Nhân vật anh hùng chiến trận

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 92 - 103)

Chương 2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG SỬ THI M’NÔNG

2.2. Các tuyến nhân vật trong sử thi M’nông

2.2.1. Nhân vật trung tâm

2.2.1.3. Nhân vật anh hùng chiến trận

Chiến tranh giữa các phe phái đối lập trong các tác phẩm sử thi M’nông về cơ bản là nhằm để duy trì luật tục, giành lại vật báu hay phân chia lại địa bàn cư trú. Chiến tranh là vấn đề cơ bản, là âm hưởng chủ đạo trong hầu hết các tác phẩm Ot Ndrong nói riêng cũng nhƣ tất cả các tác phẩm thuộc thể loại sử thi nói chung. Chiến tranh trong Ot Ndrong đã bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tƣ duy thần thoại, các cuộc chiến ít nhiều đã đƣợc các nghệ nhân tô vẽ, thêm bớt so với những cuộc chiến trong hiện thực lịch sử.

Cũng nhƣ thể loại sử thi nói chung, trong Ot Ndrong nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhƣng khác với nhân vật này trong sử thi thế giới (vốn đƣợc quan niệm chỉ có một nhân vật quan trọng nhất nào đó trong tập thể các nhân vật anh hùng), sử thi M’nông miêu tả hàng loạt các nhân vật đảm nhận cùng một chức năng. Trong sử thi M’nông có hiện tƣợng nhân vật anh hùng là nhân vật tập thể, nhân vật tái hiện và có cả hiện tƣợng nhân vật anh hùng cha truyền con nối (nhiều thế hệ trong một gia đình) nhƣ ông Bong, cha Tiăng, con Mbông.

Trong một tác phẩm sử thi M’nông thường có sự góp mặt của nhiều nhân vật anh hùng hay nhóm nhân vật anh hùng. Nhân vật anh hùng trong sử

93

thi M’nông thường không hành động đơn lẻ, họ thường được miêu tả là một tập thể anh hùng:

Họ tập trung toàn người anh hùng Họ tập trung toàn người can đảm Họ tập trung toàn người gan dạ Người tay giỏi phóng lao đâm hổ Người tay giỏi cầm gươm chém người.

Họ cùng ăn, cùng ở, cùng lao động sản xuất, cùng chiến đấu, thậm chí họ chết cùng nhau (hiện tƣợng này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm Ot Ndrong).

Trước hết, những người anh hùng của sử thi M’nông đều có mẫu số chung với người anh hùng trong sử thi thế giới ở vẻ đẹp ngoại hình, thể chất; ở ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm; ở chiến công và chiến thắng. Những phẩm chất đó của người anh hùng một mặt được cắt nghĩa bởi nguồn gốc thần thánh, mặt khác nó còn cho thấy cái nội lực không thể phủ nhận của ý chí con người trần tục kết hợp với sự hỗ trợ đắc lực của cả cộng đồng. Trong Ot Ndrong, nhân vật anh hùng chiến trận ngoài sứ mệnh bảo vệ cộng đồng còn phải tiến hành các cuộc chiến tranh cướp đoạt, giành lại vật báu, thu phục các cộng đồng nhỏ bé hơn, khai phá để mở rộng địa bàn cƣ trú, tổ chức các hoạt động săn bắn và trao đổi… Những hình mẫu lý tưởng đó là Lêng, Mbông,Yơng, Yang,… Họ là biểu tượng cho sức mạnh, khát vọng vươn lên chinh phục thiên nhiên, chinh phục đỉnh cao lý tưởng của người M’nông.

Cũng giống nhƣ nhân vật anh hùng trong các sử thi nói chung, Lêng trong Ot Ndrong sinh ra đã là người tài giỏi, can đảm, gan dạ. Sức mạnh, tài năng của họ là thứ có sẵn, là bẩm sinh không nhất thiết phải rèn luyện gian khổ.

Lêng là nhân vật đại diện cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng, luôn hành động và đi đầu trong mọi hoạt động. Lêng là nhân vật điển hình cho những phẩm chất ƣu tú, anh hùng của tập thể và đại diện cho tập thể trong mọi hành động.

