Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi M’nông

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 161 - 168)

Chương 3. VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA SỬ THI M’NÔNG

3.5. Cách thức xây dựng nhân vật của sử thi M’nông

Cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng trong thi pháp để có thể xác định đƣợc sự khác biệt giữa các tiểu loại sử thi. Trong sử thi cổ điển đã xây dựng đƣợc những nhân vật anh hùng mang lý tưởng của thời đại, mà qua đó con người thời xưa đã gửi gắm ước mơ, khát vọng về một nhân vật với vẻ đẹp toàn bích và hoàn mỹ. Còn trong sử thi cổ sơ (sử thi thần thoại), nhân vật trung tâm cũng mang lý tưởng thẩm mĩ của thời đại nhƣng nó không đƣợc hoàn hảo, mỹ lệ nhƣ trong sử thi cổ điển. Đó là khoảng cách phân biệt rõ ràng nhất khi so sánh sử thi cổ điển với sử thi cổ sơ về cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật trung tâm. Để làm rõ điều này, chúng tôi so sánh cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê, sử thi Hy Lạp với nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông.

Trong sử thi, khi xây dựng nhân vật anh hùng, tác giả dân gian thường hướng tới hình mẫu của một con người lí tưởng. Chính vì thế nhân vật trung tâm của sử thi bao giờ cũng là con người toàn thiện, hoàn mĩ về tất cả các mặt:

sức mạnh, tài năng, trí tuệ, ngoại hình, trang phục, vũ khí…

Nhƣ chúng ta đã biết, sử thi ra đời vào thuở bình minh của lịch sử loài người, phản ánh những biến cố lớn lao của thời đại khi xã hội chuyển mình từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang hình thái tổ chức cao hơn. Sử thi cổ sơ M’nông và sử thi cổ đại của thế giới nói chung (ở đây thuật ngữ sử thi cổ sơsử thi cổ đại đƣợc chúng tôi sử dụng theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay: sử thi cổ sơ (épopée archaique) ra đời trong giai đoạn chƣa có quốc gia còn sử thi cổ đại (épopée antique) xuất hiện khi xã hội đang trong thời kì vân động để hình thành mô hình nhà nước sơ khai) bên cạnh những điểm tương đồng phổ

162

biến của thể loại còn có những nét khác biệt do xuất phát từ thời đại, dân tộc và nền văn hoá khác nhau.

Theo chúng tôi, trong hầu hết sử thi M’nông, các cuộc chiến tranh chủ yếu xuất phát từ thế giới con người thì ở sử thi Hy Lạp, nguyên nhân chiến tranh thường bắt nguồn từ thần linh. Còn xét về mục đích sâu xa, chiến tranh trong sử thi M’nông mới chỉ nhằm thống nhất các thị tộc thành liên minh lớn hơn còn chiến tranh trong sử thi Hy Lạp đã hướng đến việc hình thành mô hình nhà nước sơ khai (tiền nhà nước). Khi miêu tả chiến tranh, sử thi M’nông còn rất mộc mạc và thô sơ, chƣa thể tạo nên những bức tranh trận mạc hoành tráng, các nhân vật anh hùng đƣợc xây dựng một cách công thức, chƣa có tính cách riêng. Trong khi đó, nghệ thuật miêu tả chiến trận của sử thi Hy Lạp đạt đến độ mẫu mực, điển hình với một phong cách ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng, sử thi Hy Lạp đã tạo đƣợc những con người bất hủ: Asin, Hécto, Patrôclơ… Họ hội tụ những phẩm chất lớn lao của dân tộc, đồng thời lại có cá tính riêng độc đáo. Trong khi đó, người anh hùng trong Ot Ndrong chỉ anh hùng qua ý chí, quyết tầm, còn khi hành động, họ hạn chế đến mức nếu không có sự can thiệp của thần linh, bùa ngải thì phần thắng chƣa chắc đã thuộc về họ.

Về cách thức xây dựng nhân vật, giữa sử thi M’nông và sử thi Êđê cũng có sự khác nhau, những sự khác nhau đó cho chúng ta có thêm cơ sở để thấy đƣợc tính chất cổ sơ của sử thi M’nông. Trong sử thi Êđê, Đam San được miêu tả như một sự hoàn mĩ. Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khoẻ đẹp và oai phong. Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre… Mặt Đam San đỏ bừng hơi men, hay vì giận dữ. Lúc anh cười miệng đỏ như dưa gang. Môi mỏng như lá tỏi. Cổ trơn tru đẹp như quả cà chín. Đam San đƣợc nghệ nhân miêu tả có giọng nói sang sảng, vang động khắp núi rừng. Trang phục của Đam San thể hiện đƣợc sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quấn chéo một tấm mền chiến, có đủ gươm giáo

163

Chàng ta mang tấm áo choàng trên vai, tay đeo vòng, tay cầm gươm trạm trổ và sắc bén…”. Đam san không những có ngoại hình oai phong, lẫm liệt mà chàng còn có khát vọng cháy bỏng để chinh phục những đỉnh cao của thời đại.

