Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG
2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông
2.2.1. Nhân vật trung tâm
2.2.1.2. Nhân vật anh hùng văn hóa
Trong kho tàng văn học dân gian, nếu thông qua hình tƣợng nhân vật để nhận diện sự tiến hóa của loài người từ đêm tối mông muội, qua thời kì dã man
87
để tiến tới “ngƣỡng cửa của thời đại văn minh” (Ăngghen) thì có thể nói rằng:
Tiăng là hình tƣợng biểu đạt đầy đủ nhất của nhân vật anh hùng văn hóa trong sử thi M’nông. Nếu Bong, Rong là những người đã có công kiến tạo sông núi, xây dựng bon làng và mở rộng địa bàn cƣ trú…, để đem lại cuộc sống no đủ, giàu mạnh cho cộng đồng, thì Tiăng là nhân vật có công mở mang, khai sáng cho cộng đồng người M’nông.
Người M’nông tin rằng con người được sinh ra sau kết qủa của cuộc hôn phối giữa con bướm và hòn đá; con chuồn chuồn và nước. Riêng Tiăng thì ra đời thật đặc biệt, Nước biển sinh ra trứng và trứng nở ra Tiăng. Mô típ kể về sự hình thành vũ trụ trong sử thi M’nông cũng giống với sử thi, truyện cổ của nhiều dân tộc khác trên thế giới, điều này đã đƣợc Mêlêtinsky nói đến trong cuốn sách Thi pháp của huyền thoại, ông viết: Sự ra đời của vũ trụ nhìn chung đƣợc thể hiện nhƣ là sự phát triển từ trong trứng. Trong các huyền thoại tô tem thì giống nửa người nửa chim thường xuất hiện với tư cách là tổ tiên bộ tộc và có lẽ điều đó góp phần cho sự tiến triển của môtip này. Trong hàng loạt các huyền thoại cổ xưa (vùng Thái Bình Dương, Indonesia, truyện của người da đỏ châu Mỹ, một phần truyện của Ấn Độ và Trung Quốc) thì tổ tiên loài người xuất hiện từ trứng, còn trong những huyền thoại muộn hơn về sau thì chính Đấng sáng tạo, nhƣ thần Mặt trời Ra, thần Ptah trong huyền thoại Ai Cập, thần Ishtar trong hình chim bồ câu của Babylon, đấng sáng tạo văn hoá Visvakarman, Prajapati, Brakhma trong huyền thoại Ấn Độ, thần Eros trong huyền thoại Hy Lạp, thần Bàn Cổ trong huyền thoại Trung Quốc, v.v… Các thần tạo ra các phần khác nhau của vũ trụ từ trứng, thường là từ phần dưới tạo ra trái đất còn từ phần trên thì tạo ra bầu trời… Quan niệm thế giới có nguồn gốc từ qủa trứng trong vũ trụ rất phổ biến trong các huyền thoại của người Polinesia, người Châu Phi, vùng núi Phần Lan, vùng Siberia, Địa Trung Hải, Ấn Độ và vùng Viễn Đông [63/266-267].
Trong sử thi M’nông, nhân vật Tiăng cũng đƣợc ra đời với một môtíp quen thuộc nhƣ vừa nêu trên. Sự xuất hiện của Tiăng đƣợc vẽ ra bằng tầm vóc, sức mạnh và kích thước của vũ trụ:
88
Lúc đầu dòng nước phun lên mặt trời Lửa mặt trời phun xuống đất
Hai bên gặp nhau giữa không trung
Cuối cùng rớt xuống hồ một quả trứng to [46/32]
Quả trứng khổng lồ, thần kỳ đó có màu sắc sặc sỡ, ấp đúng bảy ngày bảy đêm thì trứng nở, trứng nở ra Tiăng, nở ra muông thú:
Biôn, Biăn ấp trứng liên tục bảy ngày đêm Đúng bảy ngày đêm thì trứng nở
Buổi sáng nở ra Tiăng Buổi chiều nở ra Klang
Lúc gần sáng hôm sau nở ra sâu Dam nhông.