Giống nhƣ nhân vật anh hùng trong sử thi nói chung, Lêng trong sử thi M’nông không khi nào chịu ngồi yên hoặc thụ động chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Họ

94

là người tổ chức, điều khiển và đi đầu trong mọi hành động nhằm làm thay đổi hoặc phát triển đời sống của cộng đồng. Nhân vật anh hùng luôn hành động, nếu họ không hành động cũng có nghĩa là nội dung tác phẩm không vận động.

Dòng họ mẹ Rong nhờ có Lêng - “người anh hùng tài giỏi nhất vùng người M’nông” mà trở thành hùng mạnh, tiếng tăm vang lừng khắp xứ. Lêng luôn có mặt mọi lúc mọi nơi để cứu giúp mọi người, đem lại cuộc sống bình yên, ấm no cho dân làng.

Lêng không những là người có sức mạnh phi thường trong chiến trận, tài giỏi trong lao động, mà chàng còn là người có tài nghệ tuyệt vời trong đàn hát:

Tiếng kèn mbuăt Lêng thổi nghe du dương, dìu dặt, làm cho người say rượu cũng tỉnh dậy để nghe, làm cho bà Pứt, bà Pƣ ở tận nơi xa cũng tìm đến nghe.

Bầy trâu đang đằm mình dưới vũng, chú chim rgut đang kiếm ăn trên rẫy, chú khỉ, chú công đang mải mê đùa nghịch trong rừng cũng kéo nhau để nghe tiếng kèn của Lêng. Lêng không chỉ biết thổi mbuăt du dương, dìu dặt mà còn biết sử dụng tù và rất tài giỏi. Tiếng tù và Lêng thổi sau khi thắng trận trở về, âm vang đến tận trời. Tiếng vọng của tù và Lêng thổi chẳng kém gì tiếng vang của bộ chiêng thần do nữ thần Lết, Mai cai quản.

Ot Ndrong không chỉ nói về nguồn gốc ra đời của loài người, ca ngợi những người anh hùng với những chiến công lừng lẫy, mà còn kể về cuộc sống lao động hàng ngày, về sự giàu có và thanh bình của dân tộc M’nông. Ot Ndrong còn phản ánh những biến chuyển lớn trong xã hội M’nông. Đó là sự chuyển biến từ thời đại nguyên thủy mông muội sang thời đại dã man để vươn tới ngƣỡng cửa của thời đại văn minh. Trong xã hội nguyên thủy, mỗi thị tộc chiếm cứ, cai quản một lãnh địa riêng và nó thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi thị tộc. Nếu lãnh địa bị xâm phạm thì những cuộc chiến sẽ xảy ra và nhiều khi rất tàn khốc. Và trong sử thi M’nông, đó là cuộc xâm chiếm của gia tộc mẹ Rong vào lãnh địa của gia tộc mẹ Jri “bên kia biển cả” mà nguyên nhân chính là việc bon Tiăng con Rong cướp nàng Bing con Jri.

Nếu Bong, Rong và Tiăng là những biểu tượng về người khai thiên lập địa, người anh hùng văn hóa của dân tộc M’nông, thì Lêng lại là biểu tượng cho sức

95

mạnh, sự tài giỏi, lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu phi thường của người anh hùng chiến trận. Trong số những người anh hùng chiến trận của sử thi M’nông thì Lêng là người được nhắc đến nhiều nhất. Lêng có vị trí, vai trò quan trọng nhất trong số các anh hùng chiến trận. Bất kì khi nào bon làng gặp khó khăn, nguy hiểm hay phải đối mặt với kẻ thù gian ác thì Lêng luôn xuất hiện kịp thời, đúng lúc để cứu giúp, bảo vệ cuộc sống bình yên của cộng đồng.

Lêng vốn là “nửa con thần, nửa con người”, trước kia Lêng vốn là con của mẹ Lửa, sau nhiều lần đầu thai Lêng mới là con mẹ Rong. Vì thế mà “nhìn mặt Lêng giống nhƣ mặt thần, trông mắt Lêng chói nhƣ ngọn lửa”. Khả năng của Lêng, sức mạnh của Lêng đƣợc vẽ ra ngang tầm với khả năng của vũ trụ.