Tài năng, phẩm chất của Đam San đƣợc thể hiện rõ nhất trong cuộc giao chiến với các Mtao. Mục đích của cuộc chiến là cứu người vợ bị cướp, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng, giữ gìn sự bình yên, giàu có của buôn làng.

Đam San đƣợc nghệ nhân xây dựng với vẻ đẹp tráng lệ, gần nhƣ là hoàn hảo, chàng oai hùng và đẹp trong mọi tình huống: bắt voi dữ, chặt cây thần, giao đấu với kẻ thù, đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ… Đam san chƣa bao giờ thôi khát khao để chinh phục những đỉnh cao của thời đại.

Sau tất cả các sự kiện, dù có trọng đại và lớn lao đến đâu thì chàng cũng chỉ “nghỉ một ngày, một buổi tối và một buổi chiều” rồi chàng lại tiếp tục

“lên đường” đi chinh phục những khát vọng, lý tưởng mới. Khát vọng cháy bỏng của chàng Đam San là đi bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ. Lần này chàng quyết ra đi để bắt Nữ thần Mặt Trời về làm vợ và trước khi chàng đi, Đam Pac Quây đã can ngăn chàng và cho chàng biết rằng đã có bao nhiêu tù trưởng khoẻ mạnh, oai dũng đã chết ở nơi ấy, nhưng Đam San vẫn quyết tâm đi tới chỗ mình muốn. Khi đến thế giới của Nữ thần Mặt Trời, chàng đã bị Nữ thần Mặt Trời từ chối lời cầu hôn, Đam San cương quyết quay trở về, bất kể sự ngăn giữ của Nữ thần. Và cuối cùng, là cái chết bi tráng của người anh hùng trong rừng lầy sáp đen của bà Sun Y Rít. Tóm lại, hình tƣợng Đam San đã đƣợc các nghệ nhân dân gian Êđê xây dựng đạt tới sự hoàn thiện (với ý nghĩa các mặt đều có phẩm chất cao quý nhất) và toàn mỹ.

Dưới đây chúng tôi đưa ra một số điểm chính trong cách thức xây dựng hình tƣợng nhân vật trung tâm của sử thi M’nông, để trên cơ sở đó thấy đƣợc sự khác biệt tương đối giữa sử thi Êđê và sử thi M’nông.

Trong sử thi M’nông, Lêng cũng đƣợc xây dựng là nhân vật anh hùng, chàng là biểu tƣợng đại diện cho sức mạnh, sự tài giỏi, lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu phi thường, là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng chinh phục

164

đỉnh cao của người M’nông. Sau rất nhiều lần đầu thai, cuối cùng chàng đầu thai vào bụng mẹ Dŭm. Lêng vốn là “nửa con thần, nửa con người”, “mặt Lêng giống nhƣ mặt thần, trong mắt Lêng chói nhƣ ngọn lửa”. Khả năng, sức mạnh của Lêng đƣợc vẽ ra ngang tầm sức mạnh của vũ trụ:

Trong người Lêng có lửa phun ra Trong người Lêng có nước chảy ra Mặt trời, mặt trăng Lêng sẵn trong ngực Lửa Lêng để sẵn trong đầu

Hét một tiếng là lửa phun ra [114/70]

Khi mới lớn, tính khí của Lêng thật dị thường, luôn gây sự vô cớ với mọi người xung quanh, rất ngang ngược và bướng bỉnh:

Lêng cầm dao, chém người bằng dao Lêng hái cà, ném người bằng cà

Lêng cắm chông, ném người bằng chông Rủ uống rượu đánh người bằng ngõ [114/516]

Khi lớn lên, Lêng là một người dũng mãnh, xông xáo, bao giờ cũng là người đi tiên phong trong mọi công việc, luôn hành động vì danh dự, quyền lợi và khát vọng của cộng đồng. Với sức mạnh và sự tài giỏi, Lêng đã vƣợt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành đƣợc những chiến công vang dội, đem lại cuộc sống bình yên, no đủ cho cộng đồng: Lêng đã vƣợt qua nanh vuốt của những loài thú dữ, chết đi sống lại để đi xuống Phan cứu hồn Tiăng, rước hồn Tiăng trở về; Lêng đã cứu đói cho dân làng khi thiên tai đói kém xảy ra với bon Tiăng; Lêng là người dựng được cây nêu thần... Đồng thời Lêng là người rất căm ghét cái ác, cái xấu và luôn trừng phạt kẻ xấu đã gieo rắc tai hoạ, phá vỡ cuộc sống yên vui của cộng đồng. Sức mạnh của Lêng là sự tổng hợp sức mạnh của nước và lửa để tạo nên sức mạnh siêu nhiên, sức mạnh thần thánh.

Nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông cũng đại diện cho lý tưởng, khát vọng của cộng đồng nhưng không hẳn là người anh hùng với vẻ đẹp hoàn thiện và toàn mỹ. Bên cạnh một Lêng tài dũng hơn người là một Lêng ngang ngược

165

và hay chống đối. Vì ngang ngƣợc mà Lêng không chịu lấy “con cô, con bác”

như luật tục đã định sẵn. Chàng đi cướp nàng Bing, Jông con Jri về làm vợ và chính vì thế mà đã gây ra những cuộc chiến liên miên giữa hai thị tộc Jri và Rong. Trong những cuộc giao tranh, Lêng không phải là người lúc nào cũng thắng, cũng có lúc Lêng là kẻ bại trận:

Lêng múa gươm đánh Briăng không trúng

Lêng con Rung phải bỏ chạy

Không đấu nổi với con Briăng, Klang.

So về tầm vóc thì nhân vật anh hùng trong sử thi cổ điển có tầm vóc to lớn, kì vĩ hơn. Họ là những người anh hùng thuần khiết, được đặt trong không gian chiến trận thuần tuý. Đó là cuộc đối đầu giữa Asin và Hecto trong Iliat trên chiến trường Tơroa với đạn bay vèo vèo, thành đô bốc cháy, ngả nghiêng… hay trong Ramayana nổi bật lên hình ảnh hoàng tử Rama trên chiến trường ác liệt với cung tên, đất đá bay rào rào… Còn người anh hùng trong sử thi M’nông lại hoạt động trong một phạm vi mang vẻ đời thường, họ ít có dáng dấp của người anh hùng thuần khiết. Do đó, cũng có phần giản đơn, thô sơ, đôi khi họ không có khả năng quyết định sự thắng bại. Nhân vật Lêng đôi khi cũng bị thất bại hoặc có những lúc giành đƣợc chiến thắng là do sự trợ giúp của thần linh và bùa ngải. Trong sử thi cổ điển, chiến thắng mà người anh hùng giành đƣợc chủ yếu là sức mạnh thật sự của chính bản thân họ. Nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông chưa phải là một nhân vật cá thể, một người anh hùng kiệt xuất tập trung toàn bộ tinh hoa của cộng đồng nhƣ Dam San, Dam Di của Êđê hay như Asin, Hécto của Hy Lạp mà thường là một tập thể anh hùng, với một vài ba nhân vật đại diện cho cộng đồng nhƣ Lêng, Yang, Mbông…

Tính chất cổ sơ của sử thi M’nông còn đƣợc thể hiện rõ qua việc nghệ nhân miêu tả các nhân vật anh hùng trong chiến trận. Trong Ot Ndrong, các nhân vật giao tranh với nhau bằng tay, bằng chân, vũ khí thì bằng đơm, bằng dây, bằng chài đá, trang phục thì bằng áo nước, áo sương và thường phải nhờ đến sự trợ giúp của thần linh. Khi viết bài giới thiệu sử thi Rôch, Rông bắt hồn

166

Lêng, Trần Thị An đã có những nhận xét rất chính xác khi nói về tính chất cổ sơ của sử thi này nói riêng cũng nhƣ toàn bộ kho tàng sử thi M’nông nói chung.

Tác giả viết: Tính chất thô sơ đƣợc thể hiện man mác khắp tác phẩm này…

Các hành động mà các anh hùng phô diễn sức mạnh của mình là: “vật”, “đè”,

“ôm”, “đẩy tay”, “móc chân”, “lôi”, “ôm chặt”, “ôm dính”… Đoạn miêu tả này cho thấy trí tưởng tượng của nghệ nhân dân gian qủa là chưa được cất cánh.

Khó có thể hình dung đƣợc đây là sự phô diễn của các anh hùng đại diện cho hai bon làng hùng mạnh. Vũ khí mà họ sử dụng, từ đầu đến cuối, ngoài lao, dao, gươm (thực ra ít thấy họ sử dụng) còn có chài, đơm, các loại dây (rất hay đƣợc sử dụng và rất có hiệu qủa). Các loại vũ khí này xem ra vẫn khá thô sơ và việc “đơm” một người anh hùng như Yang không khác xa việc đơm một con cá. Người hát/kể vẫn mang những hiểu biết của mình trong đời sống hằng ngày thật thà kể lên trong bài hát/kể mà chƣa có gia công nghệ thuật bao nhiêu [1/63].

