Nhân vật truyền tin

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 126 - 134)

Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG

2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông

2.2.2. Các loại nhân vật khác

2.2.2.5. Nhân vật truyền tin

Nhân vật truyền tin nhƣ là chiếc cầu nối các sự kiện trong sử thi với nhau.

Tần số xuất hiện của nhân vật truyền tin trong Ot Ndrong không nhiều, nhƣng không vì thế mà vị trí, vai trò của nó kém phần độc đáo và quan trọng. Có thể nói nhân vật truyền tin là những mắt xích không thể thiếu trong các tác phẩm Ot Ndrong. Khi cần đƣa tin từ nơi này sang nơi khác thì xuất hiện “nhân vật”

truyền tin. Nhân vật truyền tin trong Ot Ndrong có khi là con người nhưng có khi lại là những đồ vật, những con vật đảm nhận nhiệm vụ truyền tải tin tức.

Nhiệm vụ chính của nhân vật truyền tin là nhận tin và truyền thông tin từ nơi này qua nơi khác. Nếu không có họ, các sự kiện trong tác phẩm sẽ trở nên rời rạc, không thể gắn kết. Không chỉ đóng vai trò hỗ trợ người anh hùng, nhân vật truyền tin còn là cầu nối giữa các nhân vật trong sử thi với nhau, góp phần tạo nên mạch vận động và phát triển của tác phẩm Ot Ndrong.

Qua tác phẩm Ot Ndrong, chúng ta biết người M’nông thời cổ xưa đã thực hiện nhiều cuộc chiến để chống lại sức mạnh của tự nhiên và của kẻ thù, tiến hành cải tạo xã hội để tạo ra những bon làng đông đúc, giàu mạnh. Để kết nối các sự kiện, hành động trong thế giới sử thi thì phải có các nhân vật truyền

127

tin. Tình huống đƣa tin có thể diễn ra khi bon làng đang yên bình nhƣng cũng có khi đƣợc diễn ra trong bối cảnh của các cuộc chiến tranh. Với ƣớc vọng dựng cho bon làng mình một cây nêu thần thật đẹp, một cây nêu có thể khiến cho tất cả các bon gần, bon xa đều phải nể phục, Ting con Mbông đã quyết tâm mời bằng đƣợc Lêng con Rung về giúp làm cây nêu thần. Công việc đó thật nặng nhọc và qủa là quá sức đối với Lêng và vì vậy mà Lêng đã chết vì kiệt sức. Trong lúc Lêng chết vì kiệt sức thì thật may mắn, hai nữ thần Bing, Jông đi tắm suối đã nhìn thấy chàng nằm chết bên bờ suối, họ vội chạy về báo tin cho thần Jung và thần Jrêng biết:

Bing và Jông chạy tuốt về nhà Báo cho thần Jung và Jrêng biết Jung, Jrêng đang ngồi ngoài sân Jung, Jrêng đang ngồi trên ghế tre Thấy hai em chạy về toát mồ hôi Jung hỏi việc gì các em phải chạy Bing và Jông kể lại sự việc [129/161]

Đây là một tình huống đưa tin xảy ra bất ngờ, không được dự liệu trước nhưng lại rất quan trọng bởi nó quyết định đến sự sống, chết của Lêng - người sau này sẽ trở thành một anh hùng chiến trận dũng mãnh. Sau khi nghe câu chuyện, các thần vội chạy ra bờ suối, họ thổi ngải để Lêng sống lại, đồng thời các thần còn giúp Lêng có được sức mạnh phi thường để làm được cây nêu thần. Nếu không có hai nữ thần Bing và Jông đƣa tin Lêng đã chết đến cho thần Jung và thần Jrêng thì có lẽ Lêng sẽ không đƣợc các thần cứu sống và truyền cho sức mạnh. Việc cứu sống Lêng không những làm cho chàng đƣợc ở lại cùng với cộng đồng mà còn làm cho chàng có đƣợc sức mạnh thần thánh, không ai sánh bằng.

