Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG
2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông
2.2.2. Các loại nhân vật khác
2.2.2.1. Nhân vật thần kỳ
Dân tộc M’nông đƣợc xem là một dân tộc bản địa có quá trình cƣ trú lâu đời và gắn bó mật thiết với vùng đất Cao Nguyên rộng lớn với những cánh rừng già nguyên sinh ngút ngàn và những dòng thác ngày đêm tuôn chảy, gầm thét. Chính cuộc sống và điều kiện tự nhiên đó đã tạo ra những bí ẩn nằm ngoài khả năng giải thích của người M’nông cổ xưa; mặt khác với trình độ sản xuất còn thấp kém, còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đã hạn chế rất lớn đến quá trình thức nhận về các quy luật vận động, phát triển của tự nhiên cũng nhƣ của xã hội. Đứng trước những hiện tượng bí ẩn chưa thể lý giải, con người thời cổ xưa đã tưởng tượng ra một hệ thống thần linh, ma lai, bùa ngải mà ở đó mỗi một vị thần gắn liền với một hiện tƣợng tự nhiên hoặc một hiện tƣợng xã hội cụ thể nào đó. Theo suy nghĩ còn nhiều giản đơn của họ, dường như ở đâu và lúc nào cũng có các vị thần dõi theo và “giám sát” cuộc sống của con người, để từ đó sẽ phù hộ hoặc sẽ gây họa cho con người. Quan niệm vạn vật hữu linh đã chi phối mọi hành động cũng như suy nghĩ của người M’nông cổ xưa vì vậy
104
mà trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt, người M’nông thường xuyên cầu khấn thần linh. Họ cầu khấn tất cả các vị thần, từ thần rừng, thần núi, thần sông, thần mƣa gió, thần sấm sét đến những vị thần ở gốc cây, hòn đá, vũng nước v.v … Có thể nói, cả một thế giới thần thoại đã được hệ thống hoá một cách đầy đủ và đã đƣợc “bứng trồng” một cách tự nhiên vào các tác phẩm Ot Ndrong.
Thần linh có một chỗ đứng rộng rãi trong sử thi thế giới nói chung và Ot Ndrong nói riêng, mà ở nơi đó sự sáng tạo nghệ thuật còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tƣ duy thần thoại. Khi nghiên cứu về sử thi Ấn Độ, Phan Thu Hiền đã viết: “Sự xuất hiện của thần linh trong sử thi anh hùng đa phần là để tạo một ánh hào quang, tô đậm phóng đại sức mạnh, giá trị người anh hùng. Trong bức tranh có cả người anh hùng và thần linh, thường người anh hùng mới đúng là nhân vật trung tâm, thần linh chỉ giúp ánh sáng cho sự sùng bái anh hùng của một chủ nghĩa anh hùng siêu nhân, thậm chí siêu thần” [24/49]. Sử thi M’nông cũng kể về những người anh hùng có sức mạnh và vũ khí giống như thần linh, họ là những người dám tranh đua cùng với thần linh và hiện tượng thần linh giáng trần tham gia và giúp đỡ một cách vật chất cho các anh hùng trong chiến đấu thấy xuất hiện nhiều trong Ot Ndrong.
Trong sử thi M’nông thì thần linh, ma lai, bùa ngài xuất hiện với một tần suất dày đặc và chi phối mọi mặt đời sống của con người. Kiểu nhân vật này đƣợc các nghệ nhân xây dựng vừa có những đặc điểm ngoại hình cụ thể, rõ nét nhƣng lại cũng có những yếu tố rất mờ nhoè, hƣ ảo. Các nhân vật này đƣợc nghệ nhân xây dựng theo thủ pháp nhân cách hoá nên nó có những đặc điểm giống con người. Thần cũng có tên riêng, có lãnh giới và thậm chí có cả gia đình, nô lệ, tài sản. Nhân vật thần linh, ma lai, bùa ngải chỉ là hiện thực hoá, cụ thể hoá một thế lực tự nhiên nào đó của tác giả dân gian. Đây vừa là sản phẩm của quan niệm vạn vật hữu linh vừa là niềm tin hồn nhiên về sự hiện hữu của một kiểu “con người” có sức mạnh kì dị trong cuộc sống đối với tác giả dân gian. Tất cả nhân vật thần linh, ma lai, bùa ngải đều không có xuất xứ rõ ràng, cụ thể. Chúng chỉ xuất hiện khi nào có nhân vật khác nhắc đến hay tìm tới
105
chúng hoặc có khi bất ngờ xuất hiện trên đường để thực hiện một hành động nào đó.