Ở đây xin bàn thêm về ý kiến của Bùi Thiên Thai khi viết bài giới thiệu sử thi Con đỉa nuốt bon Tiăng. Trong bài viết này, ở kết luận thứ ba, Bùi Thiên Thai cho rằng đây là một sử thi anh hùng, khác với những sử thi thần thoại của dân tộc Mơ Nông đã được biết đến trước đây [82/39]. Tuy nhiên qua khảo sát tác phẩm này và hệ thống Ot Ndrong chúng tôi không thấy đƣợc tính chất nổi trội của loại hình sử thi anh hùng, mà nó vẫn mang đậm tính chất của sử thi thần thoại (sử thi cổ sơ). Trong bài viết của Bùi Thiên Thai, nhiều chỗ tác giả cũng cho ta thấy đƣợc tính chất cổ sơ của tác phẩm này. Khi viết về đoạn mẹ đỉa Glu nuốt người của bon Tiăng, tác giả viết mẹ Glu ói ra người bon Tiăng, ai nấy đều bị xỏ bằng dây sắt và trói vào gốc cây [82/33]; Khi viết về đoạn đối thoại giữa thần Ting, Mbong với thần Lết, Mai, tác giả viết thần Lết, Mai cố chối cãi liền bị thần Ting túm tóc. Búi tóc xổ tung làm rơi những lát ngải; còn khi nói về cuộc giao tranh giữa những người anh hùng bon Tiăng với mẹ đỉa Glu, tác giả viết Nhân lúc bon Ndu, Yang con Glu ngủ say, Lêng ra hiệu cho cả bọn xông vào đè anh em con Glu xuống. Họ vùng vẫy, vật lộn khiến nhà cửa, chiêng ché, cây cối đều đổ ngã, vỡ nát, đất đai sụt lở… Lêng con Rung trèo lên

167

ngọn đa quang chài đá chài đồng đánh úp đàn con Glu. Họ vùng vẫy xé chài và chạy thoát. Hai bên xông vào đánh giáp lá cà không phân thắng bại. Thần Bing, Jông con Sôch bèn nghiêng ché nhỏ đổ ra ngọn lửa, thổi sáo cho lửa cháy, dùng nia quạt ra gió bão khiến cho gió xoáy thổi ngọn lửa bùng lên tận trời xanh, cháy lan khắp suối khắp rừng [82/34]. Qua dẫn chứng ở trên, chúng ta thấy đƣợc tính chất thần thoại, cổ sơ của Ot Ndrong, nó phản ánh trình độ sản xuất, khả năng chinh phục tự nhiên còn thấp kém của người M’nông. Sự sùng bái, lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên còn cho thấy người M’nông qua sử thi đang ở vào thời kỳ sơ khai trong lịch sử xã hội loài người.

Qua sự so sánh nhƣ trên, chúng ta có thể thấy đƣợc những điểm khác nhau cơ bản giữa sử thi cổ sơ và sử thi cổ điển. Rõ ràng, nhân vật anh hùng trong sử thi cổ điển là một con người hoàn thiện từ ngoại hình đến cốt cách.

Còn nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông đƣợc xây dựng còn nhiều khiếm khuyết, chƣa hoàn hảo, có tính hai mặt tốt và xấu. Sự khác nhau giữa thi pháp của sử thi cổ sơ và sử thi cổ điển còn biểu hiện ở chỗ: dạng phức hợp trong sử thi cổ điển chủ yếu đƣợc xây dựng trên bình diện văn học nghệ thuật (ngôn ngữ trần thuật khách quan của văn xuôi, ngôn ngữ mang tính nhạc của thơ và ngôn ngữ mang tính hành động của kịch). Còn dạng nguyên hợp trong sử thi M’nông còn vƣợt ra cả ngoài bình diện văn học để kết hợp với các bình diện khác trong thượng tầng kiến trúc xã hội như tôn giáo (dưới dạng ma thuật), triết học (suy nguyên về hình thành vũ trụ, con người). Đó là sức mạnh vạn năng của bùa ngải, là sự linh nghiệm của hòn đá bói. Trong sử thi M’nông có nhiều chất liệu của truyện thần thoại suy nguyên về vật tổ tô tem như con bướm, con chuồn chuồn, cây đa, cây chuối rừng… Tóm lại, mặc dầu cảm hứng ca ngợi người anh hùng chiếm ƣu thế nhƣng bên cạnh đó, cách lý giải chiến công và chiến thắng của người anh hùng trong sử thi M’nông còn cho thấy một quan niệm ấu trĩ trong tuổi thơ của nhân loại ở cộng đồng người M’nông. Cũng vì chủ yếu miêu tả nhân vật ở hành động bên ngoài mà sử thi M’nông ít đi sâu khám phá tâm hồn của con người. Vì thế nếu sử thi cổ điển ở một giai đoạn muộn hơn trên hành trình tiến hoá của nhân loại mà ở đó những hành động của con người

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 161 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(337 trang)