Cốt truyện của sử thi M’nông

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 155 - 161)

Chương 3. VẤN ĐỀ THỂ LOẠI CỦA SỬ THI M’NÔNG

3.4. Cốt truyện của sử thi M’nông

Cốt truyện của sử thi M’nông chủ yếu là cốt truyện đơn đƣợc liên kết với nhau theo kiểu chắp đoạn hoặc xâu chuỗi. Cốt truyện đơn là cốt truyện có nội dung không đầy đủ, trọn vẹn; còn cốt truyện liên kết có nội dung khá đầy đủ, trọn vẹn.

Trong sử thi M’nông, các cốt truyện đơn ghép lại với nhau theo kiểu chắp đoạn để tạo thành cốt truyện liên kết, vì vậy mà có người gọi là sử thi phổ hệ (Phan Đăng Nhật), là sử thi chuỗi, sử thi liên hoàn (Bùi Thiên Thai). Dưới đây chúng tôi dẫn ra hai ví dụ để thấy được đặc điểm cốt truyện của sử thi M’nông, trên cơ sở đó có thể xác định đƣợc đặc trƣng tiểu loại của Ot Ndrong. Qua khảo sát, chúng tôi thấy cốt truyện của sử thi M’nông gồm có hai loại nhƣ sau:

* Cốt truyện đơn có nội dung tương đối hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập nhƣ tác phẩm Đẻ Tiăng.

Cốt truyện có thể tóm tắt nhƣ sau:

Bong và Rong là hai anh em ruột. Rong và hai người phụ nữ khác giành nhau một người chồng nhưng không được. Bị thua, Rong rủ Bong đi đến miền đất khác để sinh cơ lập nghiệp. Họ đi lên vùng cao, ở đó chỉ toàn là các bãi đá.

Đi đến đâu hai người cùng nhau đắp đất, kiến tạo sông núi, thuần dưỡng thú vật, gieo trồng cây cối. Đến Bu Prâng thì họ dừng lại làm nhà để ở và sinh sống lâu dài ở đó.

156

Lúc đó có nhân vật tên là Tiăng, sau nhiều lần đầu thai vẫn chƣa thực hiện được ý muốn là trở thành người giàu có, danh tiếng. Tiăng biết rằng, mình chỉ có thể trở thành người thật sự giầu mạnh và vang danh khi được đầu thai và trở thành con của mẹ Rong. Vì vậy mà Tiăng đã dùng bùa ngải làm phép để Bong và Rong quan hệ với nhau nhƣ vợ chồng. Sau khi đƣợc đầu thai vào mẹ Rong, Tiăng trở thành người có sức mạnh, tài năng và trí tuệ hơn người, trở thành người giầu có và uy tín nhất đối với cộng đồng. Tiăng chỉ dẫn cho các thành viên của bon làng mình cách lao động sản xuất, truyền dạy tri thức cho mọi người. Dưới sự truyền dạy và chỉ dẫn của Tiăng, bon làng ngày càng giầu mạnh, vui tươi, tấp nập. Tiăng trở thành người giàu có, tài giỏi và nổi tiếng khắp vùng.

* Cốt truyện đơn bị đứt quãng, không thể đứng độc lập nhƣ tác phẩm Ndu thăm Tiăng tác phẩm Tiăng chết…

Ndu thăm Tiăng có thể tóm tắt nhƣ sau:

Đêm ngủ mơ gặp Tiăng, sáng dậy Ndu kể cho vợ nghe về giấc mơ của mình và thuyết phục vợ cùng mình đi thăm Tiăng. Vợ Ndu bận việc nên không đi. Ndu đƣợc Dong đồng ý cùng đi thăm Tiăng.

Hai người chuẩn bị các thứ cần thiết cho chuyến đi. Trước lúc đi có điềm xấu xảy ra, Dong khuyên không đi nữa nhƣng Ndu vẫn quyết đi. Ndu cầu khấn thần linh để thần phù hộ cho chuyến đi của mình nhƣng các thần vẫn không muốn cho Ndu đi thăm Tiăng. Ndu đã quyết rồi nên chàng cứ đi.

Các thần làm đủ mọi cách để cản đường nhưng Ndu vẫn cứ đi. Khuyên thế nào Ndu cũng cứ đi và vì vậy mà Dong đành lặng lẽ theo sau Ndu.

