Nhân vật đối lập

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 117 - 121)

Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG

2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông

2.2.2. Các loại nhân vật khác

2.2.2.3. Nhân vật đối lập

Có thể nói, nếu đứng về phía nhân vật anh hùng thì tất cả những nhân vật đối lập lại với người anh hùng đều có thể xem là kẻ thù. Và trong thực tế, có một số tài liệu nghiên cứu đã sử dụng khái niểm “kẻ thù” để chỉ lớp nhân vật đối lập với nhân vật anh hùng. Trong sử thi M’nông, bên cạnh những người anh hùng giàu có, hùng mạnh đại diện cho lý tưởng và sức mạnh của cộng đồng còn có những nhân vật đối lập với người anh hùng. Nhân vật đối lập trong Ot Ndrong thường được các nghệ nhân miêu tả là những người rất giàu mạnh và luôn muốn đánh cướp bon làng khác để chiếm đoạt của cải và vợ của người khác. Họ là những kẻ thù truyền kiếp của bon Tiăng, đó là các nhân vật nhƣ Rôch, Rông, Sơng, Dong… Những nhân vật này có mối thâm thù với bon Tiăng bởi vì Tiăng đã truyền mai lai cho họ:

Rôch con Briăng kẻ thù với Tiăng Rông con Briăng kẻ thù với Tiăng Vì Tiăng chia con ma lai cho họ Tiăng cho họ con ma Chă Lo [9/37]

Nhân vật đối lập luôn ganh ghét với những bon làng giàu có hơn mình và chuyên tìm cách đi cướp phá các bon làng khác. Sơng, Dong con Nghe ganh ghét bon Tiăng giàu có vì vậy mà tìm cách làm hại bon Tiăng, khiến cho bon Tiăng bị gió xoáy dẫn đến mất mùa, đói khát:

Họ ganh ghét bon Tiăng sang giàu Họ ganh ghét bon Tiăng giàu có

118

Họ ganh ghét bon Tiăng có lúa

Họ ganh ghét bon Tiăng lễ hội [9/45]

Nếu so sánh với sử thi Êđê thì thấy nhân vật đối lập trong sử thi M’nông không đƣợc miêu tả rõ nét, cụ thể và sinh động nhƣ sử thi Êđê. Trong sử thi Êđê, tù trưởng Mtao Mxây (Đam San) khi nghe mọi người nói đến vẻ đẹp lộng lẫy, rực sáng của những cô gái thì bụng nghe như có kiến bò, mắt như con cáo lúc nhìn thấy thịt và tìm mọi cách để cướp đoạt người đẹp về cho mình. Trong khi đó nhân vật đối lập trong sử thi M’nông thường là những hình ảnh gắn liền với những nhân vật ma lai, bùa ngải:

Ndu con Briăng người có con ma Yang con Briăng người có con ma Ndu Yang người ma lai ăn người

Ndu Yang biết bắt hồn của người [9/81]

So với nhân vật anh hùng, chân dung và hành trạng của nhân vật đối lập ít đƣợc mô tả kĩ. Với một số nhân vật, chân dung của họ cũng đƣợc mô tả ít nhiều nhƣng nhìn chung chỉ là những phác hoạ khá sơ sài. Nhân vật đối lập cũng có bon làng nhưng thường được miêu tả với những cảnh tượng rùng rợn, đầy chết chóc:

Một bên bon hôi tanh đầu người Chất đầu người đầy một gỗ tŭng Chất đầu người đầy một gỗ blang Chất hàm người đầy một nhà dài Chất tóc người đầy bờ rào đá [9/83]

Nhân vật đối lập trong Ot Ndrong thường bị bùa ngải xui khiến nên mới thực hiện những hành vi xấu xa, tàn ác. Chẳng hạn hai nữ thần Lêt và Mai vì ghen tức bon Tiăng dựng đƣợc cây nêu thần, tổ chức uống rƣợu cần mà không mời họ nên hai thần mới: Phải thổi ngải cho bon Tiăng nghèo mạt. Thổi ngải sang Ting Mbông Kon Kler và xui khiến Ting, Mbông đến cướp cây nêu thần, cướp nàng Bing vợ Yang, cướp nàng Djăn vợ Tiăng… Bên cạnh đó thì thần ngải Vah, Vănh thường tiếp tay cho những hành vi mờ ám, xấu xa của phe đối

119

lập. Thần ngải thường tiếp tay cho các nhân vật đối lập để làm hại bon Tiăng giàu mạnh.

Nhân vật đối lập thường được các nghệ nhân xây dựng là những kẻ luôn có hành động mờ ám. Vì có sự giúp sức của bùa ngải mà thường xuyên đi gây hấn với các bon làng khác nhưng khi đi đánh cướp họ lại luôn lo sợ không biết có đánh cướp nổi không. Các nhân vật đối lập là những người đã trực tiếp gây ra những cuộc chiến tranh giữa các tù trưởng, phá vỡ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của bon làng. Chỉ từ những xích mích nhỏ nhặt là họ tìm cách đánh cướp và bắt người của bon khác. Khi tiến hành xâm nhập hay đánh cướp một bon làng khác, nhân vật đối lập thường nhân cơ hội có sơ hở hoặc dùng bùi ngải xui khiến tuy nhiên không nên xem đó là hành động lét lút, vụng trộm. Nhà nghiên cứu Phạm Nhân Thành đã có nhận xét rất đúng khi nghiên cứu về nhân vật đối lập của sử thi Tây Nguyên và chúng tôi mƣợn ý kiến đó để nói về nhân vật đối lập trong sử thi M’nông: Trong chiến trận, cả đôi bên đều muốn giành chiến thắng một cách tuyệt đối nhưng an toàn, ít hao tốn binh lực. Để thực hiện được, ngay cả nhân vật anh hùng cũng phải biết chọn thời cơ tốt nhất mới hành động. Với nhân vật đối địch, sự vắng mặt hay sơ hở của người anh hùng là cơ hội thuận lợi để dẫn đến chiến thắng chứ không phải họ không dũng cảm đối mặt với nhân vật anh hùng [83/197].

