Nhân vật khai thiên lập địa

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 82 - 86)

Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG

2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông

2.2.1. Nhân vật trung tâm

2.2.1.1. Nhân vật khai thiên lập địa

Qua Ot Ndrong chúng ta đƣợc biết, từ thời xa xƣa vũ trụ còn ở tình trạng hỗn mang, mờ mịt, sau khi có con bướm quan hệ với đá, con chuồn chuồn quan hệ nước, đẻ ra con người. Trải qua một thời gian rất dài, đến đời Grôn, Grăn đẻ ra đất đai và bảy người. Họ chia nhau mỗi người đi mỗi ngả, anh em “Bong và Rong đi khai phá xứ trên”. Ot Ndrong đã miêu tả sự hình thành vũ trụ và nguồn gốc của loài người thật huyền diệu và kỳ ảo:

Từ xa xưa

Có con bướm soi mình trên đá Có con bướm quan hệ với đá

Con chuồn chuồn quan hệ với nước Hòn đá đẻ ra một trăm người

Dòng thác sinh ra một nghìn người [48/427] .

Trong kho tàng văn học dân gian nhân loại, mô típ “tảng đá thần”, “con thú kỳ lạ” là mô típ cổ, thường thấy trong các huyền thoại của nhiều tộc người trên thế giới, nó là “xu hướng tâm lý” của con người thời cổ xưa. Trong công trình Thi pháp của huyền thoại, Mêlêtinsky đã viết: Theo Chase, chủ nghĩa huyền thoại và chủ nghĩa ma thuật của văn học đều đƣợc biểu hiện trong xu hướng tâm lý học của văn học, trong việc tái tạo hiện thực bằng cảm xúc, bằng sức mạnh kiểu mana (siêu thần lực) phù hợp với tính tích cực thẩm mỹ: tảng đá thần, con thú kỳ lạ, thầy lang vườn giữ mana cho kẻ mọi rợ [63/143].

Trong Ot Ndrong, Bong và Rong là người đã kiến tạo nên núi sông, ao hồ và mang giống chim muông, cây cối đến cho cuộc sống của con người.

Đồng thời họ cũng là người đã có công gây dựng nên những bon làng đầu tiên ở vùng đất Cao Nguyên:

Bong kéo cây mây hóa thành khe suối Đổ nước cơm hóa thành biển cả Chưa có đường Bong, Rong tự tạo Chưa có đất đai họ tự tạo nên [47/39].

83

Bong, Rong mang những đặc điểm chung của nhân vật khai thiên lập địa trong kho tàng văn học dân gian nhân loại. Trong các truyện thần thoại của các bộ tộc Bắc Australia đã kể: Họ đưa đến các con thú tổ, sinh ra những người nam, nữ đầu tiên, tạo ra gậy đào đất cho con cháu mình, thắt lƣng bằng lông chim và các đồ trang điểm khác, dạy họ cách dùng lửa, tạo ra mặt trời…, dạy họ những điệu vũ của tổ tiên totem và chỉ dẫn nghi lễ thụ pháp [63/237].

Để tạo ra đất đai và gieo mầm cho sự sống, với sức lực và trí tuệ của mình, Bong và Rong đã biến thiên nhiên cằn cỗi, nóng bức trở thành những vùng đất màu mỡ, tươi mát. Vì vậy, người M’nông luôn coi Bong, Rong là những người có công kiến tạo nên quê hương, đất nước của mình và họ gọi Bong, Rong với cái tên thân thương trìu mến là me Rong. Trước khi có bàn tay khai phá, tạo dựng của Bong và Rong thì:

Xứ trên kia toàn là tảng đá

Xứ trên kia bằng phẳng trống không Không có một bụi cây che nắng

Không có một bụi tre cho người núp [48/432].

Cuộc tạo dựng đồi núi, sông suối của họ diễn ra thật huyền diệu, kì vĩ:

Một nắm đất Rong đắp núi Nâm Brah Một nắm đất Rong đắp núi Nâm veng Bong kéo cây mây hóa thành khe suối Kéo cây nrông hóa thành con sông Đổ nước cơm hóa thành biển cả

Bong phóng lao hóa thành dòng thác [48/433].

Trong Ot Ndrong, Bong và Rong là hai anh em ruột. Do Rong giành chồng với Bing, Bai không thành, Rong cảm thấy xấu hổ và tức giận vô cùng.

