Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG
2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông
2.2.2. Các loại nhân vật khác
2.2.2.2. Nhân vật người đẹp
Mô típ dũng sĩ - người đẹp thường xuất hiện trong các tác phẩm sử thi và truyện cổ dân gian của nhiều dân tộc. Trong Ot Ndrong, nhân vật người đẹp đã góp phần tạo nên bức tranh sử thi đa âm thanh, nhiều màu sắc. Người đẹp là khởi nguồn của những khát khao muốn chiếm đoạt, thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cuộc “đọ khiên, đấu lao” giữa những người anh hùng với các thế lực đối lập. Nhân vật người đẹp trong sử thi M’nông được các nghệ nhân khắc hoạ mang vẻ đẹp “hoàn thiện, toàn mỹ”. Họ thường là vợ hoặc chị
113
em của nhân vật anh hùng, thường xuất thân từ những gia đình giàu có và rất thế lực. Họ là những người rất đẹp và rất giỏi giang, đẹp rực rỡ như những bông hoa giữa núi rừng Tây Nguyên, vừa lộng lẫy, vừa e ấp và đã tạo gợi cho người anh hùng những ham muốn được chiếm đoạt.
Nhìn chung, tất cả những người phụ nữ có nhan sắc, có tài sản và quyền uy đều trở thành mục tiêu chiếm đoạt của nhiều đối tƣợng. Sự chiếm đoạt trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những trận chiến đấu quyết liệt và kéo dài.
Điều đáng lưu ý là không phải chỉ có nhân vật đối lập hoặc nhân vật tượng trưng mới chiếm đoạt người đẹp mà cả nhân vật anh hùng cũng bằng nhiều cách khác nhau đã cố tình chiếm về cho họ những phụ nữ xinh đẹp, tài năng.
Mặc dù không tham gia chiến trận, không trực tiếp tổ chức lao động sản xuất nhưng nhân vật người đẹp giữ một vai trò quan trọng đối với quyền lợi vật chất và tinh thần của cộng đồng. Trong sử thi M’nông, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh: trả thù, đòi nợ, cướp/giành lại vật quý, mở rộng đất đai…
nhƣng có thể nói một trong những nguyên nhân quan trọng nhất và đáng kể nhất đó là những cuộc chiến tranh cướp/giành/giữ người đẹp. Trong nhiều trường hợp, người đẹp là mục đích, là động cơ trực tiếp của những cuộc chiến tranh chiếm đoạt. Người anh hùng trong sử thi M’nông sẵn sàng lao vào những cuộc chiến để cướp người đẹp, để giữ người đẹp hoặc giành lại người đẹp đã bị cướp.
Nhân vật người đẹp trong Ot Ndrong tham gia vào hầu hết các hoạt động của đời sống sử thi. Họ xuất hiện trong những dịp lễ hội, người nào cũng xinh đẹp, trẻ trung và duyên dáng:
Nhiều gái tơ đẹp như đọt chuối Nhiều trai trẻ đẹp như đọt jơk Phụ nữ tóc dài như lông rtiăng
Gái tơ làng chuyên việc kéo chỉ [7/15]
Người đẹp trong sử thi M’nông được các nghệ nhân xây dựng mang những đặc điểm chung, nó nhƣ là những công thức, những cấu kiện đã đƣợc đúc sẵn. Chúng ta có thể khái quát đƣợc những đặc điểm chung của các nhân
114
vật người đẹp. Những đoạn miêu tả như thế này xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm Ot Ndrong:
Gái tóc dài như lông cây rừng Vòng chân sáng như cháy rừng
Vòng đeo tai dài xuống như dây mpol Cặp vú tròn như hoa chuối…
Qua cách miêu tả của các nghệ nhân, vẻ đẹp của người phụ nữ M’nông hiện lên thật sinh động và ấn tƣợng:
Đôi vú nàng lú như bắp chuối Nàng bới tóc mướt như lông én Nàng cười giòn như gà rừng gáy Dáng nàng ngồi đẹp như bụi nứa Tiếng cười giòn như hạt gạo rang Hàm răng đẹp như gai cây mây Đuôi tóc xoăn như vỏ hoa chuối…
Hay:
Đùi nàng trắng nõn như cây chuối non Hàm răng nhọn như gai cây mây
Vẻ đẹp hấp dẫn đó đã tạo gợi những khát khao muốn chiếm đoạt của những người anh hùng. Vẻ đẹp của người con gái M’nông đã làm choáng ngợp cả thiên nhiên. Dường như tất cả những gì tinh khiết nhất, lộng lẫy nhất của núi rừng Tây Nguyên đều đƣợc kết đọng lại để tạo nên vẻ đẹp của những cô gái M’nông:
Bing đẹp như trời mùa thu Bing đẹp như hoa dưa tháng ba Lời Bing nói giòn như tre nổ Đôi chân Bing như ai đã đẽo Sống mũi Bing như ai đã nặn
Hai hàm răng nhọn như gai mây [129/187]
115
Ngoài vẻ đẹp hình thể, nhân vật người đẹp còn được các nghệ nhân miêu tả khá kỹ lƣỡng về những công việc cụ thể của họ nhƣ giã gạo, bổ củi, nấu cơm, kéo sợi…
Dệt chăn nhỏ đổi được một ché Dệt chăn to đổi được một trâu Dệt chăn đỏ đổi được bộ chiêng Thêu hình tôm, tôm như biết bò Thêu hình cua, cua như biết đi
Thêu hình chim cu, chim cu biết hót [7/141]