Thấy không thể ngăn đƣợc Ndu, thần Ôt, Ang biến thành hai con ó đƣa tiễn Ndu và Dong một quãng đường. Khi Ndu và Dong đến bon Tiăng, dân bon Tiăng đang ăn uống, đánh chiêng. Ndu gọi mãi không đƣợc, định quay trở về, Dong khuyên không nên. Cuối cùng, mẹ Rong nghe tiếng gọi, bà báo cho Tiăng. Tiăng cho người ra mở cổng, mời Ndu và Dong vào nhà.

Tiăng mở rƣợu mừng Ndu và Dong đến chơi. Dân làng kéo đến uống rƣợu, vui chơi, chật ních nhà. Theo yêu cầu của Ndu, Tiăng sai con là Mbong

157

đến chỗ mẹ Rong lấy bộ đồng la ra đánh. Tiếng đồng la vang đến tai nữ thần Lêt, Mai. Hai thần tức giận vì bon Tiăng tổ chức đánh cồng chiêng, uống rƣợu mà không cúng thần. Nữ thần Lêt và Mai bàn cách hại bon Tiăng. Trong khi đó, dân bon Tiăng vẫn không hay biết gì. Họ vẫn ăn uống, vui chơi thoả thích với nhau.

Truyện Tiăng chết có thể tóm tắt nhƣ sau:

Nữ thần Lêt, Mai dùng bùa ngải hại Tiăng. Vợ Tiăng gọi Yơng, Yang đến. Yang đi gọi Lêng. Lêng đến, thấy Tiăng đã nguy kịch, Lêng đi nhờ thầy bói tìm nguyên nhân nhƣng bất lực và Tiăng chết. Hồn Tiăng đi xuống Phan và ở lại đây. Lêng dặn người ở nhà trông giữ xác của Tiăng, còn mình đi xuống Phan tìm hồn của Tiăng. Theo dấu vết Tiăng đã đi, cuối cùng Lêng đến đƣợc bon Dê, Dơm và gặp Tiăng. Lêng bảo Tiăng về, Tiăng không chịu. Lêng đƣa tay túm đầu Tiăng, Tiăng biến mất. Lêng đành phải quay về.

Về nhà Lêng kể câu chuyện vừa mới xảy ra dưới Phan cho mọi người nghe và chàng cho biết rằng, muốn cứu đƣợc Tiăng, phải đi lấy cho đƣợc các kỉ vật (ruột con mối, vảy con chuột, dấu chân con thằn lằn…) ở bon Ting con Bong. Lêng bảo Yang lấy đá đục quan tài và bỏ xác Tiăng vào đó. Xong việc, Lêng, Yơng, Yang, Kông, Sung và Krông đi đến bon Ting con Bong.

Nữ thần Lêt, Mai biết chuyện liền dùng bùa ngải làm cho đoàn người của Lêng lạc vào bon của anh em Rôch, Rông. Bon Rôch, Rông tiếp đãi đoàn của Lêng chu đáo, nhưng rồi bất thình lình đánh và bắt trói cả sáu người vào cọc. Từ trên trời, thần Kuach, thần Yong nhìn thấy liền bay xuống cứu. Thần thổi ngải làm cho tất cả mọi người trong bon Rôch, Rông ngủ say. Rồi thần dùng ngải cứu Lêng và những người anh em cùng đi với chàng. Nhưng trong trường hợp này, bùa ngải chỉ linh nghiệm với mình Lêng, thần biến da thịt của Lêng trở nên cứng nhƣ đá.

Khi người của bon Rôch, Rông tỉnh dậy, họ chém chết Yơng, Yang, Kông, Sung và Krông. Giết Lêng bằng gươm dao không đuợc, Rôch, Rông sai bà Đưng bỏ Lêng vào nồi nước và chất củi đốt. Nồi nổ tung, Rôch, Rông chạy đến xem chỉ thấy toàn đá vụn. Tiếp đó Lêng đi xuống bon Phan và chàng đƣợc

158

Dê, Dơm mời vào nhà cho ăn cơm, hút thuốc. Sợ bị mê hoặc nên Lêng không vào, Lêng tiếp tục đi, đến một vũng nước, chàng nhảy xuống tắm và bị chết đuối. Thần Kuach, thần Yong lại bay xuống cứu. Cuối cùng Lêng đã đến đƣợc bon Ting con Bong.