Trong Ot Ndrong, các tình huống đƣa tin đôi khi lại là nguyên nhân gây ra chiến tranh. Hầu như trong tất cả các lễ hội của bon làng thì người anh hùng thường lấy cồng chiêng ra đánh, mỗi lần như vậy, thần chiêng sẽ

128

bay đi khắp nơi, đƣa âm thanh bay đến tai các vị thần linh. Nhiều lần bon Tiăng tổ chức các buổi ăn mừng và trong bối cảnh ấy họ đã lấy chiêng ra đánh. Tiếng chiêng đã bay tới tai thần Lêt và thần Mai, báo cho các thần biết là bon Tiăng đang tổ chức ăn trâu và uống rƣợu cần. Có những lần vì bon Tiăng tổ chức uống rƣợu mà không mời hai thần nên hai thần đã tìm cách phá bon Tiăng. Thần Lêt và thần Mai đã ăn cắp ngải của thần Ting con Jri đến thổi ngải vào Ting, Mbông con Glu khiến họ có ý định đánh bon Tiăng để cướp những cô gái đẹp về làm vợ. Mẹ đỉa Glu đã chiều theo ý của con mình, nuốt hết bon Tiăng vào bụng, đem về giam giữ. Để cứu bon làng qua cơn hoạn nạn, mẹ Rong đã đánh trống thần Trô Bur, nhờ thần trống đƣa tin tới các anh em ở bon xa tới giúp bon Tiăng đánh lại mẹ đỉa Glu:

Rong đánh trống ba tiếng thôi ngay Thần Trô Bur hồn trống theo lệnh Thần Trô Bur mặc áo dŭr làm cánh Thần Trô Bur mặc áo djăr làm lông

Thắt khố trắng biến thành chim cu [105/818].

Thần trống đã biến thành một con chim cu, bay đi khắp nơi để thực hiện nhiệm vụ báo tin. Thần trống đã bay đi báo tin cho những người anh em ở xa, nhờ vậy mà Tiăng con Kling, Mbông con Bing; Ting, Mbông con Raih; Ting, Mbông con Jri biết được bon Tiăng đang gặp hoạn nạn. Họ vội lên đường đi giúp bon Tiăng đánh lại con đỉa khổng lồ Glu, giúp cho bon Tiăng thoát khỏi hoạn nạn. Thần trống Trô Bur là nhân vật đƣa tin giữ vai trò quan trọng trong chiến thắng của Tiăng cùng các anh hùng, đồng thời là sợi dây kết nối tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các bon làng.

Trong Ot Ndrong, hầu hết các tình huống đưa và nhận tin thường diễn ra khi tình huống sử thi đang ở giai đoạn cao trào, những thời điểm mang tính chất thắt nút nhƣ Lêng con Rung chết, mẹ đỉa Glu nuốt bon Tiăng, đi giải cứu hồn của tám vị anh hùng… Nghĩa là tình huống đưa tin và nhận tin thường xuất hiện khi có các biến cố xảy ra, và tùy theo tính chất của biến cố đó sẽ quyết

129

định độ ngắn hay dài của mẩu tin. Nếu nhƣ ở khan Êđê, nhân vật đƣa tin thường cố định ở một số nhân vật chuyên làm nhiệm vụ này như Hơ Lát Giang (sử thi Đăm Di đi săn), Y Dhing, Yling, Y Suh hoặc ông Gỗn, bà Gỗn (sử thi Đam San)...thì trong Ot Ndrong, những nhân vật đƣa tin lại mang tính ngẫu nhiên, không cố định ở một nhân vật nào cả (trừ trường hợp nàng Djăn - vợ Tiăng). Djăn luôn là người giúp chồng mình đưa tin đến với mọi người trong bon khi người anh hùng cần tập trung dân làng, hay mỗi khi Tiăng muốn mời cộng đồng đến uống rƣợu.