Trong sử thi M’nông là cả một thế giới thần linh rất phong phú và đa dạng. Thần linh có mặt ở cả ba tầng của vũ trụ: tầng trời, tầng mặt đất và tầng dưới mặt đất. Trong thế giới đa thần ấy, các vị thần được khắc họa với sự đậm, nhạt khác nhau. Ngoài thần Lêt, thần Mai, thần Vah, thần Vănh đƣợc mô tả khá rõ nét thì hầu hết các vị thần trong Ot Ndrong đƣợc các nghệ nhân xây dựng đều khá mờ nhạt. Thần linh trong Ot Ndrong đƣợc các nghệ nhân xây dựng với vẻ đẹp “toàn thiện và hoàn mỹ”: Thần Bing, Jông đẹp như trời nắng, đẹp như hoa dưa gang, đẹp như cây tre non. Sức mạnh của các vị thần có thể sánh ngang với sức mạnh của bão tố, của vũ trụ, của thiên nhiên: Thần bay đi gió bão bay theo, khiến bầu trời khi mưa khi nắng, lúc tối lúc sáng. Khi nắng khi hạn, khiến dân gian phơi men không khô, ủ rượu không ngon. Mỗi một vị thần đảm nhận một chức năng khác nhau: thần giữ chân trời, thần trông coi lửa, thần ánh sáng, thần gác cổng, thần nhận dạng khách…
Thần linh trong Ot Ndrong đƣợc các nghệ nhân miêu tả rất cụ thể và sinh động. Thần cũng có ngoại hình, cử chỉ, trang phục giống con người.
Thần Bing, Jông trang phục lộng lẫy Thần đi, chân đeo vòng chân dài Cổ đeo kiểng sà xuống ngang cằm Lưng đùi chân thần mặc váy hoa Vòng chân dài sà xuống chạm đất Mũi thần đẹp như ai nắn
Mắt thần Bing đẹp như ai vẽ Khuỷu chân đẹp như có ai đẽo Hàm răng đẹp như gai dây mây Đuôi chân tóc quắp như hoa chuối Cườm đeo cổ đẹp như cần rượu
Khi thần ngồi đẹp như bụi nứa [124/654-655]
106
Các vị thần khi thì phù hộ cho bon làng, khi phù hộ cho người anh hùng chống lại các thế lực đối lập, khi thì giúp làm cây nêu, khi thì sai khiến con người làm một điều gì đó… Tính cách thần được miêu tả giống như người, thần cũng biết uống rƣợu, cũng đeo vòng kiềng, cũng mang gùi và luôn luôn gần gũi dân làng để nghe lời khẩn cầu của họ và sẵn sáng ra tay giúp đỡ. Hầu nhƣ mỗi một nhân vật anh hùng đều có một vị thần hộ mệnh: Lêt, Mai là thần của Tiăng con Rong; Grông, Griăng là thần của Yang; Ôt, Ang là thần của Ndu; Tu Rmut là thần của Lêng con Rung; Nkur Klot là thần của Mbông con Tiăng… Trong số các thần thì thần Lêt, Mai là hai nhân vật xuất hiện nhiều nhất và có mặt ở hầu khắp các tác phẩm sử thi. Hành động của hai nhân vật này thường là nguyên nhân dẫn đến sự hiềm khích, đánh nhau giữa hai lực lượng đối lập nhau. Thái độ của thần trong Ot Ndrong đôi khi cũng rất thất thường.