Trông mắt Lêng chói như ngọn lửa Lêng có ngọn lửa trong người Lêng có nguồn nước trong người

Mặt trời, mặt trăng sẵn trong người Lêng [48/477]

Ngay từ khi mới đƣợc sinh ra Lêng đã có những biểu hiện khác lạ so với những đứa trẻ khác. Tuy còn nhỏ nhưng Lêng đã có tướng mạo của người anh hùng, mới sinh ra được chín mười nắng đã nghịch ngợm không ai sánh bằng:

Lêng hung hăng từ lúc còn nhỏ Tức chị, đem bầu cơm ra đập Giận em, đem bầu gạo ra đập

Tức mẹ, nó nhảy xuống suối [48/493]

Khi trưởng thành, Lêng trở thành một người dũng mãnh, xông xáo, bao giờ cũng là người đi tiên phong trong mọi công việc, luôn hành động vì danh dự, quyền lợi, khát vọng của cộng đồng. Lêng cũng là người có sức chịu đựng hơn người, chàng đã vượt qua nanh vuốt của các loài thú dữ, chết đi sống lại nhiều lần để đi xuống Phan cứu hồn Tiăng và rước hồn Tiăng trở về. Lêng đã cứu đói cho dân làng khi thiên tai đói kém xảy ra với bon Tiăng, Lêng là người đã dựng được cây nêu thần để cầu khấn thần linh... Từng hành động, từ bước đi của Lêng như là bước đi của thánh thần, của gió bão và của ngọn lửa đang rực cháy:

96

Lêng đi tạo ra luồng gió Lêng đi tạo ra luồng bão

Lêng đi tạo ra luồng lửa [48/647]

Lêng là người làm được những việc khác thường mà những việc ấy đối với người khác rất khó để thực hiện, như cùng một lúc Lêng đeo lên mình tất cả sáu chiếc chiêng, đánh thật nhẹ nhàng và uyển chuyển:

Lêng vừa đánh vừa đi quanh nhà Lêng vừa đi vừa đánh bảy vòng

Sau tám vòng Lêng bỏ chiêng xuống [47/125]

Cũng dàn chiêng ấy thì những người khác như Ndu, Mbông, Yơng, Kông, Tiăng Chỉ treo nhưng không đánh được, chỉ treo nhưng không cử động được.

Khi làm cây nêu, Lêng đã làm đƣợc cây nêu thần với những hoa văn rất sống động khiến cả cộng đồng phải thán phục

Lêng khắc hoa văn không sai tí nào Lêng khắc hoa văn không sai tí nào Vẽ hoa văn đẹp như nhạc rlét Khắc hình tôm thì tôm biết bò Khắc hình cua thì cua biết đi Khắc chim cu thì chim cu biết hót

Khắc hình người thì biết mở mắt biết nói [129/62]

Sức mạnh của Lêng không những làm cho con người phải kinh ngạc mà cả các vị thần cũng phải kiêng nể vì “Sức của Lêng mạnh hơn cả trăm người”.

Lêng là sự tổng hợp từ sức mạnh của nước và lửa để tạo nên sức mạnh thiên nhiên, sức mạnh thần thánh. Chàng là thủ lĩnh của cộng đồng, là người tiên phong trong mọi công việc cũng nhƣ trong chiến trận.

Nhƣ trên chúng tôi đã nói, trong sử thi M’nông, các nghệ nhân đã xây dựng đƣợc một loạt các nhân vật anh hùng mà ở đó họ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp nhất của cộng đồng. Các nghệ nhân đã sử dụng những công thức, những

“cấu kiện đúc sẵn” để xây dựng nên những nhân vật anh hùng chiến trận đẹp rực sáng về cả ngoại hình, phẩm chất và trí tuệ:

97

Hai bên tai họ đeo ngà voi

Nhìn họ giống như người giàu sang Bàn tay trái đều đeo nhẫn đồng Bàn tay phải đều đeo nhẫn bạc Họ chất luôn khối lửa trong người Khi cần lửa có sẵn trong người

Khi cần nước có sẵn trong người [129/73]

Và khi người anh hùng đã thực hiện việc gì thì họ quyết tâm thực hiện cho bằng được dù biết trước mắt là gian nan, nguy hiểm, có điềm báo điều chẳng lành, nhưng khi họ đã quyết tâm ra đi thì không bao giờ chịu lùi bước:

Từng đàn cọp đứng hai bên đường Từng đàn beo đứng hai bên đường Từng đàn gấu đứng hai bên đường Từng đàn dê đứng hai bên đường Những đàn rắn ngóc đầu doạ Lêng Những đàn trăn ngóc đầu doạ Lêng Con ba ba ngóc đầu doạ Lêng Lêng vẫn cứ đi