Lêng kể đầu đuôi câu chuyện cho Ting con Bong nghe và nhờ Ting tạo lại thân xác cho mình. Ting sai người bỏ Lêng vào bễ thổi lửa. Khi xác Lêng thành tro, người ta lấy tro nặn thành hình người, rồi thổi ngải vào hình người mới nặn, nó trở nên sống động. Đó là “con người mới” của Lêng. Lêng hỏi Ting về các kỉ vật, Ting nói vẫn còn nguyên. Trước khi lên đuờng đi đánh Rôch, Rông, Ting đã giao các kỉ vật cho Yong, Kong giữ. Ting lại sai Yong, Kong đi nhờ mẹ Ba ba và mẹ Rùa giúp Lêng kéo cây đa trở về mặt đất. Ting, Lêng, Yong, Kong, Yui, Srai và Mbong trèo lên cây đa ngồi. Mẹ Ba ba và mẹ Rùa kéo cây đa đi.

Đến gần bon Rôch, Rong, trừ Yong, Kông trông giữ cây đa, còn năm người kia cùng Lênh vào đánh Rôch, Rong. Thắng trận, Lêng bay lên trời mang linh hồn những người anh em bị Rôch, Rong sát hại trước đây về mặt đất, nhờ Ting thổi ngải cho sống lại. Tất cả mọi người lên cây đa ngồi cho mẹ Ba ba và mẹ Rùa kéo về bon Tiăng. Lêng lại xuống Phan để mang linh hồn Tiăng về, nhƣng hồn Tiăng vẫn lẩn tránh. Cuối cùng Ting đích thân xuống Phan mang linh hồn Tiăng về mặt đất và bỏ vào thân xác Tiăng. Tiăng sống lại.

Bon Tiăng trở lại vui tươi, tấp nập như xưa.

Hai cốt truyện đơn vừa trình bày ở trên hợp lại với nhau tạo thành cốt truyện liên kết và đây là cách kết cấu cốt truyện chủ yếu của sử thi M’nông.

Nhìn chung, kết cấu cốt truyện của sử thi M’nông là kết cấu theo kiểu chắp đoạn. Các cốt truyện đơn chắp đoạn với nhau để tạo thành cốt truyện liên kết. Các cốt truyện đơn có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời ở một mức độ nào đó, chúng có thể đứng độc lập nhƣng các nội dung của truyện ít nhiều đều có liên kết đến nhau.

Theo chúng tôi, cách thức để cấu tạo nên sử thi M’nông là sự chắp đoạn:

chắp đoạn các hành động của nhân vật, chắp đoạn các khúc đoạn trong cốt

159

truyện đơn và chắp đoạn các cốt truyện đơn lại với nhau. Khi nghiên cứu về sử thi, Arixtot đã chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn giản và cốt truyện đan cài vào nhau (cốt truyện phức tạp). Đối với cốt truyện đơn giản, ông cho rằng trong số những cốt truyện và hành động đơn giản thì kiểu chắp đoạn là thấp nhất. Arixtot viết: Trong những cốt truyện và hành động đơn giản thì kiểu chắp đoạn là kém nhất. Tôi gọi cốt truyện kiểu chắp đoạn là cốt truyện mà trong đó các đoạn nối tiếp nhau không theo quy luật xác suất hay quy luật tất nhiên [6/47]. Hiểu theo quan niệm của Arixtot, thì sử thi M’nông là loại sử thi có trình độ kết cấu ở mức thấp nhất, nghĩa là nó thuộc loại sử thi cổ xƣa nhất.

Nếu đem so sánh sử thi M’nông với sử thi của các dân tộc khác, ví dụ nhƣ sử thi Êđê chẳng hạn, chúng ta thấy sử thi Êđê có cốt truyện chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn sử thi M’nông. Trong sử thi Êđê, mỗi sự kiện, mỗi chuỗi hành động đƣợc thể hiện khá hoàn chỉnh trong một phần nào đó của tác phẩm. So sánh rộng hơn nữa là sử thi Ấn Độ và sử thi Hy Lạp. Sử thi Ấn Độ và sử thi Hy Lạp là những tác phẩm gồm có nhiều “tiểu truyện” đƣợc kết nối với nhau nhƣng trong mỗi một tác phẩm luôn có một câu chuyện làm nòng cốt, đóng vai trò trung tâm. Ở đó các “tiểu truyện” khiêm tốn hơn truyện nòng cốt rất nhiều và nhiều khi có thể lược bỏ bớt đi cũng không ảnh hưởng đến cốt truyện trung tâm, đúng như tác giả Phan Thu Hiền đã viết “có thể lƣợc bỏ đi nhiều tiểu truyện mà không làm mất mát gì lớn cho câu chuyện trung tâm” [24/126]. Cũng theo Phan Thu Hiền thì kết cấu cốt truyện của sử thi Ấn Độ và Hy Lạp là kết cấu theo kiểu

“lồng khung xâu chuỗi”, nghĩa là kiểu kết cấu truyện trong truyện. Ở đây chúng ta thấy sử thi Ấn Độ và sử thi Hy Lạp có kết cấu phức tạp và chặt chẽ hơn so với kiểu chắp đoạn thô sơ, đơn giản của sử thi M’nông.