Trong Cây nêu thần, các thần Lêt, Mai giận vì trước đây có lần Tiăng tổ chức đánh chiêng, uống rƣợu mà quên mời thần nên thần đã không thèm đến dự lễ hội của bon Tiăng:
Thần Lêt không thèm đi uống Thần Mai không thèm đi uống Để cho Tiăng uống một mình Thần Lêt, Mai đang còn giận lắm
Vì có lần uống không mời thần [129/127]
Trong khi đó, thái độ của hai nữ thần ở tác phẩm Cướp lại bộ cồng Sơm Sơ lại ngược lại, họ lại rất nhiệt tình với người anh hùng. Biết Mbông làm sai, hai thần tìm mọi cách ngăn cản. Họ biến thành chim dữ, thành rắn để cản đường nhưng Mbong ngang bướng cứ làm theo ý thích của riêng mình nên các thần buộc lòng phải đi theo dẫn đường cho Mbông vì nghĩ đến công cúng lễ của Mbông:
Chúng em phải đi với Mbông
Chúng em đi dẫn đường cho Mbông
Có ống tép chúng em ăn trước Mbông ăn sau Ché rượu chúng em uống đầu Mbông uống sau
107
Thịt đùi gà chúng em ăn trước Mbông ăn sau
Vì vậy chúng em không thể bỏ Mbông được [66/98]
Dù có những thái độ trái ngƣợc nhau nhƣng Lêt, Mai là một cặp nữ thần thống nhất cùng tồn tại trong các tác phẩm Ot Ndrong. Thần luôn dõi theo mọi hành động của dân làng bon Tiăng để từ đó có cách “ứng xử” cho phù hợp.
Bên cạnh những gì to lớn, cao siêu mang tầm vóc vũ trụ thì các nhân vật thần linh trong Ot Ndrong cũng có những nét mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhân dân lao động. Các vị thần cũng có gia đình, vợ con; cũng suy nghĩ và hành động giống con người:
Nàng Dôi, Dai bon ở trên trời Hai nàng đang ngồi trước cửa nhà Dôi ngồi kéo chỉ, Dai thì thêu khăn Hai nàng đang cặm cụi làm [131/57]
Trang sức của thần cũng là những vật dụng rất quen thuộc trong đời sống của người M’nông:
Nàng sửa soạn nữ trang cho đẹp Nàng chuẩn bị mọi thứ cần dùng Nàng mang theo cả khay trầu cau Hai nàng mang theo chiếc vòng đeo tay Hai nàng mang theo chiếc vòng đeo cổ Hai nàng vấn chiếc váy hoa [131/59]
Thần linh thường xuyên tham gia vào hoạt động của bon làng và gần như chi phối tất cả mọi hành động của nhân vật anh hùng. Người M’nông luôn có một niềm tin thiêng liêng vào thần linh. Họ cho rằng thần linh có ở mọi nơi vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa hay sắp làm một công việc gì hệ trọng, người M’nông đều thực hiện các nghi thức cúng khấn thần linh, cầu mong các vị thần phù hộ. Trong Ot Ndrong, thần linh được các nghệ nhân xây dựng theo phương thức nhân cách hoá nên thần linh cũng mang tất cả những đặc điểm của con người. Thế giới thần linh trong Ot Ndrong là sự mô phỏng cuộc sống của người M’nông thời cổ xƣa, đƣợc thông qua lăng kính thần thoại. Thần linh và con
108
người cùng chung sống, cùng sinh hoạt với nhau, giữa con người và thần linh gần như không có khoảng cách. Thần Dôi, Dai và người anh hùng bon Tiăng gắn bó với nhau thân thiết như những người anh em ruột thịt.
Chúng em chính là Dôi, Dai thần lúa Chúng em đi thăm bon Tiăng
Đã xa nhau lâu lắm nhớ thương Đến thăm nhau cho thoả tấm lòng Một con thằn lằn ăn chung với Tiăng Một con gà ăn chung với Tiăng [131/67]
Thần cũng có khi nhẹ dạ cả tin và dễ bị mắc lừa. Vì nghe lời của Sơng, Dong con Nge mà thần Ndu con Puh đã mở hang gió bão để làm hại bon Tiăng, khiến cho rẫy của bon Tiăng bị mất mùa. Tin lời Sơng, Dong con Nge mà thần Ndu:
Nên họ bảo anh phải mở gió bão Họ bảo anh mở gió, thả bão Nên vườn đậu dân làng bị hư Nên rẫy lúa dân làng bị hư
Nên gốc cây đa phải bị gió xoáy [131/119]
Thần cũng mắc sai lầm và khi đã phạm sai lầm thần cũng biết xin lỗi nhƣ con người. Khi biết mình đã mở hang gió bão, vô tình gây hại cho bon Tiăng, Ndu, Yang con Puh rất đau lòng, biết ăn năn và nhận lỗi lầm - mặc dù lỗi lầm này là bị mắc oan.