Dù có chết bỏ xác cũng đành Dù bị gió cuốn cũng chịu [48/669]

Lêng, Mbông là người tài giỏi, dũng cảm nhất trong cộng đồng. Tài năng, sức mạnh của Lêng, Mbông khiến cho phe đối lập phải dè chừng, kiêng nể:

Ta rất ngại em Lêng con Rung Ta rất ngại em Mbông con Tiăng Họ đốt nhà đốt sạch cả làng Họ ăn trâu ăn sạch cả chuồng Họ phá lúa không chừa hạt giống Họ phá rẫy không chừa bụi lúa Người trong làng họ chém giết sạch Đàn đầy tớ họ lùa đi sạch

98

Ta đừng chọc ong klŏ, ong klôr Ta đừng chọc con hổ đang gầm

Ta đừng bắt lươn thần đáy nước [124/738]

Nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu nhất của người anh hùng trong Ot Ndrong là sẵn sang chiến đấu với mọi thế lực trong mọi tình huống để bảo vệ sự bình yên và phát triển của cộng đồng. Trong hành động chiến trận, nhân vật anh hùng không phải lúc nào cũng chiến thắng mà trong từng giai đoạn nhất định họ cũng thất bại. Tuy thế, họ không bao giờ bỏ cuộc, buông xuôi hoặc khuất phục vĩnh viễn. Nhân vật anh hùng chiến trận trong sử thi M’nông là những người có sức mạnh và nghị lực phi thường, trong chiến đấu họ luôn là người đi đầu. Nói chung, người anh hùng trong sử thi M’nông luôn mang trong mình một khát khao khám phá và chinh phục, ngoài hành động chiến trận, nhân vật anh hùng còn tổ chức săn bắt, trao đổi, sản xuất, chế tác công cụ và phương tiện phục vụ cho quá trình mở mang lãnh thổ, chiếm đoạt thêm nhiều tài nguyên thiên nhiên khác.

Nhân vật anh hùng chiến trận trong Ot Ndrong đƣợc xây dựng thành kiểu nhân vật không biết khuất phục trước khó khăn hay hiểm nguy nào. Dường như càng gian khổ, càng hiểm nguy họ càng hứng thú đƣợc chinh phục. Họ luôn luôn hành động để đạt đƣợc mục đích chứ không trông chờ vào sự ban phát, những may mắn sẽ ngẫu nhiên đến với họ vì vậy mà chúng ta thấy người anh hùng trong sử thi M’nông luôn ở thế chủ động. Khi thì người anh hùng ra đi để giành lại cây đàn thần, ché voi trắng, bụi tre lồ ô; khi thì đi cướp chiêng cổ, cướp chăn lêng; khi thì lấy ống bạc tượng người, lấy ché rlung, lấy hoa bạc, hoa đồng…

Người anh hùng trong sử thi M’nông, ngoài sức mạnh và lòng dũng cảm, họ còn biết sáng tạo ra những phương tiện chiến đấu rất hiệu qủa như bễ thổi lửa, con thuyền biết bay, con diều thần kỳ, chài đá, chụp đồng… Bên cạnh đó họ lại có tài ăn nói, thuyết phục đƣợc cộng đồng và các bon làng khác liên kết với nhau thành lực lượng chiến đấu hùng mạnh. Đồng thời họ lại là những người có tài phép khác thường để chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất.

