Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG
2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông
2.2.2. Các loại nhân vật khác
2.2.2.4. Nhân vật cộng đồng
Nhƣ đã nói, sử thi M’nông có một hệ thống nhân vật đông đảo, phong phú, đa dạng và mỗi loại nhân vật là một mảnh ghép, dù chính hay phụ đều có những đặc điểm riêng, vị trí, vai trò riêng để tạo thành những tác phẩm sử thi.
Sử thi M’nông chủ yếu ca ngợi những chiến công của người anh hùng trong quá trình lao động cũng nhƣ chiến đấu bảo vệ bon làng. Trong bối cảnh xã hội tiền giai cấp, người anh hùng ấy chưa bao giờ đơn độc. Luôn sát cánh bên họ là cộng đồng bon làng đông đúc, là những dân bon luôn nghe và làm theo lời chỉ dạy của người anh hùng (trong lao động sản xuất cũng như trong chiến đấu chống lại kẻ thù gia tộc). Có thể nói, mặc dù chỉ là tuyến nhân vật phụ, nhƣng nhân vật cộng đồng có vai trò nhất định, không thể thiếu trong tác phẩm Ot Ndrong. Thật vậy, người anh hùng dù có tài giỏi, khỏe mạnh, gan dạ đến mấy mà không có sự hỗ trợ, giúp sức của cộng đồng thì cũng khó có thể lập nên những chiến công mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ.
122
Nhân vật cộng đồng trong Ot Ndrong không phải là một con người cụ thể nào mà là tất cả những con người đang sinh sống trong các bon làng của người M’nông. Họ là một khối thống nhất, luôn theo sát để bảo vệ, ủng hộ và giúp đỡ người anh hùng. Nhân vật Tiăng - người anh hùng tài ba luôn tự hào về sự giàu có, đông vui của bon làng mình “Dân bon Tiăng đầy đủ nhà dài/ Năm chục người tấp nập sân làng/ Bon Tiăng ồn ào náo nhiệt…” và khi Tiăng cất tiếng gọi các đàn em thì Mọi người nhộn nhịp chạy đến, Mọi người chạy đến bên Tiăng [131/24].
Dân làng bon Tiăng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, luôn “đồng tâm, nhất trí ngàn người như một”. Họ luôn sát cánh bên người anh hùng đầy trí tuệ, chung tay xây dựng bon làng, xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trong sản xuất, họ cùng cầm dao, cầm rựa phát nương, làm rẫy. Trong chiến đấu họ cùng cầm vũ khí ra trận, chẳng nề hà hiểm nguy, chỉ cần người anh hùng cần là họ có mặt để giúp sức.
Tiăng dứt lời mọi người tấp nập chạy tới Họ chạy đến đầy nhà Tiăng
Trai tráng cả năm trăm người Mỗi người cầm dao hộ thân
Mỗi người có lao cầm tay [129/95].
Bất kể trong hoàn cảnh nào người dân bon Tiăng cũng luôn thể hiện tính cộng đồng bền chặt, dù gái hay trai, dù già hay trẻ, khi người anh hùng cần, họ luôn hăng hái giúp đỡ và nghe theo lời chỉ dạy của người thủ lĩnh. Mỗi người một việc, phù hợp với khả năng để có thể góp sức cho công việc chung của cộng đồng.
Nhân vật cộng đồng trong Ot Ndrong đã tạo nên những âm hưởng náo nhiệt và đông vui. Họ luôn gắn bó khăng khít với nhau, không có một thế lực nào có thể phá vỡ đƣợc sức mạnh và sự cố kết giữa nhân vật cộng đồng với người anh hùng.
Người qua lại tấp nập bờ sông Dân bon Tiăng ra đầy cánh đồng
123
Dân bon Tiăng đầy các nhà dài Năm chục người tấp nập sân làng
Bon Tiăng vui ồn ào náo nhiệt [105/556]
Ot Ndrong ca ngợi cuộc sống của người M’nông trong buổi bình minh của lịch sử loài người với những khát khao xâm nhập, chinh phục thiên nhiên.