Từ ngày xưa cho đến bây giờ Anh chưa hề đan sai một lát tre Anh dệt vải cũng chưa hề rối chỉ Họ nói sai nên anh làm sai Nên anh mở gió quá sớm
Các em có trách thì việc đã qua rồi Xin các em thương lấy bụi khoai
Xin các em thương lấy bụi mía [131/19]
………
109
Anh thành thật xin lỗi Lêng Xin Lêng tha tội cho anh
Lêng có đánh chết anh cũng đành lòng Anh cũng vui vẻ đi xuống bon Phan Lêng có thương thì tha cho anh
Lêng có thông cảm thì bỏ qua cho anh [131/119]
Trong những cuộc chiến của người anh hùng đều có sự tham gia giúp sức của thần linh. Các vị thần tuy không chia thành phe phái nhƣng luôn đứng về hai lực lượng đối lập nhau để ủng hộ hoặc chống đối. Trong nhiều trường hợp khi thì các thần nhập hồn vào người anh hùng để trợ giúp người anh hùng:
Thần Lêt Mai nhập hồn vào Tiăng Thần Krăch nhập hồn vào anh Yang
Thần Krong nhập hồn vào anh Yơng [7/205]
khi thì các vị thần trực tiếp giao chiến làm cho cuộc chiến của con người trở thành cuộc chiến giữa các vị thần. Thần của hai phe giao chiến với nhau một cách dữ dội, khi thì ở trên trời, khi thì ở mặt đất, khi thì ngoài biển cả.
Thần Bing con Kach bước xuống đất Thần Jông con Kach bước xuống đất Dâng nước gạo nửa ống tre nứa Dùng nước gạo vãi lên bầu trời Cơn mưa to trên trời đổ xuống Dòng nước lũ chảy ngược về nguồn Cơn mưa to bị thần quét sạch
Cơn sét to bị thần quét đi
Đám mây đen bị thần quét sạch [124/979]
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy thần linh trong Ot Ndrong không có quyền uy tuyệt đối, không ngự ở một chốn thiêng nào cả. Thần cũng làm những công việc thường ngày của con người nơi trần thế (điều này có nhiều khác biệt so với các vị thần trong sử thi của Hy Lạp, Ấn Độ, Êđê). Thần Lêt, thần Mai cũng biết dệt vải, thêu váy áo giống như các thiếu nữ người M’nông; đồng thời
110
các thần cũng nhỏ nhen, bực tức khi bon Tiăng tổ chức uống rƣợu mà không mời và vì vậy mà thần đã tìm mọi cách để làm hại bon Tiăng…
Thần linh trong sử thi M’nông thực sự là “bộ máy hô hấp” góp phần quan trọng làm nên cái hơi thở phập phồng của đời sống sử thi. Mỗi nhân vật chính trong sử thi M’nông thường có một “gia đình thần linh phù trợ”. Thế giới thần linh trong Ot Ndrong là sự mô phỏng cuộc sống của người M’nông thông qua lăng kính của tƣ duy thần thoại.
Trong sử thi M’nông, mỗi vị thần đảm nhận một chức năng và vai trò khác nhau, thần Ting, Mbong con Jri (thần cây đa) anh của các nữ thần Deh, Dai, Lêt, Mai…làm nhiệm vụ kiềm chế, ngăn cản các hành vi gian dối của nữ thần Lêt, Mai khi hai vị thần này thổi ngải gây nên những hiềm khích dẫn đến đánh nhau giữa bon Tiăng với bon Kră, Năng. Thần Lêt, Mai là hai nữ thần phù trợ cho bon Tiăng nhƣng cũng có khi lại làm hại bon Tiăng. Hai thần làm hại bon Tiăng vì bon Tiăng mở tiệc, uống rƣợu mừng Ndu đến thăm mà không khấn vái và báo thần đến dự. Lêt và Mai là hai vị thần xuất hiện nhiều nhất trong sử thi M’nông. Hành động của hai vị thần này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những hiềm khích và những trận đánh nhau giữa các nhân vật anh hùng trong Ot Ndrong. Thần Deh, Dai là hai nữ thần đƣợc Ting giao nhiệm vụ theo dõi các hành vi của các nữ thần Lêt, Mai. Tuy nhiên do bản tính hồn nhiên, cả tin nên Deh, Dai đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thần Krong, Dong là thần âm thanh của chiêng, đồng la. Khi Tiăng tổ chức đánh chiêng, đồng la thì hai vị thần này có nhiệm vụ mang âm thanh đến tai nữ thần Lêt, Mai cũng nhƣ các vị thần khác. Thần Vah, Vănh là các nữ thần bùa ngải và các vị thần này thường hay xui khiến con người làm theo ý muốn của chủ ngải...