Khi cơn tức giận và lòng tự ái nổi lên Rong đã định chết, ngày đêm lo lắng, “ăn cơm không trôi, uống nước không vào, nói không thành lời”. Rong quyết định đi thật xa, đến một xứ sở khác. Rong rủ Bong đi cùng. Cả hai chuẩn bị mọi thứ cho cuộc kiến tạo sông núi, cây cối và muôn loài. Họ chuẩn bị: con dao hộ thân, chiếc vòng đeo tay, cái khay đựng trầu, mọi giống vật nuôi cây trồng, các

84

loại cọp beo… Chuẩn bị xong, họ lên đường để đến với những vùng đất xa xôi, những xứ sở hoang mạc “nóng đến khó thở, lở da; nóng phổng da, hạn hán quanh năm”. Cuộc vật lộn của họ trước thiên nhiên thật gian khổ và cực nhọc.

Trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, Bong và Rong vẫn bước đi dưới cái nắng chói chang, trong cái mênh mông hiu quạnh của vũ trụ với một niềm tin vô tận vào cuộc sống phía trước. Họ đã chinh phục được cái nắng chói chang, cái nóng gay gắt của hoang mạc để từ đó tạo ra đất đai và gieo mầm cho sự sống, biến thiên nhiên cằn cỗi, nóng bức trở nên màu mỡ, tốt tươi, con cháu được sinh sôi, nảy nở…

Hình ảnh Bong và Rong với công cuộc kiến tạo sông núi, vạn vật giống như trong hành trình “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường: Dưới đất chưa có đất, trên trời chưa có trời, không có đường đi lối lại, chưa đẻ đồi cái đồi con...

Khi đến vùng đất mới, Bong và Rong đã sống với nhau nhƣ vợ chồng.

Trong kho tàng văn học dân gian thế giới, môtip anh (chị) em ruột lấy nhau, sống với nhau nhƣ vợ chồng không phải là hiếm, nó là những “khuôn mẫu đƣợc đúc sẵn” để giải thích cho sự hình thành vũ trụ và nguồn gốc của loài người. Các nhà nghiên cứu nhất trí rằng đó là cách phản ánh hình thức tạp giao của người nguyên thuỷ khi còn sống thành bầy đàn. Khi nghiên cứu về sử thi của các dân tộc Tuyêc-Mông Cổ vùng Siberia, Mêlêtinsky đã viết “Satana và Uryzmag ban đầu là chị gái và em trai sau thành vợ chồng” [63/369]. Cũng giống nhƣ trong huyền thoại của Australia và vùng Nam mỹ, việc anh em ruột sống với nhau nhƣ vợ chồng trong Ot Ndrong đã vi phạm những điều cấm kỵ.

Điều đó đã dẫn đến những chấn động trong vũ trụ, mỗi sự vi phạm đều bị trừng phạt một cách tương ứng, nhưng cái chính không phải là trừng phạt mà là giữ cho vũ trụ khỏi bị hỗn loạn. Trên cấp độ thuần tuý xã hội, thì cuộc hôn nhân

“bất thường” giữa hai anh em ruột Bong và Rong là sự loạn luân, điều đó là vi phạm quy tắc sống và luật tục của cộng đồng, vì vậy mà làm cho đất trời ngả nghiêng, tăm tối.

Cuộc hôn nhân của Bong và Rong là cuộc hôn nhân loạn luân, một cuộc hôn nhân “bất hạnh” (theo cách nói của Mêlêtinsky): là cuộc hôn nhân giữa các

85

anh em trai và các chị em gái, bất kể là anh chị em ruột hay anh chị em họ (cuộc hôn nhân “hạnh phúc” là cuộc hôn nhân “trao đổi” với những “người ngoài”). Từ toàn bộ những nhân tố hiệu chỉnh trật tự này nổi lên trên bình diện thứ nhất là tính xã hội, nghĩa là việc thực hiện chế độ ngoại hôn đối ngẫu (tức là bắt đầu thực hiện việc kết hôn giữa một người đàn ông với một người đàn bà và phải khác thị tộc) và sự cấm kỵ nảy sinh từ đó trong việc cấm kết hôn giữa những người cùng “một nửa” (huyết thống). Mặt sau của việc thực hiện chế độ ngoại hôn đối ngẫu là việc cấm sự dâm loạn (loạn luân). Cuộc hôn nhân của Bong, Rong, dù không rõ ràng nhƣng trong “ý thức” của họ vẫn biết đó là sai lầm, là kiêng kỵ. Họ mơ hồ nhận ra rằng, hai anh em ruột không thể thành vợ chồng đƣợc, nếu điều đó xảy ra sẽ “làm hỏng trời đất”. Khi Rong nói “Em muốn chúng ta thành vợ chồng” thì Bong run sợ nói với em:

Không được đâu em ơi

Nếu chúng ta là bà con xa mới được Anh và em một mẹ đẻ ra

Ta không thành vợ chồng được đâu! [48/456].

