuốn tập, mười hai cuốn sách, làm hỏng bốn chiếc đồng hồ các loại, làm cho không sử dụng được năm đôi giày, sáu đôi d p và đặc biệt là làm biến mất hàng chục đôi vớ của tất cả thành viên trong nhà, với sự cộng tác chặt chẽ của bọn cún hàng xóm [Nguyễn Nhật Ánh; tr6]
(109) Hai sợi râu óng ả mấp máy phất lên phất xuống [Tô Hoài; tr96]
Bổ sung ý nghĩa loại đơn vị được tính đếm, kết tố này thường đứng liền ngay sau số từ chỉ số lượng và trước kết tố chỉ sự vật được tính đếm. Có thể mô hình hóa vị trí của loại kết tố này như sau:
Số từ chỉ số lượng – kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm – kết tố chỉ sự vật được tính đếm.
Đây được xem là vị trí phổ biến của kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm trong mô hình kết trị của số từ chỉ số lượng. Ví dụ:
(110) Mùng một tết, bố con hắn xách một bao chè với năm quả cau, đến mừng tuổi các ông quan viên để kiếm cỗ và kiếm tiền phong bao [Nam Cao; tr116]
(111) Anh đứng dưới chân một cây cải xanh. [Tô Hoài; tr52]
(112) a đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày c n không [Ca dao]
(113) Mấy con b gầy tọp, dũi to t cả mũi cũng chỉ vơ được mấy chiếc r cỏ khô. [Tô Hoài; tr107]
(114) Anh ta chỉ kịp giơ hai cái càng răng cưa tr n xoe lên thì đã thấy không biết bao nhiêu răng, móc đánh ch m tới tấp xuống [Tô Hoài; tr60]
Trong một số trường hợp, kết tố này đứng trước số từ chỉ số lượng thì thường biểu thị một đơn vị toàn vẹn và con số đứng sau nó là phần lẻ được thêm vào trong tổng số ấy. Khi đó, kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm chủ yếu là kết tố loại đơn vị quy ước. Ví dụ:
(115) Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau [Ca dao]
(116) Giã gạo vú chấm đầu chày
Xay thóc cả ngày được một đấu ba. [Ca dao]
c. ết tố chỉ chủ thể được định lượng
Nếu kết tố chỉ sự vật được tính đếm và kết tố chỉ đơn vị được đưa ra để tính đếm là loại kết tố tiêu biểu của số từ chỉ số lượng trong phạm vi cụm từ thì kết tố chỉ chủ thể được định lượng là kết tố bắt buộc của số từ số lượng trong phạm vi câu. Loại kết tố này có đặc điểm như sau:
Về nội dung
Kết tố chỉ chủ thể được định lượng bổ sung cho số từ chỉ số lượng ý nghĩa cú pháp chủ thể được đưa ra để định lượng. Xác định kết tố này về mặt nội dung, chúng tôi nhận thấy bản chất nghĩa của chủ thể mang thuộc tính tĩnh, nêu tình hình, đặc điểm về mặt số lượng xét trong bản thân nó, chẳng hạn xác định tuổi tác, giá trị (giá cả) của chủ thể. Đó là những từ mang ý nghĩa chỉ người, vật (động vật, thực vật, đồ vật). Ví dụ:
(117) Một người mười chín đôi mươi
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình [Ca dao]
(118) Quýt hôi bán một đồng mười