Người anh hùng với sự dũng cảm và thông minh, luôn đi tiên phong hướng dẫn cho cộng đồng những hiểu biết cần thiết trong lao động sản xuất cũng nhƣ trong quá trình chiến đấu chống lại kẻ thù gia tộc. Những chiến công mà người anh hùng đạt đƣợc luôn có sự góp công, góp sức của cộng đồng làng bon.
Trong Ot Ndrong, hình tượng người anh hùng được các nghệ nhân dân gian xây dựng như là mẫu người lý tưởng, đại diện cho ước mơ, khát vọng của cộng đồng. Bên cạnh người anh hùng luôn luôn có cộng đồng, họ cùng vai, sát cánh với người anh hùng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong Ot Ndrong có những tiểu đoạn đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, nghệ nhân đã sử dụng biện pháp lặp này nhằm nhấn mạnh lòng tự hào của người anh hùng về bon làng của họ:
Bon Tiăng ăn thịt không thiếu mùa nắng Bon Tiăng cúng thần không sót một năm Gọi bà con thức không sót một sáng Bốn gian nhà đãi khách cũng có
Bảy gian nhà đãi khách cũng có [131/23].
Trong bon Tiăng không phải chỉ riêng người anh hùng mới có tài năng mà trong cộng đồng của họ cũng không thiếu gì những chàng trai giỏi giang, tháo vát cùng những phụ nữ khéo tay, chăm chỉ: Buổi sáng Bing dệt/ Buổi chiều thêu hoa/ Đi suối về lại thêu cái khố… Hình ảnh cộng đồng không chỉ là một tập hợp người mang tính chất số đông, mà còn được miêu tả là những con người cụ thể, luôn bên nhau, bổ trợ cho nhau, tạo nên sự cố kết cộng đồng khăng khít, bền chặt. Mỗi người một việc, họ cùng lao động chăm chỉ với niềm tin một mùa vụ bội thu sẽ mang lại sự no đủ cho bon làng. Họ là những người rất siêng năng, “chăm chỉ làm nhƣ heo ủi đất”.
124
Dân làng bon Tiăng luôn luôn tin tưởng vào sự hiểu biết, sự thông thái của người thủ lĩnh. Họ nhất nhất nghe và thực hiện theo lời chỉ dạy của Tiăng.
Chính sự đồng tâm nhất trí đó đã tạo nên một bon Tiăng luôn tràn ngập tiếng cười, thấm đẫm tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Mnông.
Vừa uống rượu Tiăng vừa dặn dò Tháng một ta phát rẫy mới
Tháng hai ta đã đốt xong rẫy cũ Tháng ba ta đã đốt xong rẫy mới Ta trồng chuối khi trăng mới lên
Ta trồng mía khi trăng đang xuống [131/45].
Cứ nhƣ thế, cuộc sống của bon Tiăng luôn trong không khí náo nhiệt, dường như với họ, mỗi ngày đều là một ngày hội làng vậy. Các hoạt động làm rẫy, săn bắt, hái lƣợm luôn luôn đƣợc xuất hiện trong sử thi thể hiện tinh thần hăng say lao động, gắn bó với nương rẫy. Đó là khát vọng, mong muốn có đƣợc cuộc sống đầy đủ, yên ấm của dân tộc Mnông thủa xƣa.
Nếu trong lao động sản xuất, cộng đồng luôn theo sát và nghe theo những chỉ dẫn của người anh hùng, thì trong chiến đấu, họ cũng chính là đội quân hùng mạnh, luôn ở bên cạnh để bảo vệ cho người anh hùng. Họ là những người dũng cảm, chưa bao giờ nề hà trước hiểm nguy. Trong tác phẩm Cây nêu thần, cả cộng đồng đã kiên quyết bảo vệ cây nêu thần khỏi bàn tay phá hoại của kẻ thù, thế nên khi biết có kẻ xấu cướp cây nêu, tất cả mọi người đều nhất quyết bảo vệ. Nhân vật cộng đồng là những con người luôn có mặt mọi lúc, mọi nơi, cùng chung vai sát cánh với người anh hùng trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh, dù là lễ hội ăn năm uống tháng, dù là mùa phát nương làm rẫy, hay khi có chiến tranh xảy ra thì nhân vật cộng đồng luôn thể hiện tốt vai trò hỗ trợ, giúp sức cho người anh hùng. Mối quan hệ giữa cộng đồng với người anh hùng là quan hệ bình đẳng. Sự đoàn kết trăm người như một đã tạo nên một sức mạnh vô song không thế lực nào có thể chống lại đƣợc. Tất cả đã tạo nên sự cố kết bền chặt, không thể tách rời giữa những người M’nông với nhau.