Và tiếp đó là nở ra toàn thể cộng đồng người M’nông. Qua nhiều lần đầu thai, Tiăng vẫn không bằng lòng và cuối cùng Tiăng đã dùng bùa ngải xui khiến hai anh em ruột Bong và Rong quan hệ với nhau nhƣ vợ chồng để Tiăng có cơ hội đầu thai vào bụng mẹ Rong, trở thành Tiăng con Rong. Do con người phạm phải những điều kiêng kị, khiến cho mẹ Trời, mẹ Đất bị bệnh nặng, vũ trụ trở nên “tối tăm lạnh buốt”; trời, đất “chỉ cách nhau một cần câu”; mặt trời, mặt trăng “chỉ cách nhau một cần vó”…, mặt đất rung chuyển và bắt đầu rạn nứt… Trước tình trạng đó, Tiăng đã đứng ra sắp xếp mọi việc. Tiăng bay lên trời, chui xuống đất để cầu khấn và “làm cúng” cho các vị thần, nhờ thế mà vũ trụ đã trở lại bình yên nhƣ xƣa.
Tiăng là người được đầu thai qua nhiều kiếp, nhiều nơi, ở mỗi nơi đầu thai Tiăng để lại một kỷ vật quý: ở bon Khir để lại kèn mbuat; đến bon Kon Puh để lại chiếc sáo; đến bon Kon Trôk để lại chiếc gươm và dây trói tự động;
đến bon Kon Jri để lại cái đục thần; đến bon Gar để lại chiếc đàn N’ring thần;
đến bon Phan để lại bộ cồng chiêng; đến bon Khir để lại chiếc bễ thổi lửa; các nơi khác ông để lại các thứ: ruột mối, đuôi chuột, mỏ châu chấu, răng trút, chân rắn, sợi vàng bạc ngũ sắc… Do các kỷ vật quý Tiăng con Rong để lại ở các bon làng mà sau này các con cháu của ông đã tổ chức những cuộc chiến tranh để
89
giành lại chúng và mỗi cuộc chiến tranh giành lại vật quý đƣợc kể thành một tác phẩm sử thi đơn nguyên trong toàn bộ hệ thống Ot Ndrong.
Tiăng là người xây dựng, tổ chức và quản lý hình thái xã hội đầu tiên của lịch sử loài người - hình thái công xã thị tộc. Có thể nói Tiăng như là bậc tiên tổ - đấng sáng tạo - anh hùng văn hoá của cộng đồng người M’nông. Tiăng đứng ra chỉ dẫn và truyền dạy mọi người trong cộng đồng biết lao động sản xuất cũng nhƣ hiểu biết về văn hoá và lịch sử của dân tộc mình. Vai trò của nhân vật Tiăng đối với cộng đồng người M’nông cũng giống như bậc “tiên tổ”
trong các truyện thần thoại của các bộ tộc Bắc Australia mà Meletinsky đã đề cập đến trong cuốn sách Thi pháp của huyền thoại. Meletinsky cho rằng “ Họ (bậc tiên tổ - đấng sáng tạo - anh hùng văn hoá) đƣa đến các con thú tổ, sinh ra những người nam, nữ đầu tiên, tạo ra gậy đào đất cho con cháu mình, thắt lưng bằng lông chim và các đồ trang điểm khác, dạy họ cách dùng lửa, tạo ra mặt trời, dạy trẻ em biết dùng các loại thức ăn nhất định, cho con người vũ khí, các công cụ ma thuật, dạy họ những điệu vũ của tổ tiên tô tem và chỉ dẫn nghi lễ thụ pháp của các chàng trai trẻ” [63/237]. Dưới sự chỉ dẫn của Tiăng, mỗi người một việc, tất cả đều chăm chỉ làm ăn, hăng say lao động sản xuất. Bằng những lời dạy “dịu êm nhƣ tơ nhện, ngon nhƣ thịt trâu, ngọt ngào nhƣ mật ong”, Tiăng đã khuyên nhủ, chỉ bảo mọi người:
Muốn có lúa phải làm rẫy Muốn có thịt sóc phải làm ná Muốn có cá phải đan đơm
Muốn có con dơi, con chim phải chăng bẫy Muốn có muối ăn phải đi đổi từ xa [48/471].
Tiăng không chỉ là một người có uy tín, được bon làng yêu quý, ngưỡng mộ mà Tiăng còn có vai trò to lớn trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho dân tộc M’nông nhƣ truyền dạy gia phả, luật tục, lời nói vần, tục ngữ, …
Bon Bu Dĭp đến học câu vần Bon Bu Ding đến học câu luật tục
90
Bon Bong Ja đến học câu dôih Họ đến học Tiăng sửa bộ chiêng Đoàn này về đoàn khác lại đến Anh Tiăng này dạy câu gia phả
Anh Tiăng dạy kể chuyện núi rừng [7/113].