Và đây là công việc giã lúa, bổ củi, nấu cơm:
Họ giã lúa không nghỉ một ngày Họ bổ củi không nghỉ một ngày
Ngày nào cũng nấu cơm đãi khách [7/147]
Nhân vật nữ với sắc đẹp “danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi” là niềm mơ ƣớc chiếm đoạt của biết bao chàng trai, là nỗi thèm khát của bao tù trưởng giàu mạnh. Trước vẻ đẹp của nàng Bung (trong tác phẩm Cướp Bung con Klêt), chàng Lêng đã gạt sang một bên những cô gái mà gia đình đã lựa chọn để đi cướp người con gái khác về làm vợ. Vẻ đẹp của nàng Bung đã làm cho Lêng ngày đêm ao ƣớc, mong chờ. Khát vọng ấy đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy Lêng lên đường để đi cướp người đẹp. Khát khao muốn được sở hữu người đẹp đã tiếp thêm sức mạnh cho Lêng chiến đấu và chiến thắng đối phương. Có thể nói, cướp người đẹp - phương thức lấy vợ đặc biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông nói riêng và sử thi thế giới nói chung là một trong những nguyên nhân chính khơi nguồn cho những cuộc chiến. Chinh phục người phụ nữ xinh đẹp và giàu có là mục tiêu mà bất kì người anh hùng nào cũng đều ước mơ vươn tới và khát khao giành lấy. Chiếm hữu người phụ nữ xinh đẹp và giàu có bằng vũ lực chính là cách người anh hùng “khoe” sức mạnh và phô trương uy thế của mình.
Người đàn ông trong sử thi M’nông luôn có những khát khao muốn chiếm đoạt ngươi đẹp. Chiếm đoạt được người đẹp cũng đồng nghĩa với việc
116
sở hữu thêm nhiều đất đai, tài sản khác. Theo chúng tôi, các cuộc chiến tranh giành người đẹp trong sử thi M’nông chắc chắn không hẳn vì tình yêu, vì sự chung thuỷ trong đời sống vợ chồng. Đó thực chất là những cuộc chiến để tiến hành chiếm đoạt hoặc bảo vệ quyền lợi vật chất và giá trị tinh thần to lớn của cộng đồng.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhân vật người đẹp trong sử thi M’nông luôn ở trong thế bị động, chấp nhận mọi tình huống, mọi hoàn cảnh xảy đến với mình. Khi bị chiếm đoạt, ban đầu họ chỉ có những phản ứng yếu ớt nhưng sau đó lại sẵn sàng làm vợ, “bước vào buồng chung chăn gối” với người chồng mới. Mặc dù bị cưỡng bức, chiếm đoạt nhưng dường như không thấy nhân vật người đẹp phản ứng hoặc chống đối gì. Họ “ngoan ngoãn” về với người chồng mới và không thấy tìm cách để trở về đoàn tụ với người chồng trước. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể vội vàng nhận xét đây là sự phản bội của người vợ đối với người chồng theo quan niệm hôn nhân một vợ, một chồng. Với họ, sự thuỷ chung không phải là tiêu chuẩn hàng đầu, là thước đo mức độ đức hạnh trong đời sống vợ chồng. Và chúng ta chỉ có thể giải thích được điều khác thường này qua nhận xét của E. Mêlêtinxky: “Sự kết hôn của người dũng sĩ trong những tác phẩm sử thi cổ xưa thường không tượng trưng cho sự thành lập gia đình mà tƣợng trƣng cho sự thành lập thị tộc - bộ lạc”
[83/188].
Trong sử thi M’nông, nhân vật người đẹp gần như không có vai trò gì trong sự phát triển của nội dung tác phẩm. Vai trò của họ khá mờ nhạt, đứng ở vị trí thứ yếu so với các nhân vật khác. Trong suốt tác phẩm, người đẹp hầu nhƣ không chủ động thực hiện một hành động nào cụ thể, rõ ràng, nhƣng khi họ hiện diện ở đâu, vào lúc nào thì cũng gây nên nhiều xung đột. Vai trò của người đẹp tuy không phải là chủ chốt, quyết định đến hành động sử thi nhưng họ là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hành động khác phát triển.
Trong thời đại sử thi, những người phụ nữ xinh đẹp, giàu có (cũng giống như các loại tài sản quý) là thước đo sự hùng mạnh, quyền uy của người anh hùng và vị thế của bon làng, dòng họ… Bởi vậy nên việc bảo vệ những người
117
phụ nữ xinh đẹp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với người anh hùng. Người anh hùng có thể chết chứ nhất định không thể mất vợ, mất người đẹp. Để vợ rơi vào tay kẻ thù và không thể giành lại vợ là nỗi nhục nhã to lớn đối với kẻ nam nhi và bon làng của anh ta. Nhìn chung, trong rất nhiều những cuộc chiến trong sử thi M’nông chúng ta thấy có bóng dáng của các nhân vật người đẹp. Người đẹp là động cơ, là nguyên nhân, là mục đích của chiến tranh. Nói cách khác, chính người đẹp đã châm ngòi nổ cho những cuộc chiến tranh trong sử thi M’nông nói riêng cũng nhƣ sử thi thế giới nói chung.