99

Ot Ndrong khắc hoạ lớp nhân vật anh hùng với tầm vóc thần kì nên chiến công, thành tích họ lập đƣợc đều là những kỳ công, vĩ tích. Đối thủ của họ có thể là người, có thể là quái vật nhưng nếu càng hùng mạnh, càng kỳ dị thì họ càng say mê chiến đấu và chiến thắng. Với chiếc khiên “mười người nhấc không nổi, trăm người xách không lên” trong tay, khi lâm trận, người anh hùng biến chúng thành vũ khí huyền thoại có khả năng biến đổi cả tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu so sánh về tầm vóc thì nhân vật anh hùng trong sử thi của các dân tộc khác trên thế giới có tầm vóc to lớn, kỳ vĩ hơn so với các nhân vật anh hùng trong sử thi M’nông. Những nhân vật anh hùng trong các tác phẩm sử thi tiêu biểu của thế giới như Hécto, Uylisơ, Asin, Rama… là những người anh hùng “thuần khiết”, đúng với ý nghĩa đầy đủ của từ này bởi họ luôn đƣợc đặt trong không gian của những cuộc chiến tranh. Đó là cuộc đối đầu giữa Asin với Hecto trên chiến trường thành Tơroa với đô thành bốc cháy, ngả nghiêng, hay trong Ramayana nổi bật lên hình ảnh hoàng tử Rama trong chiến trường ác liệt với cung tên, đất đá bay rào rào…Còn người anh hùng trong sử thi M’nông lại hoạt động chủ yếu trong không gian của cuộc sống đời thường, họ ít có dáng dấp của người anh hùng thuần khiết. Tầm vóc của họ thường là thấp bé trên chiến trường, hành động thì có phần giản đơn, thô sơ và nhiều khi họ không có khả năng quyết định thắng - bại mà phải dựa vào sức mạnh của thần linh, ma lai, bùa ngải. Người anh hùng chiến trận trong sử thi M’nông được các nghệ nhân xây dựng còn nhiều “khiếm khuyết”, ví dụ nhƣ khi miêu tả ngoại hình của Mbông:

Mbông đầu tóc bù xù

Đầu không gội trồng khoai cũng mọc Răng dơ bẩn trồng lúa cũng mọc

Gươm của Mbông không có vỏ [48/680]

………..

Đầu Mbông bẩn, trồng gừng cũng mọc Đầu Mbông bám đất trồng khoai cũng lên Răng Mbông dơ bẩn nhuộm không ăn

100

Trong chiến trận, người anh hùng trong sử thi M’nông cũng được miêu tả kém bay bổng và hoành tráng nhƣ trong sử thi cổ điển. Điều này đã đƣợc Trần Thị An đề cập đến khi viết bài giới thiệu về sử thi Rôch, Rông bắt hồn Lêng.

Theo Trần Thị An thì “Tính chất thô sơ đƣợc thể hiện man mác khắp tác phẩm sử thi này. Trước hết, có thể thấy, trong trận đánh giữa Yang và Yui, đại diện cho bon Tiăng và Tông, Siăng, Rôch, Rông cùng nhiều người khác của bon Briăng, các động tác mà các nhân vật anh hùng phô diễn sức mạnh của mình là

“vật”, “đè”, “ôm:, “đẩy tay”, “móc chân”, “lôi”, “ôm chặt”, “ôm dính”… Đoạn miêu tả này cho thấy trí tưởng tượng của nghệ nhân dân gian qủa là chưa được cất cánh. Khó có thể hình dung đây là sự phô diễn của các anh hùng đại diện cho hai bon làng hùng mạnh. Vũ khí mà họ sử dụng từ đầu đến cuối, ngoài lao, dao gươm (thực ra ít thấy họ sử dụng) còn có chài, đơm, các loại dây (rất hay đƣợc sử dụng và rất có hiệu qủa). Các loại vũ khí này xem ra còn khá thô sơ và việc “đơm” một người anh hùng như Yang không khác xa việc đơm một con cá. Người hát/kể vẫn mang những hiểu biết của mình trong đời sống hằng ngày thật thà kể lên trong bài hát/kể mà chƣa có gia công nghệ thuật bao nhiêu”[1/63].

Trong khi sử thi của các dân tộc khác nhƣ Hy Lạp, Ấn Độ, Êđê… thì nhân vật anh hùng đƣợc miêu tả với vẻ đẹp lộng lẫy, hoàn thiện và toàn bích hơn người anh hùng chiến trận trong sử thi M’nông. Khi miêu tả Đam Săn, người Êđê đã xây dựng đƣợc một nhân vật với vẻ đẹp rực sáng, lung linh: “Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoắc một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đam san hiện lên là một trang tù trưởng mới đang giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ. Sức của chàng ngang sức voi đực, hơi thở của chàng ầm ầm tựa sấm dậy. Chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc” [83/169]. Đăm San có dáng “đi khoan thai, hai tay đánh xa đến là đẹp.

Trên đường cái, chàng lướt như con rắn mây. Trong rừng cây, lúc chàng vọt cao, lúc chàng nhảy dài, trông cứ nhƣ con rắn roi đang quất tới”.

Một phần của tài liệu Hệ thống nhân vật trong sử thi m’nông và vấn đề thể loại (Trang 92 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(337 trang)