Trong Ot Ndrong, nhân vật truyền tin xuất hiện và thực hiện đúng chức năng nhƣ tên gọi của nó, nếu không có họ thì các sự kiện trong sử thi sẽ trở nên đơn điệu, rời rạc. Nhân vật truyền tin giúp các sự kiện, nhân vật vận động và phát triển hoàn chỉnh và đi đúng hướng. Nhân vật truyền tin không chỉ là con người, mà nhiều khi thần linh cũng đảm nhận công việc này. Khi Lêng gặp nạn, hai nữ thần Bing, Jông phát hiện và hai thần đã bay đến báo cho thần Jung, thần Jrêng biết. Nhờ có sự báo tin của thần Bing, Jông mà thần Jung, Jrêng đã làm phép cứu sống người anh hùng Lêng.

Có lần, Jrai và Jrah con Nghe vì ghen tức khi thấy bon Tiăng bắt đƣợc con lươn khổng lồ, đã thổi ngải bắt cóc hồn của tám người anh hùng đã đến giúp bon Tiăng bắt con lươn khổng lồ. Thần Ting xem đá thần thấy hồn của tám người anh hùng đang bị nhốt ở nhà Jrai và Jrah con Nghe, thần liền cắt cử một nhóm các vị thần đi giải cứu những người anh hùng, mặt khác sai các thần Bing, Jông về báo tin cho bon Tiăng để họ đƣợc yên tâm. Nhân vật đƣa tin không chỉ là con người, là các vị thần mà nhiều khi những đồ vật cũng đảm nhận vai trò truyền tin. Thần chiêng Krông Bông nghĩ nếu tiếng chiêng của thần không vang xa thì chiêng Yau sẽ bị đem bán, thế nên mỗi lần bon Tiăng uống rƣợu, đánh chiêng, thần luôn cố gắng bay đi thật xa, đƣa tiếng chiêng vang vọng khắp mọi nơi:

Thần chiêng bay về hướng Bắc Thần chiêng mặc áo lông chim

130

Thần chiêng mặc áo cánh chim Thần chiêng bay sát trời xanh

Thần chiêng bay đến Mặt trăng [129/31]

Mỗi lần bon Tiăng uống rƣợu, đánh chiêng mà không mời các thần, nếu thần chiêng Krông Bông không đƣa tiếng chiêng đến tai của các thần thì lập tức các thần tức giận, tìm cách làm hại bon Tiăng. Và nhiều khi do nguyên nhân này mà dẫn đến những cuộc xung đột, giao tranh dữ dội giữa các thế lực đối lập nhau.

Bên cạnh thần chiêng Krông Bông còn có thần trống Trô Bur. Thần trống Trô Bur đƣợc miêu tả vẻ bề ngoài (mỗi khi thực hiện nhiệm vụ đƣa tin) là một con chim cu màu trắng, dang rộng đôi cánh bay lƣợn khắp các phương trời để đưa âm thanh của tiếng trống tới các bon gần, bon xa.

Thần Trô Bur mặc áo dur làm cánh Thần Trô Bur mặc áo djăr làm lông Thắt khố trắng biến thành chim cu Thần Trô Bur bay thẳng đường trời

Thần Trô Bur bay đi hướng Bắc [105/818]

Ngoài thần trống, thần chiêng, bon Tiăng còn sử dụng một đồ vật linh thiêng khác gọi là beng để đảm nhận công việc đƣa tin. Đồ vật này giống nhƣ cái bát đƣợc làm bằng bạc hoặc bằng đồng, khi đánh lên, âm thanh của nó bay đi khắp mọi nơi để báo tin cho cộng đồng biết rằng bon làng mình có việc quan trọng hoặc đã có kẻ thù đến quấy phá. Khi đi bắt cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng, Tiăng đã sử dụng beng bay đi báo tin và muốn nhờ sự giúp đỡ của các anh em ở bon xa:

Em phải đánh beng bạc báo tin Em phải đánh beng đồng báo tin Em đánh beng từ trên mặt đất Em đánh beng cho tiếng vang xa Để báo tin cho Rôch con Briăng

131

Để báo tin cho Rông con Briăng

Để báo tin cho Tông, Siăng con Briăng Để báo tin cho chị Bũng con Lũ

Để báo tin cho anh Sưng con Klang [109/1257]