Ở đây cũng cần lưu ý đến các khái niệm sử thi phổ hệ, sử thi liên hoàn, sử thi chuỗi mà các nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, Bùi Thiên Thai đã sử dụng. Trong nhiều công trình nghiên cứu của mình, Phan Đăng Nhật cho rằng sử thi M’nông là một bộ sử thi phổ hệ đồ sộ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, trong sử thi M’nông có nhân vật đƣợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều tác phẩm nhƣ các nhân vật Bong, Rong, Tiăng, Lêng, Mbông… Tuy nhiên, không

160

có nhân vật nào thật sự là nhân vật trung tâm, không có nhân vật theo kiểu cha truyền con nối. Mặc dù trong Ot Ndrong cũng nói đến ba thế hệ (thế hệ Bong, Rong đến thế hệ Tiăng rồi đến thế hệ Mbông) nhƣng sự trao truyền giữa ba thế hệ này không rõ nét. Vì vậy, thuật ngữ sử thi phổ hệ có lẽ không đƣợc thoả đáng lắm nếu nhƣ áp dụng với sử thi M’nông, bởi sử thi phổ hệ phải có các nhân vật trung tâm theo kiểu cha truyền con nối, ví dụ nhƣ sử thi Manas của Kirgia [82/39]. Bên cạnh đó là khái niệm sử thi chuỗi, sử thi liên hoàn mà Bùi Thiên Thai đã sử dụng khi tìm hiểu, nghiên cứu về Ot Ndrong chúng tôi thấy cần phải bàn luận thêm. Bởi trong bài viết đăng trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 3 năm 2005 Bùi Thiên Thai đã nêu lên những đặc tính cơ bản của sử thi chuỗisử thi liên hoàn. Theo Bùi Thiên Thai: Thuật ngữ chuỗi sử thi (epic cycle) ban đầu đƣợc dùng để chỉ một loạt những bài thơ tự sự có liên quan đến những miêu tả về chiến tranh Tơ roa nhằm bổ sung cho sử thi Hômerơ. Những bài thơ này do một loạt các thi nhân hậu kỳ Hy Lạp đƣợc gọi là các “thi nhân liên ca” sáng tác. Sau, nó đƣợc dùng để chỉ một hệ thống sử thi đƣợc móc nối với nhau bởi nhiều phần độc lập, giữa các phần có nhân vật chính và bối cảnh chung, giữa các sự kiện cũng có sự liên kết và thứ tự nhất định. Nhân vật trung tâm không nhất định là nhân vật chính của mỗi phần nhưng thường có chức năng kết cấu, nối kết các phần lại với nhau. Tác giả viết tiếp: Cần phân biệt chuỗi với liên hoàn, sáng tác liên hoàn (ring composition) là kết cấu theo kiểu vòng tròn đồng tâm, tức là theo thứ tự A-B-C-B-A, lặp lại thứ tự thuận ban đầu theo chiều ngƣợc lại nhằm nhấn mạnh yếu tố ở vị trí trung gian, có chức năng làm cho dễ nhớ và cả chức năng thẩm mỹ [82/39].

Qua sự phân tích ở trên, chúng tôi thấy đặc điểm rõ nét nhất trong cốt truyện của sử thi M’nông đó là hình thức chắp đoạn, ở đó các sự kiện liên kết với nhau còn rất lỏng lẻo và không theo một thứ tự nhất định nào cả, chúng ta khó có thể sắp xếp trật tự trước sau của những tác phẩm sử thi đã được xuất bản. Chúng tôi cũng chƣa xác định đƣợc cốt truyện trung tâm của hệ thống Ot Ndrong, có thể nói cốt truyện của sử thi Mnông là cốt truyện mà ở trong đó các đoạn nối tiếp nhau không theo quy luật xác suất hay quy luật tất nhiên nào cả.

161

Điều này cho thấy tính chất cổ sơ của sử thi M’nông. Tính chất cổ sơ còn đƣợc thể hiện qua hành trình của nhân vật chính trong tác phẩm, đó là câu chuyện đƣợc kết thúc bằng việc nhân vật đến ở một vùng đất mới hoặc trở về điểm xuất phát đầu tiên. Mà nói nhƣ Đỗ Hồng Kỳ, đó là hình thức kết cấu cổ nhất của sử thi dân gian [54/300].

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 155 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(337 trang)