Có thể nói trong suy nghĩ của Bong và Rong đã phần nào nhận ra sự sai lầm khi thực hiện cuộc hôn nhân cùng huyết thống, theo đó, họ phải cần thiết có những cuộc hôn nhân “ngoại tộc”, khác huyết thống. Điều này cho thấy trong xã hội M’nông đang có sự vận động chuyển biến từ thời kỳ hỗn mang đến sự hình thành vũ trụ, đúng nhƣ Mêlêtinsky đã viết việc áp dụng chế độ ngoại hôn đối ngẫu, tức là sự xuất hiện của xã hội đã ngầm thể hiện cảm hứng biến hỗn mang thành vũ trụ [63/265]. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ thì gạt đi yếu tố hoang đường, thực chất xã hội được phản ánh ở đây là xã hội đã có tục bài trừ hôn nhân giữa những người cùng huyết thống, nghĩa là hình thức

“gia đình đối ngẫu đã thay thế cho chế độ quần hôn”. Theo Ănghen, gia đình đối ngẫu phát sinh vào lúc thời đại mông muội chuyển sang thời đại dã man, thường là vào giai đoạn cuối của thời đại mông muội, và chỉ cá biệt ở một vài nơi là phát sinh vào giai đoạn đầu của thời đại dã man. Dựa vào ý kiến của Ăngghen, qua mối quan hệ của anh em Bong và Rong, chúng tôi cho rằng nó

86

phản ánh bước chuyển tiếp từ thời đại mông muội sang thời đại dã man, và nếu có muộn hơn thì cũng chỉ ở giai đoạn quá độ từ thị tộc mẫu hệ đến thị tộc phụ hệ [54/254].

Cuộc hôn nhân của hai anh em Bong, Rong đã khiến cho Mẹ trời bị bệnh nặng, trời đất tối tăm, ngả nghiêng, lạnh buốt:

Trời và đất chỉ còn cách nhau một cần câu

Mặt trời, Mặt trăng chỉ còn cách nhau một cần vó Đá trên trời bắt đầu đổ xuống

Trăng trên trời bắt đầu rơi xuống

Vũ trụ bắt đầu tối tăm lạnh buốt [48/459].

Khi đọc tác phẩm Bong, Rong và Tiăng người đọc có thể hiểu, do sự tự ái thường tình của người phụ nữ giành chồng thất bại nên nàng Rong mới bỏ đi để kiến tạo cuộc sống ở vùng đất mới. Nhƣng thực chất, đằng sau đó chính là khát vọng chinh phục thiên nhiên và cao hơn là ý thức về việc mở rộng địa bàn cư trú của người M’nông cổ xưa. Với khát vọng, sự dũng cảm và ý chí phi thường của mình, Bong và Rong đã góp công xây dựng bon làng, cộng đồng;

tạo ra của cải vật chất làm cho đời sống của thị tộc trở nên sung túc, ấm no và giàu mạnh hơn.

Hành trình của Bong và Rong không chỉ đơn thuần là nói đến việc khai phá đất hoang, khai thiên lập địa mà đó còn là hành trình đưa con người đến những vùng đất mới để xác định địa bàn cƣ trú, mở rộng cộng đồng, tạo nên sự lớn mạnh của dân tộc M’nông. Qua những phân tích trên, có thể nói rằng Ot Ndrong thuộc loại hình sử thi cổ sơ (sử thi sáng thế, sử thi thần thoại). Bởi trước hết, Ot Ndrong là những câu chuyện huyền thoại nói về các bậc thuỷ tổ (nhân vật trung tâm của văn học dân gian nguyên thuỷ) của loài người. Nội dung của sử thi cổ sơ thường nói về thời gian khai tạo thế giới, thường được mở đầu bằng việc tạo ra đất, trời, nước và muôn vật.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(337 trang)