Nếu khan Êđê thường sử dụng chuồn chuồn, chim cu... làm nhiệm vụ đưa tin thì trong Ot Ndrong thường sử dụng chiêng, trống, beng bạc... để làm nhiệm vụ này. Có một điểm tương đồng mang tính loại hình giữa nhân vật đưa tin trong sử thi M’nông với nhân vật đƣa tin trong sử thi Êđê đó là khi thực hiện nhiệm vụ đưa tin thì thần trống, thần chiêng cũng thường được biến thành con chim cu màu trắng bay đi đến các bon gần, bon xa để báo tin. Đó là điểm tương đồng thú vị giữa nhân vật đưa tin trong khan của người Êđê và Ot Ndrong của người M’nông. Do khuôn khổ của luận án nên chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát kĩ, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể vấn đề này.

Có thể nói rằng việc xây dựng nhân vật truyền tin không chỉ là con người mà còn là các đồ vật, con vật đã thể hiện quan niệm “vạn vật hữu linh” không chỉ của người M’nông mà còn của loài người ở vào thời điểm

“buổi bình minh của lịch sử”. Họ cho rằng vạn vật đều chuyển động và tồn tại giống như con người, thế nên với họ, mọi đồ vật, con vật tồn tại xung quanh đều có linh hồn. Chính nhờ thế mà những đồ vật tưởng chừng vô tri, vô giác đã trở thành những công cụ đắc lực trong việc truyền tải tin tức, sử dụng những năng lực thần kì để có thể khắc phục những hạn chế trong di chuyển của con người.

Về nội dung của các mẩu tin, gồm cả những tin vui và cả những tin buồn. Mỗi khi Tiăng có chuyện vui, chàng lại sai vợ là Djăn đi báo tin cho mọi người biết, mời mọi người tới nhà mình uống rượu. Khi Bung và Sưng là người bà con của Tiăng đến thăm, Tiăng rất vui mừng và chàng đã sai Djăn đi báo tin. Djăn nghe lời chồng mang tin vui tới nhà của Yang, Lêng, Kông, Bêh, Bôp…

132

Djăn bước khỏi nhà ra sân Djăn đi qua một cửa nhà dài Djăn đi qua ba cửa nhà dài Djăn đi qua hết một nhà dài…

Nàng mời mọi người cùng đến nhà mình uống rượu cần chung vui. Cách thức đƣa tin của nàng Djăn rất đơn giản, nó đơn giản hơn nhiều so với cách thức đƣa tin của các vị thần. Các vị thần với khả năng bùa phép của mình, họ di chuyển rất nhanh từ nơi này qua nơi khác, đưa tin đến người nhận bằng cách nhập vào giấc mơ của người mà họ muốn báo tin. Thần Bing, Jông bay về bon Tiăng để báo tin cho dân làng biết là các vị thần linh đã đi cứu linh hồn của tám vị anh hùng để trấn an tinh thần của bon làng, và khi đó hai thần Bing, Jông đã nhập vào giấc mơ của Ndu:

Ndu mơ thấy gặp Bing con Sôch Ndu mơ thấy gặp Jông con Sôch Chị em tôi thưa với anh Ndu Chị em tôi thưa với anh Yang Họ ganh ghét bon Tiăng sang giàu Họ ganh ghét bon Tiăng giàu có Họ ganh ghét bon Tiăng có lúa Họ ganh ghét bon Tiăng lễ hội Thần Lêt đang đi lấy hồn Lêng Thần Mai đang đi lấy hồn Lêng Các anh cứ chờ đợi ở đây [103/914]

Nội dung của mẩu tin trên khá đầy đủ, từ nguyên nhân, diễn biến sự việc cho đến hướng giải quyết đều được hai nữ thần trình bày đầy đủ, mạch lạc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những lúc người nghệ nhân sử dụng biện pháp lặp, tạo nên độ dài của nội dung thông tin, ví dụ nhƣ khi miêu tả tiếng beng vang xa báo tin cho các anh em ở các bon khác tới giúp Tiăng đi đánh cá ở hồ Bầu Trời, Mặt Trăng:

133

Anh Tiăng lấy beng bạc beng đồng Tiăng đánh beng ở trên mặt đất Tiếng beng vang ngân đi xa

Tiếng đánh beng vang ngân lên trời Vang đến bon Bung con Lũ

Vang đến bon Sưng con Klang [108/1279]

Tiếng beng vang tận các bon xa, báo tin cho những người anh em biết bon Tiăng đang gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ. Thần trống Trô Bur cũng làm công việc đƣa tin khi bon Tiăng gặp hoạn nạn. Thần bay lƣợn tới khắp các bon xa, đưa tin đến với những người anh hùng trong cộng đồng dân tộc M’nông rộng lớn. Và cứ nhƣ thế, cùng một nội dung tin tức, thần trống bay mải miết không ngừng nghỉ.

Chi tiết đƣa tin của thần trống Trô Bur chiếm một đoạn khá dài trong tác phẩm Con đỉa nuốt bon Tiăng bởi nó đƣợc kết hợp với biện pháp lặp lại (một thủ pháp quen thuộc của sử thi), làm chậm sự phát triển của cốt truyện. Biện pháp lặp lúc này được sử dụng để làm cho người đọc, người nghe hình dung được những chặng đường, những vùng đất, những bon làng thần trống đã đi qua để báo tin. Lời thỉnh cầu khẩn thiết của thần trống đã có tác dụng, các vị anh hùng bon gần, bon xa đã nghe thấu tình cảnh của bon Tiăng và vì vậy mà họ đã lên đường cùng nhau đến giúp Tiăng đánh trả mẹ đỉa Glu, cứu dân làng bon Tiăng khỏi hoạn nạn.

Thần chiêng Krông Bông, nguyên nhân sâu xa gây ra các vụ xung đột, giao tranh cũng có cách thức đưa tin tương tự:

Thần bay thấp sợ gặp đàn ong Thần bay thấp sợ gặp đàn diều Thần bay cao sát mây xanh Thần bay đi như con ong chúa Thần bay đến bon Lêng Kon Put

Đêm đang ngủ Lêng nghe tiếng chiêng

134

Đang ngủ say bỗng vang tiếng chiêng

Tiếng chiêng vang như treo trong nhà [129/31]

Nhƣ vậy, dù nội dung đƣa tin nhƣ thế nào, thì các nhân vật truyền tin đều chọn cách đưa tin trực tiếp, hầu như không có trường hợp đưa tin thông qua nhân vật trung gian, thông tin được truyền một cách trực tiếp đến người nhận.

Tóm lại, dù chỉ là tuyến nhân vật phụ, nhƣng nhân vật truyền tin giữ vai trò không thể thiếu trong tác phẩm Ot Ndrong. Nhân vật truyền tin xuất hiện không chỉ bởi yêu cầu của điều kiện sinh sống của người M’nông trong xã hội tiền giai cấp trên một địa bàn khá rộng, mà trên hết nó còn thể hiện truyền thống văn hóa của người M’nông: Đó là tinh thân đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau giữa những con người sống chung trong cộng đồng, là sợi dây bền chặt kết nối giữa người anh hùng với cộng đồng của họ. Có thể nói, dù tần số xuất hiện không nhiều nhƣng nhân vật truyền tin cũng khá đa dạng và luôn thể hiện đƣợc vai trò không thể thiếu trong việc cấu trúc nên các tác phẩm Ot Ndrong. Công việc của nhân vật truyền tin không chỉ đơn thuần là đƣa tin tức từ nơi này qua nơi khác, mà nó còn là cầu nối các tình tiết, sự kiện xảy ra trong sử thi, là những mắt xích giúp cốt truyện đảm bảo đƣợc sự liền mạch; nhân vật, sự kiện đƣợc liên kết qua lại với nhau, tạo nên sức hấp dẫn của Ot Ndrong đối với người tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 126 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(337 trang)