Tiăng thường tổ chức cho bon làng sinh hoạt tập thể như đánh cồng chiêng, đánh đồng la, thổi tù và trong những dịp lễ hội. Đó chính là nét đẹp văn hóa trong đời sống cộng đồng người M’nông. Chính vì thế mà cuộc sống của các bon làng hầu nhƣ lúc nào cũng đầy ắp tiếng chúc tụng nhau; tiếng cồng chiêng, tiếng đồng la, tiếng tù và vang xa khắp núi rừng. Tiăng là người có uy tín trong cộng đồng người M’nông, là người đứng ra tổ chức và tập hợp cộng đồng mỗi khi chuẩn bị thực hiện một công việc nào đó và tất cả cộng đồng đều lắng nghe và tuân lệnh lời chỉ dạy của Tiăng:
Tiăng cất tiếng gọi các đàn em:
Hỡi các em của ta ơi!
Hỡi các em Bêh và Bôp Hỡi các em Klôp và Nhông Hỡi các em Lêng và Yang Hỡi các em Lêng và Kong Từ trên nhà hãy xuống sân Từ dưới đất hãy lên trên sàn Các đàn trẻ hãy đến nghe già bảo Tất cả mọi người đều tuân lệnh
Không một ai dám cãi lệnh Tiăng [131/23].
Tiăng truyền dạy cho bon làng những kinh nghiệm lao động, sản xuất:
Ta tìm đất khuất gió để trồng dưa Ta phải tìm đất bằng để trỉa bắp ngô Tìm bờ suối trồng chuối và mía Tìm đất sình để trỉa lúa nếp Tìm đất triền để trỉa lúa sớm
91
Tìm đất đồi để trỉa lúa muộn[131/29].
Tiăng ân cần dặn dò cộng đồng:
Tháng một ta đốt rẫy cũ Tháng hai ta phát rẫy mới Tháng ba ta đốt rẫy mới Tháng tư ta trỉa rẫy cũ Tháng năm ta trỉa rẫy mới
……….
Tháng chin tháng mời tuốt lúa về nhà [131/28]
Tiăng là bậc tiên tổ, nhờ có sự dạy bảo của Tiăng mà cộng đồng biết lao động sản xuất, biết về lịch sử, gia phả và biết thưởng thức tiếng cồng chiêng:
Nhờ anh tập chúng em bắn ná
Chúng em làm rẫy nhờ anh phát đầu Chúng em đan gùi nhờ anh đan đầu Chúng em trỉa lúa nhờ anh chọc lỗ Nhờ anh chỉ đất sình để phát Nhờ anh chỉ dẫn chúng em Anh chỉ bày chúng em mới biết
Anh kể gia phả chúng em mới rõ [131/31]
Tiăng đứng ra sắp xếp và phân công công việc cho cộng đồng, người thì đi săn ở vùng Riăng riăp, người thì đi hái rau ở suối Dak Âr, người thì đi đến bon Pur, bon Srai, người thì đi mượn bễ thổi lửa để rèn dụng cụ… Trong cộng đồng, Tiăng luôn đứng ở vị trí thủ lĩnh, đi đầu trong mọi công việc, Tiăng đi trước và cộng đồng lũ lượt theo sau:
Xin anh Tiăng dẫn đường đi ngay Dẫn phát rẫy tại nơi rừng già Dẫn đặt đơm tại nơi dòng suối
Anh đi đầu chúng em theo sau [131/38]
Tiăng còn chỉ cho cộng đồng biết những kiêng cữ cũng nhƣ những cách ứng xử trong cuộc sống phù hợp với tập quán và quan niệm của người M’nông.
92
Qua lời của Tiăng mà cộng đồng biết đƣợc chỗ này là rừng cấm, chỗ kia là suối thần và dặn dò không ai đƣợc đụng đến. Tiăng còn có công lao to lớn trong việc tạo ra các giá trị văn hóa vật chất nhƣ tạo ra các loại chiêng ché, các loại đồng la và các loại kèn sáo… Mỗi một lần đầu thai, Tiăng lại để lại một thứ trong bụng mẹ, đầu thai vào mẹ Gar để lại Mbuăt bằng đồng; đầu thai vào mẹ Trôk để lại chiếc gươm…Nhờ thế mà Tiăng lần lượt tạo ra các đồ vật cho bon làng, về sau những đồ vật này trở thành những vật dụng không thể thiếu trong đời sống thường nhật cũng như sinh hoạt văn hóa của người M’nông. Hành trình ra đi của Tiăng là quá trình tự hoàn thiện bản thân đồng thời thể hiện khát vọng vươn lên chinh phục thiên nhiên, chinh phục đỉnh cao của người M’nông cổ xƣa.