Nhân vật đối lập được các nghệ nhân xây dựng thường là những kẻ tham lam và tàn ác. Mỗi khi đến cướp phá bon nào, trước khi bỏ đi họ thường vơ vét hết tất cả mọi thứ, thậm chí những thứ không mang đi đƣợc họ cũng phá cho tan tành.

Các dao gươm họ phá hết lưỡi Những chiếc ná họ cắt hết dây Họ gọt sạch các tên mũi nhọn Họ phá tất cả rồi bỏ đi…

Trên đường đi chinh phục những ước mơ và khát vọng của cộng đồng, người anh hùng gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ và hiểm nguy do những nhân vật đối lập tạo ra nhằm cản bước tiến của những người anh hùng và vì vậy mà

120

người anh hùng đã phải chiến đấu để vượt qua. Nhìn chung, nhân vật đối lập trong sử thi M’nông được các nghệ nhân xây dựng thường là những nhân vật có sức khoẻ và vẻ đẹp không thua kém gì người anh hùng. Họ cũng rất gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu; khôn khéo, mưu mẹo trong một số hành động. Tuy vậy họ không phải là lớp nhân vật đƣợc đề cao, ca ngợi. Họ là lực lƣợng đối lập lại với những gì tiến bộ, tốt đẹp. Nhân vật đối lập thường đi gây hấn, phá hoại sự bình yên của các bon làng khác. Những hành động của họ trở thành nguyên nhân chính gây ra những cuộc chiến tranh trong Ot Ndrong.

Nếu người anh hùng được các nghệ nhân xây dựng để trở thành những nhân vật đại diện cho lý tưởng, khát vọng, sức mạnh của cả cộng đồng thì nhân vật đối lập lại là những bức tranh phản chiếu, đối lập với người anh hùng.

Trong Ot Ndrong, nhân vật anh hùng luôn đại diện cho chiến thắng, luôn đƣợc ngợi ca và tôn vinh; bên cạnh đó, nhân vật đối lập thường gắn liền với sự thất bại và vì vậy luôn được người kể, người nghe cười cợt, chê bai. Tính cách, việc làm, suy nghĩ và hành động của nhân vật đối lập thường trái ngược với nhân vật anh hùng, điều đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp rực sáng, sức mạnh phi thường của người anh hùng.

Một khi trận chiến đã đƣợc phát động mang tính chất một mất, một còn sẽ không còn con đường nào khác là phải chiến đấu đến cùng. Khi đó dù biết cán cân lực lƣợng không ngang bằng thậm chí thất bại, nhân vật đối lập vẫn không nao núng, hoảng loạn. Họ vẫn chiến đấu với tinh thần và ý chí ngoan cường đến kỳ lạ. Nhân vật đối lập thừa biết nếu bị thua chỉ có con đường chết nên cũng không tìm cách trốn chạy hay van xin đối thủ tha mạng. Nhiều trường hợp, nhân vật đối lập có đến năm bảy anh em nhƣng họ vẫn lần lƣợt chiến đấu cho đến khi tất cả bị giết chết mới kết thúc đƣợc chiến trận.

Nhìn chung nhân vật đối lập trong sử thi M’nông thường là những thủ lĩnh của một cộng đồng có tài sản và địa bàn cƣ trú riêng, có tên tuổi cụ thể và tài năng nhất định. Một số nhân vật thường lợi dụng thời cơ (nhân vật anh hùng đi vắng, không đƣợc mời dự lễ tiệc) để tiến hành những cuộc chiến tranh chiếm đoạt (phụ nữ, tài sản, đất đai, nô lệ…). Hành động đó đôi khi để thoả mãn lòng

121

tham lam hay sự đố kị chứ không hẳn vì mục đích cao đẹp nào. Những biểu hiện tương tự như vậy của một số nhân vật đối lập khó có thể được mọi người (cả trong sử thi lẫn người nghe hiện nay) ủng hộ, tán dương. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhân vật đối lập trở thành lực lƣợng phản tiến bộ cần loại trừ, tiêu diệt để lịch sử tiếp tục tiến lên.

Nhân vật đối lập trong sử thi M’nông nói riêng và sử thi Tây Nguyên nói chung thường là đại diện cho lực lượng lạc hậu, thù địch. Trong từng thời điểm, nhân vật đối lập có thể chiến thắng người anh hùng nhưng cuối cùng thì nhân vật đối lập cũng bị tiêu vong hoàn toàn. Nhân vật đối lập không có ảnh hưởng nào to lớn góp phần làm thay đổi hay phát triển đời sống cộng đồng. Họ không đóng vai trò đặc biệt nào trong tiến trình phát triển của lịch sử. Họ cũng không hẳn là đại diện cho lực lƣợng phản động do đó mọi ứng xử của họ không làm thay đổi được những hành động, những quyết định của người thủ lĩnh của cộng đồng. Cuối cùng dù muốn hay không, nhân vật đối lập cũng cùng chung một số phận mà lịch sử đã giành cho các thế lực ngăn cản hay đi ngƣợc lại lí tưởng cao đẹp của nhân dân đã và đang gian khổ tìm kiếm, xác lập.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(337 trang)