125
Ot Ndrong ca ngợi sức mạnh của cộng đồng, trong đó nhân vật trung tâm là người anh hùng. Nhân vật anh hùng là những người tài ba, thông minh và giàu lòng quả cảm. Trong suốt hành trình đi chinh phục những đỉnh cao của ước vọng, người anh hùng luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp sức của cộng đồng.
Mọi người dân bon Tiăng đều rất mực quý mến và tôn trọng ý kiến của người anh hùng. Thế nên chỉ cần Tiăng cất tiếng gọi thì tất cả mọi người đều nhanh chóng tập trung theo lệnh của chàng. Chúng ta thật khó tưởng tượng được một ngày nào đó người anh hùng văn hóa như Tiăng, người anh hùng chiến trận nhƣ Lêng, Mbong phải đơn độc một mình. Thiên tai, bùa ngải, trận chiến,… có lẽ cũng không đáng sợ bằng việc người anh hùng phải chiến đấu đơn độc.
Tiăng gan dạ, can đảm là thế nhƣng cũng không khỏi lo lắng khi phải chứng kiến sự chết chóc, vắng vẻ của bon làng. Một cộng đồng mới đây còn làm cho các bon làng khác phải nể phục bởi sự giàu mạnh, trù phú, thì giờ đây đã không một bóng người, không một loài vật nào còn sống sót. Đó có lẽ là nỗi mất mát lớn nhất mà Tiăng phải trải qua, bởi lẽ không còn những người anh em bên cạnh, thì Tiăng chỉ còn là một khối cô đơn khổng lồ, tài giỏi nhƣng bất lực.
Tiăng cảm thấy nhƣ mình mất đi cánh tay, mất đi đôi chân:
Bon Tiăng còn sống sót ba người Bon Tiăng buồn bã vắng tiếng người Con gà không gáy, con trâu không kêu
Không có người mời đi uống rượu [105/815]
Người dân bon Tiăng đã gắn kết cuộc đời họ với thị tộc, với cộng đồng, với núi rừng, với quê hương như ruột thịt không thể chia lìa. Quyết tâm khôi phục lại bon làng, Tiăng đã hợp sức cùng những người anh hùng ở các bon làng xung quanh, giải cứu cho thị tộc của mình. Và khi đã sum họp đông đủ, bon Tiăng lại tổ chức lễ hội ăn mừng cho sự đoàn tụ, cùng nhau ăn năm, uống tháng nhƣ xƣa. Tinh thần đoàn kết cộng đồng còn đƣợc thể hiện trong việc đƣa linh hồn người chết về thế giới bên kia. Hình ảnh đám tang Ting, Rung với đoàn người nườm nượp đi trong lặng lẽ “Qua cổng làng, qua rừng tre già” thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của dân tộc M’nông.
126
Nói tóm lại, nhân vật cộng đồng trong sử thi M’nông có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh tộc người. Có một Tiăng hùng mạnh thì bên cạnh đó cũng có một bon Tiăng hùng mạnh. Sức mạnh của cá nhân sẽ tăng lên khi bên cạnh họ có sự cổ vũ, giúp đỡ của tập thể. Nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng thì Tiăng cũng nhƣ các nhân vật anh hùng khác khó mà có đƣợc những chiến công lừng lẫy. Nhân vật cộng đồng là một phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của sử thi. Ở đó người nghe, người đọc cảm nhận được không khí cộng đồng vui tươi, rộn rã trong những ngày lễ hội, trong sự sum vầy, cùng uống rƣợu cần, cùng kể những câu chuyện quá khứ của cha ông. Họ cùng nhau lao động sản xuất, xây dựng bon làng. Đó là bóng dáng khá chân thực về cuộc sống của người M’nông thủa xưa được phản ánh trong các tác phẩm sử thi.