Ngoài ra còn có nhiều vị thần khác nhƣ thần núi, thần sông, thần cây đa, thần Briăng, thần Yung…Mỗi khi bon làng thực hiện một chuyến đi xa hay đánh nhau với các lực lượng thù địch thì bao giờ người ta cũng khấn cầu thần linh và mong muốn thần linh sẽ luôn phù hộ cho cuộc sống của họ. Trong sử thi M’nông, thần linh xuất hiện với một tần suất cao, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, luôn chi phối và tác động đến cuộc sống của con người.
111
Một điểm đáng lưu trong sử thi M’nông là bùa ngải, ma lai. Bùa ngải, ma lai có vai trò rất quan trọng trong việc kết cấu nên cốt truyện Ot Ndrong, nó đã chi phối mạnh mẽ đến sử thi cũng nhƣ đời sống thực tế của dân tộc M’nông thời cổ xưa. Trong tâm thức của người M’nông thì bùa ngải có sức mạnh vạn năng, nó có khả năng sai khiến con người, reo rắc mầm bệnh, chết chóc cho con người. Trong sử thi M’nông thì Vah, Vănh chính là thần ngải luôn luôn làm theo sự sai khiến của chủ nhân và gây ra biết bao tai họa, rắc rối cho con người. Củ ngải cũng có linh hồn, có phép màu nhiệm làm cho con người có thể chết đi sống lại. Đây hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng hoang đường nhưng người M’nông lại tin rằng điều đó là có thật. Ngải có nhiều loại: ngải làm cho người ta yêu nhau, cho thân thể ngứa ngáy, cho người ngủ say miệng không kịp khép, ngải làm nứt tảng đá, ngải làm cho người chết sống lại một cách dễ dàng, v.v… Bùa ngải xuất hiện trong Ot Ndrong nhƣ là một ma thuật.
Nó là phương tiện linh nghiệm để một số nhân vật thực hiện ý muốn của mình.
Niềm tin vào ma lai, bùa ngải là một niềm tin mang tính phổ biến không chỉ của dân tộc M’nông mà của hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên, nó là yếu tố thần kỳ độc đáo tạo nên nét khu biệt giữa sử thi M’nông với sử thi thế giới. Bùa ngải trong sử thi M’nông nhiều khi còn đắc lực hơn cả thần linh. Khi bế tắc, họ dùng ngải làm bùa ếm đối phương để thực hiện mục đích; khi những người anh hùng chẳng may tử thương, đồng minh của họ dùng bùa ngải để cải tử hoàn sinh cho họ…Ví dụ trong sử thi Bắt con lươn ở suối Dak Hŭch khi bị chị em Jrai, Jrah “nhốt hồn trong ché có nắp” khiến “một lúc chết tám người anh hùng” bên phe Tiăng thì họ đƣợc các thần Ting, thần Mbông con Jri lấy hòn đá thần quan sát thấy hồn của họ bị nhốt “vào cái ché trắng” bèn sai các nữ thần Lêt, Mai đi lấy hồn họ về, cứu sống những người anh hùng.
Nếu nhƣ ở Iliat, thế giới thần linh ngự ở trên đỉnh Ôlanhpơ và đã chia ra đẳng cấp để tranh giành lẫn nhau, quyết định số phận những người anh hùng thì thần linh trong Ot Ndrong lại hồn nhiên, đơn giản, gần gũi với thế giới con người. Thần cũng đan xọt, cũng đi xúc tôm bắt cá, cũng thêu dệt váy áo, cũng uống rượu cần như con người. Trong Ot Ndrong giữa thần linh và con người